0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tác động của yếu tố kỳ ảo lên thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930- 1945 (Trang 66 -71 )

Văn xuôi kỳ ảo lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 chịu sự chi phối của yếu tố

kỳảo trong việc xây dựng nhân vật. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 hết sức phong phú và đa dạng. Đó là thế giới của tiên thần, ma quỷ, con người khác thường… cùng

đan xen tạo nên bức tranh đa diện nhiều màu sắc về cuộc sống. Bên cạnh kiểu nhân vật truyền thống, trong các tác phẩm kỳảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 với sự tham gia của yếu tố kỳ ảo vào cấu trúc tác phẩm đã tạo nên nhiều kiểu nhân vật mới lạ. Trong văn xuôi kỳ ảo, việc xây dựng thế giới nhân vật kỳ ảo gắn liền với mục đích phản ánh đa chiều, sinh động của cuộc sống hiện đại ở nhiều góc cạnh khác nhau. Mỗi loại hình nhân vật luôn tồn tại trong nó quan điểm riêng của nhà văn về sự lý giải cắt nghĩa bản chất của con người. Nhân

vật kỳảo chính là đơn vị nghệ thuật có tính ước lệ thẩm mĩ cao trong thế giới nghệ

thuật tác phẩm. Thế giới nhân vật trong các tác phẩm kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 rất phong phú gồm nhiều loại hình nhân vật: thần tiên, ma quỷ, linh hồn, con người dị thường (là con người có những đặc

điểm khác người: hình dạng, lối sống, khả năng…), con người bình thường… Trong bài viết này, chúng tôi giới hạn khảo sát ở những nhân vật kỳ ảo để thấy rõ đặc trưng của loại hình nhân vật này. Đó chủ yếu là những nhân vật: ma quỷ, linh hồn, con người dị thường.

Nghiên cứu các tác phẩm kỳ ảo kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi nhận thấy loại nhân vật ma – linh hồn người chết hiện có mặt hầu khắp trong các truyện kỳ ảo. Có thể kể đến một số tác phẩm:

Làng, Am culy xe (Thanh Tịnh); Chiu Sương, Mt trn bão cui năm (Bùi Hiển);

Thn h, Ai hát gia rng khuya (Đái Đức Tuấn), Người con gái tnh Bc (Phạm Cao Củng)… Nhân vật ma – người chết hiện về xuất hiện nhiều trong các sáng tác của văn xuôi kỳ ảo lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 bởi theo quan niệm của người phương Đông: con người có hai phần hồn phách và xác, khi chết đi hồn phách rời khỏi xác, phách sẽ mất đi còn hồn biến thành ma. Ma là linh hồn của người chết, là một thực thể tinh thần tồn tại lẩn khuất nhưng rất gần với con người. Ma thường quay trở về cuộc sống ở chốn trần gian bởi những ràng buộc, níu kéo từ

cuộc sống người. Hoặc là những oan hồn do còn duyên nợ nơi trần gian hoặc chưa thỏa nguyện ước trong lúc còn sống, nên vẫn vương vấn đi lại với cõi trần.

Nhân vật ma trong truyện Am culy xe (Thanh Tịnh) hiện về là để trả nợ cuộc

đời, để làm nốt phần việc dang dỡ trên cõi dương trần. Lúc còn sống ông lão mù ngày ngày kéo xe miệt mài đón khách mưu sinh. Khi chết đi, linh hồn cứ ngỡ mình

đang mang trên vai gánh nặng áo cơm. Vì thế, đêm nào cũng vậy linh hồn ông vẫn hiện lên kéo chiếc xe tay đi tìm khách. Những nhân vật ma trong Làng (Thanh Tịnh), Mt trn bão cui năm, Chiu sương (Bùi Hiển) vì miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình, họđã bỏ mạng nơi biển khơi mênh mông sâu thẳm. Để rồi khi chìm vào đại dương bao la, họ lại dồn hết sinh lực để hồn mình được gặp người

thân lần cuối để nói lời chào vĩnh biệt: “Anh em gởi lời chào bà con cả. Anh em ở

xa ghé về thăm nhà một tí, giừ đi đây” (Mt trn bão cui năm). Có lẽ, vì thế mà những truyện ma này gây xúc động mạnh trong lòng người đọc và từđó nỗi ám ảnh lại được nhân lên.

