Tác động của yếu tố kỳ ảo lên cốt truyện

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt nam giai đoạn 1930- 1945 (Trang 62 - 66)

Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thểđược tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức của tác phẩm văn học. Cốt truyện là kết quả của sáng tạo nghệ thuật, là tiền đề hình thành nên thế giới sinh động trong tác phẩm tự sự của nhà văn. Để cho tác phẩm có thêm phần mới lạ, hấp dẫn các tác giả thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai

đoạn 1930 – 1945 đã gia vị yếu tố kỳ ảo vào cốt truyện để tạo sức hút đối với độc giả. Nghiên cứu cốt truyện của các tác phẩm kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi nhận thấy yếu tố kỳảo đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức cốt truyện. Nhìn chung, yếu tố kỳ ảo có mối quan hệ

với cốt truyện như sau:

Yếu tố kỳ ảo đóng vai trò song hành cùng cốt truyện. Ví dụ một số truyện:

Rng khuya (Lan Khai), Ba rượu máu, Đới roi, Rượu bnh, Tâm s nước độc

(Nguyễn Tuân)... Ở loại truyện này, yếu tố kỳ ảo được tác giả lồng ghép vào cốt truyện một cách có ý thức, tạo nên một kiểu thêm thắt, gia giảm, một kiểu đan lồng giữa cái thực và cái ảo. Sự có mặt của yếu tố kỳ ảo không phải để kỳ ảo hóa cốt truyện mà là để tôn tạo và soi sáng hiện thực. Góp phần làm cho tác phẩm có dáng vẻ mới lạ và hấp dẫn hơn.

Tác phẩm Rng khuya (Lan Khai) kể về mối tình trong trắng, tươi đẹp của

đôi trai gái Dua Phăn và Mai Kham. Khi tình yêu bị chia cắt, cả hai cùng tự sát để

bảo vệ tình yêu và lời thề thủy chung. Và, từ đó: “trong rừng khuya người ta bắt

đầu nghe có tiếng chim ai oán gọi đàn (…) người ta bảo đó là oan hồn của đôi tình nhân xấu số đã hóa đôi chim để nghìn muôn năm ca khúc hận tình dưới trời đêm lạnh” [59, tr.58]. Yếu tố kỳ ảo xuất hiện ở phần kết của câu truyện tạo nên nhiều ẩn nghĩa cho tác phẩm. Tuy nhiên nếu chúng ta gạt bỏ yếu tố kỳảo thì cốt truyện cũng không hề thay đổi.

Tác phẩm Ba rượu máu (Nguyễn Tuân), có cốt truyện kể về buổi hành quyết tử tù theo lối “chém treo ngành” của đao phủ Bát Phẩm Lê cho quan Đổng lý quân vụ và quan công sứ Nam kì xem. Trước khi quan công sứ Nam kì ra về, bỗng: “…một trận lốc xoáy rất mạnh (…) xoắn giật, hút cát bụi lên, xoay vòng quanh

đám tử thi, và đuổi theo các quan ra về.” [68, tr.84]. Yếu tố kỳ ảo trở như một thứ

gia vị để làm sáng rõ hơn hành động phi nhân tính của xã hội đương thời. Đồng thời, thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng.

Trong tác phẩm Đới roi (Nguyễn Tuân), yếu tố kỳ ảo cũng xuất hiện ở cuối tác phẩm. Nhân vật Ấm Đái sau khi treo cổ chết đã trở thành: “một ông mãnh rất thiêng thường hiện ra để quấy những nhà chủ cô đào ở Khâm Thiên dám vô lễ với vong hồn mình vẫn oán kết gần quanh kỹ viện. Nhiều nhà hát, những đêm không có khách, đã khóa trái cửa gác rồi mà cứ vẫn nghe tiếng đánh trống trên đầu. Cúng thì lại hết” [68, tr.291]. Nếu bỏ phần hậu kết, truyện ngắn Đới roi của Nguyễn Tuân vẫn nguyên giá trị của một khúc ca về nhân cách sống cao đẹp của con người. Tuy nhiên, sự góp mặt của yếu tố kỳảo ở phần hậu kết sẽ tạo nên một dư vang sâu đậm và ám ảnh người đọc về tiết khí khẳng khái của một con người tài tử.

Ngoài các truyện kể trên, phần lớn các tác phẩm kỳảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có cốt truyện gắn bó mật thiết, hữu cơ

với yếu tố kỳ ảo. Nghĩa là yếu tố kỳ ảo là một thành tố quan trọng tạo nên ý nghĩa của cốt truyện. Nếu gạt bỏ yếu tố kỳ ảo, tác phẩm sẽ bị tổn hại, hoặc không có giá trị. Trong loại truyện này, yếu tố kỳảo có tác dụng tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn mọi sự chú ý về nó buộc người đọc phải suy ngẫm, lý giải.

