MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU.

Một phần của tài liệu văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 95 - 97)

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính quyền cơ quan quản lý Nhà nước với mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở tất cả các cấp.

Theo quan điểm chỉ đạo của nghị quyết Trung Ương V ( khoá VIII ) các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể xác định vai trò, vị trí của Văn hoá, căn cứ vào nội dung xây dựng đời sống văn hoá để lồng ghép,bổ sung vào nội dung các phong trào do đơn vị phát động. Coi việc chỉ đạo, phát động, xây dựng phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " là một động lực, một nội dung của phong trào thi đua yêu nước.

2. Tuyên truyền thật sâu rộng nội dung nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khoá VIII ) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đi đôi với việc vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể và mỗi người

dân, trước hết trong các cấp uỷ Đảng, Đảng viên, cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ các đoàn thể quần chúng về tầm quan trọng, sự cần thiết cấp bách của sự nghiêp xây dựng, phát triển văn hoá trong thời kỳ mới.

Quán triệt thật sâu sắc quan điểm " Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội " để từ đó có quan điểm đúng đắn trong việc chỉ đạo phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " , tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển văn hoá Nghệ An tiên tiến, mang đậm bản sắc xứ Nghệ.

3. Có kế hoạch cụ thể để mở các lớp tập huấn, tổ chức các buổi toạ đàm, hội nghị, hội thảo khoa học về đề tài này, nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chỉ đạo và vận động xây dựng phong trào để đưa cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " phát triển đi vào chiều rộng lẫn chiều sâu và trở thành phong trào thi đua trong phạm vi cả tỉnh.

4. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " từ tỉnh đến cơ sở theo mô hình của ban chỉ đạo Trung ương. Bổ sung cán bộ thư ký bán chuyên trách về công tác xây dựng đời sống văn hoá ở các cấp, các ngành, các đoàn thể, để các bộ phận này đảm đương được nhiệm vụ được giao. Tăng cường sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các đoàn thể, nhằm để triển khai cuộc vận động tới tận cơ sở, có kế hoạch chỉ đạo sát hợp với từng địa phương, từng dân tộc .

5. Tăng cường tỷ trọng đầu tư từ ngân sách của tỉnh cho các hoạt động văn hoá tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Chủ động có kế hoạch khai thác nguồn đầu tư từ các chương trình có mục tiêu của các Bộ, ngành, các nguồn ngân sách tài trợ Trung ương và khai thác các nguồn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài để phát triển sự nghiệp văn hoá của tỉnh.

6. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá.

Thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá theo tinh thần nghị quyết 90 /CP và Nghị định 73 /CP của Chính phủ. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cần thiết cho nhân dân chủ động tự chăm lo tổ chức đúng định hướng các sinh hoạt văn hoá ở cơ sở theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trên cơ sở Nhà nước đầu tư hỗ trợ ban đầu và các địa phương huy động sức người sức của để xây dựng, phát triển và nâng cao đời sống văn hóa của địa phương mình.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội tham gia hoạt động xây dựng đời sống văn hoá.

- Hình thành các câu lạc bộ

- Có chính sách khen thưởng các tập thể, cá nhân hoạt động tích cực phục vụ đời sống văn hoá .

- Khuyến khích các địa phương đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở.

- Xây dựng quỹ văn hoá ở tỉnh để động viên, thúc đẩy phong trào.

- Có chính sách ưu đãi về văn hoá đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

7. Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát.

Ban chỉ đạo và chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể chọn điểm chỉ đạo phong trào, tăng cường kiểm tra, giám sát, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng điển hình, khắc phục yếu kém, uốn nắn lệch lạc để phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " phát triển vững chắc, đi nhanh vào cuộc sống.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, góp phần để các hoạt động văn hoá phát triển phong phú, đa dạng, lành mạnh, đúng hướng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, lập lại trật tự theo Nghị định 87/CP và xây dựng nếp sống văn minh theo chỉ thị 27/CT-TW.

Hàng năm, thực hiện kiểm tra chéo, đánh giá thực chất phong trào, kịp thời đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, có giải pháp tạo điều kiện để phong trào phát triển, xem xét việc bình chọn cá nhân, tập thể có thành tích để tuyên truyền, biểu dương kịp thời.

8. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.

Xây dựng các tiêu chuẩn xét thi đua khen thưởng và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh có các hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " ở các dịp sơ kết, tổng kết hàng năm và 5 năm. Bên cạnh danh hiệu thi đua chung , có danh hiệu thi đua cụ thể cho các phong trào như: người tốt việc tốt, gia đình văn hoá, làng - bản - khối phố văn hoá, khu dân cư tiên tiến xuất sắc, đơn vị văn hoá ...

Một phần của tài liệu văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w