Bóng ma Ấm Đái (Đới roi – Nguyễn Tuân) đánh trống chầu trên mái lầu kỹ

viện vào những đêm khuya, hay bóng ma anh em Lưu Trọng Việt (Ai hát gia rng khuya – Đái Đức Tuấn) hiện ra múa võ diễu oai trong những ngày mưa giông là hiện thân của những bóng ma tài tử. Họ trở về giữa cõi trần thế bởi với mong ước

được thỏa nguyện cái thú thanh cao, tao nhã mà họ thường đeo đuổi lúc còn sống. Những bóng ma, oan hồn: Peng Slao (Thn h), Oanh Cơ (Ai hát ga rng khuya), Ngọc Bách (Người con gái tnh Bc), Hoàng Lan Hương (Tri B Tùng Linh), Sao (Lan rng) … đều là các ma nữ. Họ trở về cõi sống với mục đích được làm bạn hay gặp gỡ, chuyện trò, ân ái với các chàng trai do có tiên duyên. Các ma nữ thường hiện ra hết sức xinh đẹp, quyến rũ như những trang tuyệt thế giai nhân. Trong tình yêu họ luôn chủ động, rất cuồng nhiệt và cũng rất hy sinh, chung thủy. Vì thế, sự hiện diện của họ chính là ước mơ được hưởng trọn vẹn tình yêu và hạnh phúc lứa đôi trong cuộc sống trần tục, là tiếng nói đấu tranh về quyền bình đẳng tự

do của người phụ nữ.

Để khắc họa hình tượng một cách rõ nét, sinh động và ấn tượng, các nhà văn thường chú trọng miêu tả những chi tiết đặc sắc gây ám ảnh tinh thần người đọc. Đó là những chi tiết đặc tả về ngoại hình mang đặc trưng riêng của nhân vật ma:

Nhân vật Peng Slao: “Thiếu nữ đi như không bước, thế mà nàng tiến lại mé

đông người. Môi nàng đỏ thắm như hoa, cười một nụ cười say đắm. Hàm răng ai trắng nõn như ngà. Trong bầu không khí ảm đạm mịt mờ, đôi con mắt đen sáng như

gương, dưới vành lông mày dài, vành cong bán nguyệt, chiếu ra một luồng quang tuyến kỳ dị. Cũng là con mắt loài người sao đôi mắt nhi nữ kia quá sắc sảo, lạnh lùng như vậy? Trông vào nó, như chạm phải một lưỡi dao mài sắc ngọt, nhưđương

đứng trong bóng tối mà ngẩng nhìn một tia chớp chói lọi, xanh trong” (Thn h

Hoàng Lan Hương:“Bàn tay “nàng ta” trắng nuột, nhỏ và dẻo một cách lạ,

đang nhẹ nhàng cầm giữ đầu ngón một lá cỏ dài và mập như một chiếc lá lan. Nước da trên mặt, cũng trắng nuột – một màu trắng đẹp tưởng chưa từng thấy bao giờ. Khuôn mặt thanh tú ở giữa những đường cong nét uốn hòa đối và mỹ lệ lạ

thường. Tất cả người “nàng ta” đều có một vẻ đẹp khác thường, một vẻ đẹp quá chừng như không thể nào có được” (Tri B Tùng Linh – Thế Lữ)…

Tất cả đều mang dáng vẻ mong manh hư ảo như sương khói. Một vẻ đẹp quyến rũ nhưng lạnh lùng, bí hiểm làm ghê rợn lòng người.

Bên cạnh nhân vật ma quỷ, các truyện kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 còn là thế giới của những con người dị thường.

Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng kỳảo của các nhà văn lãng mạn tạo ra dựa trên sự “nhiễu nhại” hình ảnh của chính con người. Xây dựng hình tượng nhân vật dị

thường cho phép nhà văn nhìn nhận và đánh giá con người từ chiều ngược lại. Trong truyện kỳảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, nhân vật con người dị thường chính là ẩn dụ các mặt đối lập: thiện ác, đẹp – xấu, ánh sáng – bóng tối, nhân tính – dục vọng.

