NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN

Một phần của tài liệu văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 67 - 68)

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ BỨC TRANH VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN

2. Những đặc trưng cơ bản của bức tranh văn hoá làng.

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN

VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN NGHỆ AN

I. TIỂU DẪN

Ngày nay, nền văn hoá đa dạng của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng đang đứng trước nguy cơ mai một, bị đồng hoá, đánh mất những giá trị đích thực của mình. Sự hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế, sự trao đổi văn hoá, du lịch thúc đẩy các nước xích lại gần nhau, mở ra chân trời mới về văn hoá . Con người là tài nguyên của quốc gia nằm trong bản sắc văn hoá của dân tộc. Đánh mất bản sắc văn hoá là đánh mất luôn cả nguồn lực con người. Văn hoá của một dân tộc là khuôn viên, là bộ mặt của dân tộc đó. Nói cách khác sức sống của dân tộc được biểu hiện qua trình độ và phát triển của văn hoá, qua bản sắc của văn hoá. Bản sắc văn hoá là "căn cước" để nhận diện giữa các dân tộc; Là căn cứ để khẳng định bản lĩnh của dân tộc. Vì vậy để mất bản sắc văn hoá là để mất bản lĩnh dân tộc, để mất đi tính dân tộc; là dân tộc đó tự đánh mất mình. Do đó giữ gìn bản sắc văn hoá là giữ gìn sự sống còn của dân tộc. Nhất là trong thời kỳ mở cửa hiện nay để hội nhập với văn hoá bên ngoài, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc có tầm quan trọng quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước.

Nước ta hiện nay, bản sắc văn hoá đang được bảo lưu ở các vùng, miền với những giá trị đích thực của nó. Nhiều giá trị tinh thần, truyền thống trong quan hệ gia đình, làng xóm, thầy trò ... đang được khôi phục, các di sản văn hoá vật chất đang được nhà nước và nhân dân chú trọng tu bổ, tôn tạo. Nhiều hình thức hoạt động văn hoá đa dạng, phong phú, sinh động đang thu hút và đáp ứng được phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Nhưng cùng lúc mặt trái của kinh tế thị trường với khunh hướng "thương mại hoá", với sự xáo trộn về bậc thang giá trị, với sự phục hồi của các hủ tục ... cũng đang tác động ráo riết. Vì vậy việc lựa chọn những giá trị văn hoá dân tộc để gìn giữ trở thành một nguyên tắc rất quan trọng.Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không ngừng đưa nền văn hoá nước nhà phát triển ngày càng tiến

bộ, văn minh, Đảng ta đã có nghị quyết TW lần thứ 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Một yếu tố căn bản của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đó là văn hoá gia đình, văn hoá làng . Vì văn hoá gia đình văn hoá làng Việt Nam đã tạo nên văn hoá dân tộc Việt Nam.

Trải qua hàng nghìn năm khai thiên lập địa để tạo nên các làng xã có cuộc sống sầm uất, trù phú, cư dân ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An đã sáng tạo, xây dựng nên ở mỗi làng xã nơi sinh sống một nền văn hoá cộng đồng vừa phong phú vừa đậm nét sắc thái địa phương và cùng tạo nên những bản sắc văn hoá xứ Nghệ bao đời nay. Truyền thống văn hoá tốt đẹp của các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An là di sản văn hoá quý báu của xứ Nghệ và của cả dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hoá, di sản quý báu nói trên là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng trong thời kỳ mới. Với chủ trương lấy nông dân làm địa bàn trọng điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay của Đảng, thì môi trường văn hoá xã hội làng xã là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w