Thẩm định rủi ro ( thực hiện: phòng QLRR, phòng ĐTDA)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 46 - 50)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT

2.2.2.2.Thẩm định rủi ro ( thực hiện: phòng QLRR, phòng ĐTDA)

- Đánh giá tính phù hợp đối với các quy định có liên quan của pháp luật và hướng dẫn thực hiện của NHNT.

- Kiểm tra sự phù hợp đối với chính sách quản lí rủi ro hiện hành của NHNT.

- Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các loại giấy tờ phải xuất trình( bản gốc hay bản sao) theo quy định và tính phù hợp giữa các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ.

- Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng

Về nguyên tắc cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng được thực hiện ít nhất một năm một lần đối với tất cả các khách hàng là doang nghiệp.

Căn cứ các thông tin nêu tại báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin khác mà CBRR thu thập được, CBRR chịu trách nhiệm cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo quy định hiện hành của NHNT.

Quá trình phân tích xem xét cho điểm tín dụng và phân loại doanh nghiệp chính là quá trình thẩm định chi tiết các rủi ro liên quan đến tình hình tài chính, tình hình phi tài chính và rủi ro ngành nghề/ mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở quan trọng để tham khảo trước khi quyết định có thể chấp thuận cáp tín dụng hay không, vì vậy CBRR phải thực hiện nghiêm ngặt các bước đánh giá theo quy định.

Các bước xếp loại doang nghiệp: Việc xếp loại doanh nghiệp được tiến hành theo 4 bước:

+ Xác định ngành nghề/ lĩnh vực: Ngân hàng Ngoại Thương áp dụng chấm điểm khác nhau cho 4 loại ngành/ lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Nông, lâm, ngư nghiệp; thương mại và dịch vụ; xây dựng; sản xuất. Việc phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực/ ngành dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 40% doanh thu trở lên.

+ Chấm điểm quy mô: Chấm điểm quy mô doanh nghuệp là để xác định loại doang nghiệp: lớn, trung bình hay nhỏ. Sau đó kết hợp với lĩnh vực/

ngành nghề đã xác định, tiến hành chám điểm tài chính và các tiêu chí khác. Quy mô được xác định trên cơ sở cho điểm độc lập 4 tiêu chí: Vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách.

Tổng số điểm của 4 tiêu chí này được phân loại như sau: Tổng điểm Quy mô

Nhỏ hơn 30 Nhỏ

Từ 30 đến 69 Trung bình Từ 70 đến 100 Lớn

+ Chấm điểm tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính: Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/ lĩnh vực của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sử dụng sử dụng các bảng chấm điểm tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính ( như chấm điểm dòng tiền, chấm điểm chất lượng quản lí, chấm điểm uy tín trong chất lượng giao dịch, chấm điểm các yếu tố bên ngoài, chấm điểm các yếu tố khác + Tổng hợp và phân loại: Điểm tổng hợp dùng để phân loại doanh nghiệp là tổng số điểm tài chính và các yếu tố khác, có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm tóan hay không. Sau khi cộng tổng điểm của doanh nghiệp,ngân hàng Ngoại Thương xếp loại doanh nghiệp thành 10 loại, có mức độ rủi ro từ thấp đến cao là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Việc phân loại khách hàng được căn cứ theo bảng dưới đây:

Loại Số điểm đạt được

AAA 92,4 – 100 AA 84,8 – 92,3 A 77,2 – 84,7 BBB 69,6 – 77,1 BB 62,0 – 69,5 B 54,4 – 61,9

CCC 46,8 – 54,3 CC 39,2 – 46,7 CC 39,2 – 46,7 C 31,6 – 39,1 D < 31,6 - Thẩm định rủi ro cụ thể

+ Đối với đề xuất xác định GHTD: CBRR thực hiện xác định GHTD đối với khách hàng, hướng dẫn hiện hành của NHNT đối với việc xác định GHTD, đặc thù rủi ro riêng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh.

+ Đối với đề xuất cấp tín dụng: CBRR thực hiện thẩm định cấp tín dụng dựa trên các cơ sở: các loại rủi ro chung liên quan đến khách hàng, các loại rủi ro riêng liên quan đến khoản tín dụng đang đề cập, các loại rủi ro khác… - Lập báo cáo thẩm định rủi ro:

+ Kết quả thẩm định rủi ro phải được thể hiện bởi một báo cáo thẩm định rủi ro/ hoặc một báo cáo thẩm định dự án theo mẫu quy định.

+ Báo cáo thẩm định phải được thể hiện mạch lạc rõ ràng và phản ánh trung thực các thông tin thu thập tổng hợp được.

+ Báo cáo thẩm định phải phân tích đánh giá kỹ từng yếu tố có thể gây tác động rủi ro đối với khoản tín dụng đang đề cập với thái độ khách quan. + Tại phần kết luận, báo cáo phải ghi rõ:

Đối với xác định GHTD: Đồng ý hay không đồng ý xác định giới hạn tín dụng với khách hàng; tổng mức GHTD được xác định với khách hàng; GHTD đối với từng loại sản phẩm tín dụng cụ thể; các điều kiện sử dụng GHTD được áp dụng….

Đối với cấp tín dụng: Đồng ý hay không đồng ý với cấp tín dụng; hình thức cấp tín dụng; mức cấp tín dụng cụ thể; hình thức bảo đảm tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng, phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay.

+ Trường hợp CBRR không nhất trí hoặc nhất trí không hoàn toàn với các nội dung do phòng QHKH đề xuất tại Báo cáo đề xuất tín dụng, CBRR phải nêu rõ lý do và quan điểm của mình, bao gồm cả việc dề xuất các biện phát xử lý tiếp theo.

+ Sau khi hoàn tất các thẩm định rủi ro, CBRR ký và trình tiếp Trưởng/phó phòng QLRR kiểm tra lại nội dung trên Báo cáo thẩm định và có ý kiến đánh giá triêng của bản thân tại phần cuối của Báo cáo thẩm định theo một số nội dung sau:

Có nhất trí với các ý kiến đánh giá và kết luận của CBRR?

Trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do căncứ và ý kiến kết luận riêng của bản thân đồng thời đề xuất biện pháp xử lý tiếp theo.

+ Sau khi Báo cáo thẩm định rủi do đã được Trưởng/phó phòn QLRR ký kiểm soát, CBRR có trách nhiệm thông tin tại CBKH về kết quả thẩm định rủi do đồng thời chịu trách nhiệm chuẩn bị bộ hồ sơ đề xuất tín dụng đầy đủ trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với việc lập Báo cáo thẩm đinh dự án tại các chi nhánh có riêng phòng ĐTDA: phòng ĐTDA chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định dự án theo các quy định đối với phòng QLRR như đã nêu trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 46 - 50)