ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NĂM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 79 - 80)

- Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro (Thực hiện: P.QHKH, P.QLRR, P.QLN)

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NĂM

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NĂM

GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NĂM TỚI.

* Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu, các khách hàng có tiềm năng về tài chính, có tài sản thế chấp ở các vùng lân cận không có chi nhánh VCB, đối tượng được vay theo hình thức HĐTD hạn mức.

* Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

* Tăng cường tiếp cận các đơn vị họat động sản xuất trực tiếp, các đơn vị làm hàng xuất khẩu, các đại lý ( đặc biệt là các đại lý độc quyền ) của các hãng có tên tuổi của nước ngoài…

* Rà soát lại các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, ổn định để tăng tối đa dư nợ đối với đối với những đơn vị này mà vẫn bảo đăm hạn chế rủi ro đồng thời hạn chế mức tín dụng, dư nợ với các đơn vị có vay nợ quá hạn, kinh doanh không có hoặc có hiệu quả thấp. Tích cức tìm kiếm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính tốt, kinh doanh có hiệu quả để đầu tư vốn lưu động. Tăng cường cho vay các đơn vị làm hàng xuất khẩu, tăng cường nguồn thu ngpại tệ cho Sở giao dich bằng cách áp dụng cho vay ứng trứơc.

* Trong năm tới, SGD sẽ tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng khác để cho vay đồng tài trợ.

* Tăng cường triển khai các biên pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có lợi thế, phát huy phong cách phục vụ chuyên nghiệp đối với các khach hàng để tăng dư nợ nhưng vẫn đảm

bảo phương châm An toàn-Hiệu quả. Nhằm thực hiện được điều này, trong thời gian tới SGD phải tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với khách hàng trong đó bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các Công ty mới được cổ phần hóa và đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng là các Công ty TNHH làm ăn có hiệu quả.

* Xây dựng đươc chuẩn mực đánh giá cá để phân loại cho điểm khách hàng trong tình hình thức tế hiên nay. Định giá tái sản đảm bảo khi vượt mức 1,5 lần theo khung giá của UBND Thành phố cần phải họp hội đồng càng sớm càng tốt nếu kéo dài khách hàng sẽ tìm ngân hàng khác vay.

* Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và tích cực đi tiếp cận khách hàng để nắm bắt các nhu cầu và thu thập các thông tin nhằm đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng đồng thời đưa ra các kiến nghị đề nghị tăng dư nợ và hạn chế rủi ro.

* Phối hợp tốt giữ các phòng, đặc biệt là giữa Phòng Quan hệ Khách hàng và phòng ĐTDA. Cần phân tích rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng và phối hợp linh hoạt, phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận thì mới đạt được mục tiêu đề ra. Quy trình tín dụng 90 nhằm tăng cươngd quản lý rủi ro, nhưng cần khắc phục tính chậm trễ do phải trải qua nhiều bộ phận thì mới đạt được kết quả như mong muốn.

* SGD tiếp tục thực hiện các biện pháp tận thu các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR còn khả năng thu hồi. Năm 2007, SGD dự kiến thu hồi số nợ là khoảng 28.900 triệu đồng và 1,639 nghìn USD. Trong đó, một số Công ty đã có cam kết và phương án trả nợ gốc cho NHNT Việt Nam trong năm 2007. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 79 - 80)