Nhân vật Bát phẩm Lê (Ba rượu máu – Nguyễn Tuân) là nhân vật có khả

năng dị thường: chém đầu người (tử tù) theo lối treo ngành. Qua hình tượng nhân vật này, cái trò quái ác, vô lương tâm của một thời đại được nhà văn Nguyễn Tuân vẽ lên bằng một giọng văn sắc lạnh đến ghê người.

Nhân vật Ấm Đái (Đới roi), Bố Ô (Rượu bnh) cũng là những nhân vật có lối sống dị thường, khác lạ. Ấm Đái: sống nghèo “mà hay khái lắm đấy nhé”… chết

để khỏi phải “buộc một quả chì vào đời người ta để rồi mà chịu ơn đời đời”. Cái dị

thường khác lạ của Ấm Đái lại chính là lối sống cao đẹp của một tài tử: chết trong sạch, thanh cao không muốn làm phiền lụy đến người khác. Dị nhân Bố Ô: “Mặt Bố

Ô bị rượu chuốt theo hình một cái hủ – cái cằm dài ra đúng đường lượn của cái hũ

– bụng chửa uốn lên như dáng chóe và hai cái chân thời thật là một đôi nậm: bắp dùi thu ngắn và bạnh phồng lên, ống chân thì thót ngỗng dài mãi ra”. Nhưng chính

cái dị thường khác lạ của Bố Ô lại tạo nên một cốt cách ngông nghênh, khinh bạc

đầy nghĩa khí giữa cuộc đời.

Tuyết trong Câu chuyn mơ trong gic mng (Nhất Linh) luôn nghĩ và mơ

thấy kiếp trước của mình chính là bông hoa nhài. Tuyết tự nhận: “em cho rằng đời em với bông hoa nhài có liên lạc với nhau”, “hoa nhài là bông hoa đĩ, vì hoa chỉ nở

ban đêm, thế mà đời em – em nói ra cũng không hổ thẹn – là đời một cô gái giang hồ…” [33]. Số phận và cuộc đời kỳ lạ của Tuyết đã đem đến cho người đọc những ray rứt, dằn vặt không nguôi về nhân cách và nhân phẩm của con người.

Thanh trong Người đẹp phương Đông (Hoàng Trọng Miên) là nhân vật dị

thường trong cách sống. Thanh yêu “một thiếu nữ trẻđẹp chừng hai nghìn tuổi, mà Thanh vẽ rồi yêu, tan ra vì khoái lạc trong lúc Thanh âu yếm. Vì thế mà Thanh trở

nên điên” [18]. Với kiểu nhân vật dị thường khác lạ này, Hoàng Trọng Miên đã khám phá con người ở bình diện mới- cõi miền vô thức. Trong cõi miền ấy, những ham muốn, dục vọng của con người được hiện rõ.

Để thấy hết những nét độc đáo trong xây dựng thế giới nhân vật của văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 chúng tôi xin được nhắc lại lời của nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử: “Văn học phản ánh cuộc sống trong tính tổng thể, trong khả năng biến đổi thường xuyên, vận động không ngừng, trong bản chất tinh thần phong phú đầy bất ngờ, bí ẩn thì tư duy mơ hồ tỏ ra thích hợp và chính xác hơn tư duy xác định. Và hình tượng ước lệ, không giống lại có khả năng thể

hiện rõ nét hơn, sâu sắc hơn hình ảnh như thật”. Truyện kỳ ảo của dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam đã sáng tạo ra một thế giới nhân vật kỳ ảo có giá trị nghệ thuật lớn. Thế giới nhân vật ấy không phải là một phương tiện nghệ thuật gây sốc mà trở

thành một biểu tượng nhiều tầng ý nghĩa trong cuộc sống. Nó không tách rời ra ngoài quỹ đạo của cuộc sống mà là sự hiện diện trong chính cuộc đời và trong mỗi con người. Muôn dạng khuôn mặt kỳảo chính là muôn dạng khuôn mặt người trong cuộc sống thực tại, khám phá mỗi nhân vật kỳảo là khám phá chiều sâu tâm tưởng trong mỗi con người. Từđó có thể khẳng định, chính nhờ yếu tố kỳảo mà văn học

giai đoạn này đã dựng lên một thế giới nhân vật không hề trộn lẫn, có sức hấp dẫn ma lực với mọi đối tượng độc giả yêu thích truyện kỳảo.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930- 1945 (Trang 66 -71 )

×