Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 42)

2.2.4.2.1 Hạn chế:

Công tác cho vay vốn đối với hộ nghèo tại các quận nội thành do mới được triển khai thực hiện nên còn nhiều hạn chế trong khâu phối hợp với chính quyền cơ sở cũng như hướng dẫn nghiệp vụ cho các Hội đoàn thể và người vay vốn (từ việc tổ chức họp thành lập tổ đến việc hoàn thiện hồ sơ xin vay vốn…).

Hiệu quả của công tác tín dụng chưa thực sự cao, vẫn tồn tại nhiều món vay nhỏ, lẻ, giàn trải (1 - 2 triệu/người vay) chưa thu hút được nhiều hộ nghèo và làm giảm hiệu quả của đồng vốn tín dụng ưu đãi.

Vốn tín dụng ưu đãi tuy đã tăng trưởng ở mức cao trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn có hiệu quả của hộ nghèo; còn tình trạng dàn trải, mang tính “cào bằng”; mức cho vay thực tế bình quân đối với các hộ nghèo còn thấp; một bộ phận chưa tiếp cận với vốn vay này

Cơ chế cho vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn còn một số bất cập về hồ sơ thủ tục vay vốn, quy trình xét duyệt cho vay, thời hạn cho vay, bảo đảm tiền vay.

Ở những nơi có điều kiện khó khăn vẫn còn nhiều hộ dân chưa được thống kê là hộ nghèo hoặc thuộc diện chính sách nên chưa được vay vốn; làm cho hoạt động xoá đói giảm nghèo của ngân hàng chưa được công khai hoá một cách rộng rãi để nhân dân và các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát.

2.2.4.2.2 Nguyên nhân:

* Do bản thân NHCSXH Hà Nội:

Do mới thành lập, đi vào hoạt động nên khó khăn lớn nhất hiện nay của ngân hàng là cơ sở vật chất kỹ thuật, trụ sở và phương tiện làm việc; hầu hết trụ sở giao dịch của ngân hàng và các PGD quận, huyện đang phải đi thuê của nhà dân nên không ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hoạt động ngân hàng, chi phí thuê cao..; phương tiện vận chuyển tiền đi giải ngân thiếu thốn (đặc biệt tại những nơi có địa bàn hoạt động tương đối rộng lớn như tại Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì), thu nợ, thực hiện Tổ giao dịch lưu động xã, phường đang còn phải đi thuê, mượn nên còn bị động trong việc triển khai nhiệm vụ

Lãi suất cho vay thiếu linh hoạt, ngân hàng áp dụng một mức lãi suất chung cho mọi đối tượng hộ nghèo.

Cơ chế tài chính của NHCSXH tuy đã được bổ sung sửa đổi nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp với hoạt động của một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận.

Cơ chế huy động vốn trên địa bàn Hà Nội còn nhiều hạn chế so với các Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng khác vì vậy còn hạn chế trong việc huy động vốn trong thị trường để có được nguồn vốn ổn định hơn.

Kinh tế hộ ở vùng có điều kiện khó khăn phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo ở một số nơi còn tiềm ẩn; dẫn đến việc triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở một số ngành và địa phương còn chậm.

Chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng ở những nơi có điều kiện khó khăn tăng khá lớn so với các nơi khác; chính sách của Nhà nước chưa khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng ở các nơi này; các yếu tố của thị trường tín dụng còn hạn chế dẫn đến dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, tính cạnh tranh thấp.

Đối với các khoản vay trung và dài hạn khả năng trả nợ của người vay là thấp vào giữa thời hạn vay và tính mùa vụ.

* Do các tổ chức chính trị - xã hội:

Một số cán bộ xã, phường và cán bộ Hội đoàn thể chưa mạnh dạn trong khâu xét duyệt cho vay, sợ vốn cho vay không có khả năng thu hồi nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tín dụng.

Hoạt động của Tổ TK&VV còn mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả. Qua kiểm tra giám sát của BĐD HĐQT Thành phố và các quận, huyện vừa qua cho thấy còn một số tồn tại trong công tác cho vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn Hà Nội đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác tín dụng như: Một số Tổ trưởng Tổ TK&VV, chủ dự án thu thêm phí của người vay; thu nợ, thu lãi không nộp kịp thời vào ngân hàng; việc ghi chép, lưu trữ sổ sách chứng từ của Tổ không đúng theo quy định; có hiện tượng một người làm Tổ trưởng của nhiều Tổ, hiện tượng vay ké, vay hộ, một hộ vay nhiều suất hoặc đứng tên vay cho hộ khác…

Cho vay hộ nghèo gặp nhiều rủi ro do tác động của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có tính khách quan. Một số năm gần đây trên địa bàn Hà Nội có nhiều biến động về khí hậu thời tiết, dịch bệnh… làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, từ đó tác động mạnh đến việc vay vốn, sử dụng vốn và khả năng trả nợ vay Ngân hàng của các đối tượng chính sách.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXHVN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHCSXH Hà Nội.

Giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo, ngoài việc tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, NHCSXH Hà Nội còn phải thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao theo Nghị quyết số 06/2006/NQ – CP ngày 4/5/2006.

Cụ thể năm 2007, NHCSXH Hà Nội phấn đấu đạt chỉ tiêu về nguồn vốn 2800 tỷ đồng tăng 43% so với năm 2006, dư nợ 521,1 tỷ đồng 26,7% so với năm 2006. Trong đó:

*Cho vay hộ nghèo: 342 tỷ đồng, tăng 25,7%

*Cho vay giải quyết việc làm: 138 tỷ đồng, tăng 19%

*Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: 8 tỷ đồng, tăng 14,3% *Cho vay xuất khẩu lao động: 0,5 tỷ đồng, tăng 66,7%

*Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: 18,6%, tăng 24% *Cho vay NS & VSMTNT: 14 tỷ đồng

tỷ lệ thu nợ đạt 99 – 100% kế hoạch, tỷ lệ nợ quá hạn đạt dưới 1%, tỷ lệ kiểm tra đạt 100% số Tổ TK&VV, dự án và đối chiếu tối thiểu 50% số hộ vay. Về các chính sách đối với người lao động mục tiêu: Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, ngày càng nâng cao đời sống vật chất; tinh thần cho người lao động.

Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo cho vay vùng khó khăn, khắc phục được những khó khăn trước mắt, cũng như lâu dài thì mới đáp ứng nhu cầu tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH Hà Nội cần phải có nguồn vốn lớn với lãi suất phù hợp khi nguồn lực Nhà nước có hạn. Do vây, chúng ta cần có định hướng, chiến lược đồng bộ mang tính lâu dài và bền vững. Cụ thể như:

Thứ nhất: 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tất cả hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn cách thức sử dụng vốn sản xuất, chuyển mạnh sang đầu tư theo các

chương trình dự án, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống

Thứ hai: Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định, mở rộng phương thức đầu tư uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, không chỉ cho vay hộ nghèo, cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn mà mở rộng uỷ thác tới các chương trình tín dụng khác mà người thụ hưởng là cá nhân, hộ kinh tế gia đình khó khăn trên địa bàn xã, huyện.

Thứ ba: Có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao động thấp, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham ô, phấn đấu giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng

* Thực hiện định hướng trên, kế hoạch hoạt động được xác định như sau: Một là: Xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn 5, 10, 20 năm: Việc tạo lập nguồn vốn, sử dụng vốn, phấn đấu mỗi năm góp phần giảm được bao nhiêu % hộ nghèo? tạo được bao nhiêu việc làm? hỗ trợ bao nhiêu cho doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn? Phương hướng đào tạo nâng cao trình độ nhân lực đổi mới công nghệ và các dịch vụ, định hướng về tự chủ tài chính.. để thích ứng với tình hình mới. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn của NHCSXH Hà Nội phải khoa học, cụ thể, có tính thuyết phục cao, là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để kêu gọi và thuyết phục các nhà tài trợ trong và ngoài nước đầu tư vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua kênh tín dụng của NHCSXH.

Hai là: Hàng năm ngoài việc xin cấp vốn điều lệ và các nguồn khác có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước cần tranh thủ khai thác các nguồn vốn ổn định, bền vững như: vay vốn ODA; phát hành trái phiếu Chính phủ; công trái xoá đói giảm

nghèo với thời hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm..; đặc biệt là trái phiếu dài hạn 5, 10, 15, 20 năm; trình Chính phủ cho phéo được huy động tiền gửi 2% đối với tất cả các đối tượng có hưởng lợi trong thanh toán. Coi đây là sự đóng góp của các tổ chức này vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Ba là : Khi gia nhập WTO thì các tổ chức, cá nhân, thương gia nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ…sẽ đến và có quan hệ với Việt Nam nhiều hơn. Vì vậy, công tác tuyên truyền đóng một vai trò quan trọng, các bài viết Tiếng Việt cần biên dịch ra các thứ tiếng nước ngoài, nêu tổng quát về chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo như: những thành quả đạt được về mặt kinh tế, chính trị - xã hội, định hướng hoạt động trong tương lai của NHCSXH để các tổ chức; thương gia; cá nhân; tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước hiểu rõ về công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nói chung và hoạt động của NHCSXH Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ làm công tác quan hệ quốc tế chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, hiểu được tập quán văn hoá, kinh doanh quốc tế. Việc tiếp cận trực tiếp và thuyết phục các nhà tài trợ quốc tế như: WB, IMF, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp, thương gia với tiềm lực tài chính mạnh có thể tạo ra nguồn vốn ổn định không lãi, hoặc lãi suất thấp một cách thuận lợi hơn.

