Tăng cường xây dựng môi trường làng xã văn hoá

Một phần của tài liệu văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 71 - 73)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN

2. Tăng cường xây dựng môi trường làng xã văn hoá

Môi trường là khái niệm chỉ sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, có ảnh hưởng và tác động đến sự hình thành nhân cách của con người. Môi trường là nơi chứa đựng những giá trị văn hoá và diễn ra các giá trị văn hoá, các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con người. Xây dựng môi trường văn hoá đa dạng, phong phú , lành mạnh, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhu cầu học tập, hưởng thụ, tiếp nhận thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vui chơi giải trí của mọi người. . Chăm sóc môi trường thiên nhiên bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của cha ông, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng ( Khoá VIII) đã xác định xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.như sau:" Tạo ra ở các đơn vị cơ sở ( gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...), các vùng dân cư

( đô thị, nông thôn , miền núi) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân..."

Với khái niệm và nội dung các nhiệm vụ về môi trường văn hoá và xây dựng môi trường văn hoá như Hội nghị Trung ương V Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khoá VIII ) đề ra và các chỉ thị của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh

Nghệ An. Đối với các làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An cần tập trung những vấn đề sau đây.

Thứ nhất là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng trên cơ sở kế thừa truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của cha ông trước đây ở các làng xã. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục xã hội, giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình. Xã hội phải tôn trọng và nâng cao vị trí của người thầy giáo, cách cư xử đúng mực, phù hợp với đạo lý dân tộc. Bên cạnh, người thầy cũng phải tự mình rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mình.

Tăng cường giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ. Ở Nghệ An có bề dày về truyền thống văn hoá và cách mạng, nên việc giáo dục truyền thống, kết nối xưa gần lại nay cho các thế hệ, làm sống lại những sự kiện lịch sử, những chiến công lẫy lừng để cho tất cả những người đang sống có trách nhiệm hơn đối với quá khứ hào hùng của quê hương, của dân tộc. Muốn làm được điều đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cần phải có kế hoạch đầu tư , tôn tạo lại các di tích lịch sử, các nhà truyền thống v.v.

Thứ hai là xây dựng môi trường thẩm mỹ cho cán bộ và nhân dân. Cụ thể cần có kế hoạch và biện pháp để xây dựng con người Nghệ An nói chung không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, có khả năng khám phá và sáng tạo cái đẹp. Nuôi dưỡng, bồi đắp cho họ về cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo cán bộ, nhân dân tiếp cận ngày càng nhiều các tác phẩm, các công trình nghệ thuật của cả nước và quốc tế. Giáo dục nếp sống lành mạnh, phong cách ứng xử có văn hoá cho mọi người. Kế thừa truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục, ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm văn hoá có nội dung độc hại.

Thứ ba là xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá. Làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An đã tồn tại lâu đời trong lịch sử. Nó được coi là một đơn vị hành chính, một đơn vị kinh tế và là một cơ sở văn hoá . Trong một chừng mực nào đó, làng ở đây đã quy định cuộc sống ,về cách thức, phương thức làm ăn và cách ứng xử của mỗi người dân sống trong làng. Trong điều kiện cụ thể, làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An tạo cho người dân ở đây một môi trường kinh tế, xã hội và tinh thần khá đầy đủ nên họ có thể dựa vào làng mà sống cả cuộc đời . Vì vậy việc xây dựng từ gia đình đến làng xã văn hoá là hết sức quan trọng.

Muốn thực hiện được những mục tiêu xây dựng môi trường văn hoá , các cấp các ngành cần tăng cường mở cuộc vận động thi đua yêu nước, gắn với phong trào đó là phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ". Khuyến khích những nhân tố tích cực, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Thông qua các phong trào người tốt việc tốt, uống nước nhớ nguồn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá nhằm tạo thành sức mạnh đoàn kết của quần chúng nhân dân ở khắp mọi vùng quê, chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống mới.

Một phần của tài liệu văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w