•••• Thực trạng diễn biến giá cả - lạm phát
Sau một thời gian dài trải qua lạm phát cao trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Từ năm 1992, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp trên dưới 10%, tăng trương GDP ở mức cao trên dưới 8%/năm. Nhưng năm 1999, nền kinh tế đột ngột chuyển sang giai đoạn thiểu phát với tỷ lệ lạm phát rất thấp, tăng trưởng chậm. Lạm phát năm 1999 là 0,1%. Từ xu hướng cần được chống lạm phát cao thì nền kinh tế Việt Nam lại đột ngột chuyển sang tình trạng cần phải chống thiểu phát (Hình 2.5).
Năm 2000, chỉ số giá liên tục giảm trong các tháng trong năm. Năm 2001, chỉ có 4 tháng giá tiêu dùng tăng (tháng 7, 9, 10, 12) và 8 tháng còn lại có chỉ số giá giảm hoặc không tăng.
Trong giai đoạn này, giá dầu thế giới mặc dù có biến động thất thường nhưng về căn bản là tăng mạnh do ảnh hưởng của cuộc chiến ở Trung Đông và khả năng Mỹ tấn công vào Iraq. Mặt khác giá một số hàng hóa khác như lương thực và một số nông sản như cà phê, cao su trên thị trường thế giới tăng tác động làm giá trong nước tăng theo. Do giá dầu thế giới tăng cao nên ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, vì vậy chỉ số giá tiêu dùng trong nước năm 2002 tăng lên. Năm 2003, giá xăng thế giới vẫn tiếp tục tăng do tác động của chiến tranh Iraq và tình hình chính trị trên thế giới nên làm biến động giá trong nước tăng lên.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 1999 2000 2001 2002 2003 -1 0 1 2 3 4 5 Tăng trưởng Lạm phát
Hình 2.5: Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1999-2003
•••• Một số nguyên nhân chính
Giai đoạn này do tác động của khủng hoảng Châu Á làm cho nền kinh tế lâm vào suy thoái cùng với thiểu phát toàn cầu. Theo một số nhà kinh tế, nguyên nhân tác động chính trong giai đoạn này (xem [11, tr. 106]) là:
Thứ nhất, nhằm mục đích cân đối ngân sách, khi tốc độ tăng thu ngân sách không duy trì được như những năm trước, Chính phủ buộc phải giảm chi tiêu nên góp phần gây ra tình trạng thiểu phát thời kỳ 1999-2003.
Nguyên nhân thứ hai là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và tình trạng giảm lạm phát toàn cầu, đồng thời với thâm hụt NSNN do tiếp tục cắt giảm chi tiêu.
Ngoài ra, kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá danh nghĩa thấp dẫn đến lạm phát thấp cũng là nguyên nhân tác động lên tình trạng thiểu phát giai đoạn này. CSTT không có nhiều tác động đến lạm phát trong thời kỳ này vì yếu kém của nền kinh tế và sự kém phát triển của hệ thống tài chính không thể hấp thụ vốn để chuyển hóa thành các mô tơ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, mặc dù tốc độ tăng cung tiền cao trong các năm 1999-2001 nhưng nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng thiểu phát.
Để đối phó với tình trạng thiểu phát những năm 2000, Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách kích cầu để ổn định nền kinh tế. Chính sách này cùng với chính sách tín dụng linh hoạt đối với những công trình đầu tư lớn của chính phủ đã kéo theo sự tăng giá vào năm 2002-2003.