Bốn là: Tham gia thị trường liên ngân hàng để tránh lãng phí vốn, tận dụng, sử dụng tối đa nguồn vốn nhằm tăng thu nhập, giảm chi phí cấp bù cho Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và triển khai các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH.

Năm là : Triển khai các sản phẩm, dịch vụ như: thanh toán chuyển tiền điện tử, thu hộ, chi hộ bảo hiểm, mobile Banking… từ đó có thể tăng thêm nguồn vốn huy động nhàn rỗi của các tổ chức chính trị - xã hội, Kho bạc Nhà nước, bảo

hiểm, dân cư. Đồng thời tăng thêm nguồn thu, từng bước nâng cao tính tự chủ tài chính cho NHCSXH Hà Nội.

Sáu là: Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính. Đến năm 2010, các chi phí quản lý ngành (trừ chi phí lãi suất huy động) được thực hiện trên cơ sở nguồn thu lãi cho vay cà các dịch vụ ngân hàng, giảm cấp bù cho Ngân sách Nhà nước Bảy là: Xây dựng và thực hiện chương trình tin học hiện đại để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và điều hành tác nghiệp của Ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành gọn nhẹ, bỏ cầu cấp trung gian, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm từ cơ sở.

Thật vậy, với lộ trình cổ phần hoá các NHTM như hiện nay sẽ có rất nhiều ảnh hưởng, tác động đến nguồn vốn và hoạt động của NHCSXH. Chính vì vậy, NHCSXH cần có định hướng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của NHCSXH.

3.2 Giải pháp phát triển cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội.

Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO - một tổ chức thương mại đa phương lớn nhất hiện nay. Nguyên tắc của tổ chức này là thương mại bình đẳng. Khi tham gia tổ chức này, các nước phải giảm hoặc bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan khác; đồng thời bãi bỏ các phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; bãi bỏ các khoản trợ cấp của Ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp. Nếu nước nào chấp nhận vô điều kiện các quy định của WTO thì được gia nhập mà không cần đàm phán. Việt Nam phải đàm phán vì chúng ta là một nước nghèo, đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người chỉ có 500 đến 600 USD/năm. Do đó, chúng ta phải đàm phán để xin được hưởng ngay mọi quyền lợi của một thành viên, nhưng được thực hiện nghĩa vụ từng phần và có lộ trình. Có những hình

thức hỗ trợ không những không bị cấm trong WTO mà thậm chí còn được khuyến khích, đó là hỗ trợ cho người nghèo, vùng nghèo. Giải quyết vấn đề nghèo đói và các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân đang trở thành những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên Thế giới. Trong thực tế, giảm nghèo chỉ được thực hiện từng bước, từ ngưỡng này đến ngưỡng khác, cao hơn không bao giời đến tận cùng và vì thế nhiệm vụ của NHCSXH còn rất nặng nề và lâu dài. Chính vì vậy, việc đề ra các giải pháp phát triển tín dụng đặc biệt là tín dụng đối với hộ nghèo đang là mục tiêu trước mắt và lâu dài của NHCSXH Hà Nội. Dưới đây là những giải pháp mang tính chiến lược và lâu dài:

3.2.1. Tăng cường tạo lập nguồn vốn cho NHCSXH Hà Nội

Hiện nay, việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ, huy động vốn trên thị trường đã và đang cạnh tranh rất khốc liệt. Các NHTM đua nhau đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao lãi suất huy động kết hợp với các hình thức khuyến mại để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng mình. Cũng chính vì vậy, việc thu huy động vốn của NHCSX Hà Nội cũng gặp khó khăn hơn do có sự chênh lệch và khác biêt về lãi suất, hình thức huy động, màng lưới, cán bộ, trình độ công nghệ, tay nghề,..

Hơn nữa, việc cổ phần hoá các NHTM phải hoàn thành vào năm 2008 sẽ có tác động không nhỏ đến nguồn vốn của NHCSXH. Vì hiện nay theo quy định của Chính phủ, các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước. Khi cổ phần hoá, các tổ chức này sẽ không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Nghị định 78/2002/NĐ – CP đây là một khó khăn đối với NHCSXH.

Mặt khác mô hình hoạt động của NHCSXH là: Nhà nước dành ra một khoản tiền cho người dân vay để xoá đói giảm nghèo, số tiền này được thu hồi và quay vòng tiếp. Để thực hiện được công việc đó, Nhà nước phải chi thêm hai khoản:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w