Giai đoạn 1992-1998

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng diễn biến giá cả lạm phát của Việt Nam (Trang 61 - 63)

•••• Thực trạng diễn biến giá cả - lạm phát

Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn này tương đối tốt, tăng trưởng cao. Tự do hoá thương mại và nguồn vốn vào trong nước đã giúp tháo gỡ những vấn đề trong cán cân thanh toán và thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, nhà nước cũng áp dụng chính sách tài khoá và tiền tệ cẩn trọng hơn. Do những nỗ lực của Nhà nước, tình trạng thâm hụt ngân sách đã được thu hẹp lại và cuối cùng tạm dừng thâm hụt kể từ 1993.

Mặc dù toàn cảnh kinh tế Việt Nam thời kì này được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại một số nguy cơ tiểm ẩn của lạm phát. Trong khi xuất khẩu chỉ tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng chính thì nhu cầu nhập khẩu vẫn tăng. Việt Nam dần dần chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thị trường thế giới. Với chính sách tài khoá và tiền tệ chặt chẽ, Nhà nước đã phải chi trả những khoản chi phí nhiều hơn.

0 2 4 6 8 10 12 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 0 5 10 15 20 Tăng trưởng Lạm phát

Năm 1991-1992, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,5% (1991: 1,4%, 1992:1,5%). Bội chi NSNN trong những năm 1991-1992 là rất thấp, thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này và đây cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát (xem [22]). Đồng thời, Nhà nước tiến hành sử dụng nhiều nguồn lực không gây lạm phát đã phần nào hạn chế được những ảnh hưởng của tình trạng thâm hụt ngân sách lên tốc độ tăng trưởng cung tiền. Tất cả các biện pháp này đã giúp giảm lạm phát trong những năm tiếp theo. Tỉ lệ lạm phát chỉ còn có 12,7% năm 1995. Trong hai năm 1996 và 1997, lạm phát được ổn định ở mức thấp (1996: 4,5%; 1997: 3,6%). Sang năm 1998, tỷ lệ lạm phát lại tăng lên 9,2% do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á và chính sách phá giá đồng nội tệ của NHNN.

•••• Một số nguyên nhân chính

Từ năm 1992, NHNN Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ: tốc độ tăng tổng các phương tiện thanh toán (cung tiền M2) giảm nhanh chóng (từ 53,1% trong năm 1990 xuống còn 27,7% năm 1995) và chính sách lãi suất dương (lãi suất cho vay > lãi suất tiền gửi > tỷ lệ lạm phát) đã thực sự có hiệu lực. Thành công của kiểm soát lạm phát và thực hiện lãi suất dương từ năm 1992 là hệ quả của sự phối hợp đồng bộ không chỉ của chính sách tiền tệ và chính sách giá cả, mà cả chính sách tài khoá và đổi mới cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Từ năm 1992, Chính phủ đã chấm dứt hẳn việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách và thay thế bằng nguồn ODA, viện trợ không hoàn lại và một số ít bằng vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu kho bạc. Giai đoạn 1996-1999 đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường tài chính với sự ra đời của thị trường tín phiếu và thị trường ngoại hối – công cụ hữu hiệu của NHNN trong việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng thị trường và giảm dần giảm dần yếu tố hành chính trong việc xác định tỷ giá giao dịch trên thị trường. Bên cạnh đó bắt đầu từ năm

1997, NHNN đã điều chỉnh mức lãi suất trần đối với tất cả các loại cho vay cho phù hợp với chỉ số lạm phát của năm trước cũng như với tình hình thực tế của nền kinh tế và điều này khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Lãi suất của đồng nội tệ giảm khoảng 20% và đồng ngoại tệ giảm 10%. Các mức lãi suất cho vay đối với khu vực nông thôn và khu vực được ưu đãi cũng được điều chỉnh kịp thời nhằm thúc đẩy sản xuất. Lãi suất của các món nợ quá hạn cũng được điều chỉnh giảm một cách linh hoạt để giảm bớt gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp. Trong năm 1999, NHNN liên tục thực hiện năm lần điều chỉnh lãi suất, trong đó có bốn lần điều chỉnh lãi suất cho vay bằng nội tệ. Sự giảm mạnh lãi suất đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tăng khả năng vay vốn ngân hàng, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thực hiện mục tiêu kích cầu của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng diễn biến giá cả lạm phát của Việt Nam (Trang 61 - 63)