Nâng cao chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 52 - 53)

Trước hết cần thấy rằng đối tượng vay vốn của NHCSXH Hà Nội hiện nay là những người nghèo, nên không thể lường trước được mọi rủi ro. Với hộ nghèo chỉ cần gặp một cơn bão là họ có thể mất sạch, do đó tuy số vốn vay không lớn nhưng khi mất thì tỷ lệ mất lại rất cao. NHCSXH cần chấp nhận thực tế khách quan đó. NHCSXH Hà Nội phải hạn chế tối đa những mất mát do các nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh đó NHCSXH Hà Nội phải trung thực công khai về chất lượng hoạt động của Ngân hàng không được dấu diếm chạy theo thành tích. Các NHTM khi mất khoản này thì có thể tìm khoản khác để bù vào, lấy lãi bù lỗ. Nhưng với NHCSXH lãi được hạch toán riêng còn lỗ thì dứt khoát không thể che dấu được. Ngoài việc thực hiện các chỉ tiêu về nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, NHCSXH Hà Nội cũng nên nghiên cứu sử dụng thêm các chỉ tiêu khác phản ánh sát hơn tình hình nợ quá hạn. nếu lấy số nợ quá hạn thực tế để chia cho toàn bộ dư nợ, trong khi Ngân hàng đang có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao thì tỷ lệ đó rất thấp. Điều đó dễ làm Ngân hàng chủ quan.

Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ: tăng cường công tác thẩm định kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và đối chiếu nợ vay với khách hàng; tuân thủ quy trình thẩm định xét duyệt cho vay, hồ sơ cho vay theo đúng thể lệ chế độ tín dụng; gắn công tác cho vay với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của Thành phố như: chương trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn; hỗ trợ 8 xã nghèo huyện Sóc Sơn; chương trình khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; tổ chức thực hiện và quản lý công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính; an toàn tài sản và ngân quỹ tại nơi giao dịch và trên đường vận chuyển giải ngân, thu nợ…

Giải pháp tiếp theo là để chủ động hạn chế phát sinh nợ quá hạn Ngân hàng cần phải kiểm tra thường xuyên, liên tục; kiểm tra từ hộ cho vay đến hội, đoàn thể, đến huyện, xã. Bên cạnh đó phải mở rộng cửa đón các cơ quan có trách nhiệm đến kiểm tra; đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia kiểm tra hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w