Trong các tác phẩm Người đàn bà trong trng, Người bn k d, Trăng xanh huyn hoc (Hoàng Trọng Miên); Ai hát gia rng khuya, Thn h (Đái

Đức Tuấn); Chiu sương, Mt trn bão cui năm (Bùi Hiển); Ngm ngi tìm trm

(Thanh Tịnh); Trên đỉnh non Tn, Lon âm, Xác ngc lam (Nguyễn Tuân)… yếu tố kỳ ảo đóng vai trò sự kiện bước ngoặt, vai trò đơn vị vận động đẩy cốt truyện phát triển. Nếu gạt bỏ yếu tố kỳ ảo ra khỏi cốt truyện thì tác phẩm sẽ trở nên đơn

điệu vô nghĩa. Trong các tác phẩm này, hầu hết yếu tố kỳ ảo là những câu chuyện truyền thuyết về ma (ma trành, ma xó, ma hổ, ma thuyền chài…) hoặc là những quan niệm về thần linh trong tín ngưỡng dân gian đóng vai trò hạt nhân cơ bản của cốt truyện để mọi sự kiện và nhận vật khác phát triển xoay quanh nó. Và thường cốt truyện cũng không phát triển theo trật tự tuyến tính mà theo những dòng kể mang

tính hồi tưởng. Chính sự tác động của yếu tố kỳ ảo lên cốt truyện đã phá vỡ trật tự

thời gian và góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện nội dung của tác phẩm.

Ở một số truyện kỳ ảo mang hơi hướng truyện trinh thám, kinh dị của phương Tây: Vàng và máu, Mt đêm trăng, Ma xung thang gác, Tiếng hú ban

đêm, Mt chuyn ghê gm, Mt truyn không nên đọc lúc giao tha… (Thế Lữ), yếu tố kỳ ảo có tác dụng tạo kịch tính và tăng sức hấp dẫn cho cốt truyện. Ở loại truyện này, sự có mặt của yếu tố kỳ ảo thường xuất hiện ở phần thắt nút đẩy kịch tính truyện lên đến đỉnh điểm. Đến phần mở nút, yếu tố kỳ ảo được giải mã và thông thường là theo cách giải thích của tư duy khoa học biện chứng. Ví dụ, trong truyện Vàng và máu (Thế Lữ) có sử dụng huyền thoại thần giữ củađể làm nền cho câu chuyện vị quan châu Nga Lộc đi tìm kho báu trong hang Văn Dú. Nhưng cuối cùng, khi câu chuyện kết thúc, người đọc mới hiểu rằng không có huyền thoại nào ở đây cả. Những kẻ đi tìm vàng không phải chết vì lời nguyền nào hết mà chết vì trúng phải thuốc độc tẩm trên các viên đá trong đường vào hang. Và ai tìm được bí mật đó thì chiếm giữđược kho báu. Yếu tố kỳảo, lạ thường ở đây có tác dụng tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho cốt truyện, khi bí ẩn được giải đáp thì sự kỳảo cũng không còn nữa.

Các tác phẩm: Ông rn (Đỗ Huy Nhiệm); Quyến rũ, Hoàng Kim c, Đi tiêu dao, Trên bng lai, Mt tri, Người con gái thn rn (Cung Khanh); Đàn b câu trng (Hoàng Trọng Miên)… mang dáng dấp như những câu chuyện cổ tích. Vì thế, yếu tố kỳ ảo đóng vai trò là trung tâm cấu trúc chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện. Yếu tố kỳ ảo trở thành cách nhìn con người, cuộc đời khách quan, chân xác, không che lấp hiện thực.

Bên cạnh đó, đặt yếu tố kỳảo bên cạnh những câu chuyện đời thường đã làm cho cốt truyện trở nên vừa hư vừa thực vừa lung linh huyền ảo vừa gia tăng tính triết lý sâu sắc. Truyện Tri B Tùng Linh (Thế Lữ); Lan rng, Câu chuyn mơ

trong gic mng, Bóng người trong sương mù (Nhất Linh); Làng, Tình trong câu

hát (Thanh Tịnh)… là những ví dụ cụ thể. Tri B Tùng Linh (Thế Lữ), là một câu chuyện tình lãng mạn, say đắm giữa Tuấn và Hoàng Lan Hương. Song, truyện được

huyền hoặc hóa, thi vị hóa bởi những chi tiết mang màu sắc kỳ ảo: Hoàng Lan Hương (tên như một thần hoa) hiện đến vào lúc giữa đêm, sớm ngày lại đi mất, mỗi sáng ra đi để lại một bông hoàng lan trên gối và cuối cùng để lại trước khi vĩnh biệt một đôi hài thêu (là một gói cánh hoa và cỏ tóc tiên)… Tác phẩm Lan rng (Nhất Linh), sự xuất hiện và biến mất một cách kỳ lạ của Sao cũng đã làm cho câu chuyện tình lãng mạn, dạt dào yêu thương giữa Quang và Sao trở nên huyền bí và đầy mộng tưởng. Hay, tiếng hát và hình ảnh cô lái thuyền “thấp thoáng trong chiều sương trông như bóng nhạn” (Tình trong câu hát – Thanh Tịnh) trên dòng sông cũng là sự kết hợp của hai miền mơ và thực. Chính sự đan cài khéo léo ấy đã làm cho tác phẩm trở nên lung linh thơ mộng và giàu ý nghĩa hơn.

Như vậy, yếu tố kỳ ảo góp một phần không nhỏ vào việc tạo dựng sự mới lạ

và sức hấp dẫn của cốt truyện. Đọc các tác phẩm kỳ ảo của văn học giai đoạn này, ta thấy ảo xen thực, thực hòa vào ảo, ảo và thực đan bện vào nhau nhiều khi không thể phân tách rõ ràng. Đó chính là cách làm nhoè ranh giới giữa hiện thực nhưng lại cho ta một cảm giác rất thật về cuộc sống. Bởi cuộc sống có những điều không phải lúc nào cũng lý giải được, và sự phi lý là một mặt không thể thiếu được của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt nam giai đoạn 1930- 1945 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)