Tăng cường xã hội hoá giáo dục:

Một phần của tài liệu quá trình dạy học là các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục (Trang 61 - 62)

- Ưu điểm: Các trường đã thường xuyên bám sát nhiệm vụ của từng năm

3.2.4.Tăng cường xã hội hoá giáo dục:

c. Thực hiện đổi mới đánh giá:

3.2.4.Tăng cường xã hội hoá giáo dục:

Xã hội hoá giáo dục phải giúp cho mỗi người dân, tất cả các tổ chức và toàn thể xã hội thấy được việc học tập, học liên tục, học suốt đời là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người. Học để hiểu hơn, học để làm việc tốt hơn, học để chung sống với mọi người và học để xây dựng gia đình hạnh phúc, đất nước phồn vinh. Vì vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của mọi lực lượng xã hội, mọi người dân về vị trí giáo dục và công tác xã hội hoá giáo dục.

- Nhà trường và tổ chức xã hội:

+ Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Nhà trường cần chủ động tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể, chính quyền trên địa bàn giáo dục của mình để tạo nên một môi trường giáo dục thống nhất và lành mạnh. Nhờ sự tác động liên tục trên mọi lĩnh vực, ở mọi lúc mọi nơi của các lực lượng với cùng mục đích tạo nên hiệu quả giáo dục phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

+ Để thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, về sự phát triển và vị thế của nhà trường.

+ Qua các hoạt động tiếp xúc giao lưu với các tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng giúp các em trưởng thành nhanh chóng trong giao tiếp, quan hệ xã hội, sống hoà nhập với cộng đồng, tự tin, vững bước trong cuộc sống tương lai.

- Liên hệ với gia đình:

Để chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được đảm bảo, cần phải có mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh.

+ Với giáo viên chủ nhiệm lớp thông qua điện thoại, sổ liên lạc trao đổi với cha mẹ học sinh hoặc mời gặp gỡ trao đổi trực tiếp để hai bên thống nhất và có giải pháp với hiệu quả cao trong việc giáo dục hoàn thiện nhân cách học sinh.

+ Giáo viên bộ môn phải kiểm diện học sinh từng giờ dạy theo dõi kỷ luật trong giờ học, kết quả học tập của học sinh để cuối kỳ có quyết định việc được thi hay không được thi của từng môn học theo quy chế của ngành giáo dục.

+ Thu hút được đông đảo lực lượng quần chúng tham gia vào hội khuyến học và nâng cao hoạt động của tổ chức này từ cấp trường đến cấp thành phố.

Một phần của tài liệu quá trình dạy học là các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục (Trang 61 - 62)