Các hình ảnh

Một phần của tài liệu "Người yêu dấu" của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại (Trang 38 - 50)

Trong huyền thoại, các cổ mẫu như lửa, nước luôn mang một ý nghĩa biểu

trưng đặc biệt. Xuất hiện trong xã hội nguyên thủy và cho đến tận ngày nay, lửa và

nước luôn được xem là hai yếu tố quan trọng giúp tổ chức và duy trì cuộc sống của

nhân loại, nhưng đồng thời đây cũng là hai mối họa lớn đe dọa sự diệt vong của con người. Sinh và diệt luôn là hai tầng nghĩa song song tồn tại trong cùng một bản

nguyên nước, lửa. Và bên trong hai lớp ý nghĩa cơ bản này sẽ là sự phân hóa thành những nét nghĩa nhỏ khác nhau tùy vào hoàn cảnh mà chúng xuất hiện. Ngoài hai cổ mẫu trên, huyền thoại còn luôn dung chứa trong nó vô số những hình ảnh cũng như motif cổ mẫu khác và khi “đi vào” Người yêu du, bên cạnh ý nghĩa gốc, các cổ mẫu còn được bổ sung những nét nghĩa mới và luôn vận động theo sự phát triển của mạch truyện.

Lửa: vốn là hình ảnh gắn liền với sự sống của con người từ thời kì khởi

thủy, tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh. “Con người là lửa, qui luật của nó cũng như qui luật của tất cả các dạng lửa, là tiêu tan (vỏ của nó) và thống hợp với nguồn mà từđó nó đã tách ra” [08, tr. 545]. Có thể nói lửa là một trong những cổ

mẫu mang ý nghĩa biểu đạt năng động nhất, luôn biến đổi không ngừng tương tự như sự chuyển động linh hoạt (và cũng tiềm ẩn biết bao nguy hiểm) của hình ảnh mà ta thường thấy về ngọn lửa. Theo giáo thuyết của đạo Hindu, ứng với các dạng thế giới: trần gian, trung gian và trời lần lượt là lửa thông thường, sét và mặt trời (Agni, Indra và Surya). Ngoài những dạng trên còn có hai dạng lửa khác là lửa xuyên thấu hoặc lửa hấp thụ (Vaishvanara) và lửa hủy diệt (một dạng khác của

Agni). Theo Tđin biu tượng văn hóa thế gii, lửa mang ý nghĩa biểu trưng như

là sự tẩy uế và tái sinh, là tri thức xuyên suốt, là sự giác ngộ và sự hủy bỏ cái vỏ

bọc ngoài. Chỉ qua màn lửa, con người mới rũ bỏ được trạng thái cũ, biến đổi thành

con người mới, trạng thái mới. Ngoài ra, trong các lễ hỏa táng người chết, lửa còn

mang ý nghĩa là phương tiện vận chuyển, là sứ giả của hai thế giới: thế giới người sống và thế giới người chết, giữa hai cõi âm – dương. Người nguyên thủy xưa kia lấy lửa bằng hành động cọ xát “lui – tới” đã tạo thêm cho cổ mẫu lửa nét nghĩa gắn

liền với hành động tính giao, với dục tính. Mỗi dân tộc trên thế giới có một ý niệm khác nhau về lửa. Với người Aztèque, lửa là động cơ của sự tái sinh theo chu kì.

Với người Bambara, lửa âm ti thể hiện sự khôn ngoan của con người, lửa trời thể

hiện sự khôn ngoan của thần thánh. Giáo phái Mật Tông của Tây Tạng đã đặt lửa

ứng với trái tim, vị trí trung tâm trong cơ thể người. Theo Kinh Dịch, lửa ứng với

phương Nam, màu đỏ, mùa hè và trái tim. Ngày nay, hình ảnh bánh xe bùng cháy

của Thần học là một trong những biểu tượng phúng dụ về lửa thường gặp...

Đến với Người yêu du, người đọc cảm nhận khá rõ chủ ý của tác giả trong việc kế thừa và sáng tạo ý nghĩa của những cổ mẫu huyền thoại, trong việc tạo mối dây liên hệ giữa chúng một cách khéo léo. Nếu như xưa kia, trong thần thoại Hi Lạp, thời khắc mà Prometheus – vị thần dũng cảm lấy cắp lửa của Zeus, Đấng tối cao – trao cho loài người thì cũng chính từ giây phút ấy, lửa luôn song hành và giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong của nhân loại. Trong tác phẩm, cổ mẫu lửa xuất hiện khi Sixo (một trong “năm người đàn ông của Sweet Home”) chết

vì bị thiêu sống, mẹ Sethe cũng vậy và hàng triệu nô lệ khác cũng kết thúc đời mình trong sức nóng khủng khiếp của ngọn lửa. Trong trường hợp này, lửa gắn với hình

ảnh giàn hỏa thiêu, với nghi lễ hiến tế và mang ý nghĩa đốt cháy và thiêu hủy. Thế nhưng ẩn sau lớp nghĩa bề mặt dễ dàng nhận diện này, lửa hỏa thiêu trong

Người yêu du còn bổ sung cho lớp nghĩa đầu tiên một nét nghĩa trái ngược với nó, đó chính là lửa tái sinh. Thiêu sống Sixo, chính ngọn lửa ấy đã “tái sinh nhận thức” cho những người nô lệ khi họ ở trong hoàn cảnh gông cùm như anh, làm thức dậy trong họ ý thức về bản ngã, về giá trị của bản thân và thấm thía sự tủi nhục mà họ đang cố sức chịu đựng. Sixo ra đi khi ngọn lửa căm hờn đang bùng cháy, anh ra đi trong sự kinh ngạc của kẻ thù trước thái độ ngạo nghễ của một gã nô lệ dù biết rằng tử thần đang đứng trước mặt. Và sau này sự can đảm phi thường của anh chính là điều khiến mọi người vô cùng cảm phục, và họ ao ước được như vậy.

Cổ mẫu lửa trong tác phẩm có mối liên hệ nội tại với các cổ mẫu khác, với

ánh mặt trời chói chang trong những buổi lễ giảng kinh Phúc Âm của Baby Suggs

tại bãi Clearing, với trái tim ấm áp yêu thương và đầy nhiệt huyết của Vị Thánh sống này. Không phải ngẫu nhiên mà Baby Suggs lại tập hợp và “thanh tẩy” tâm hồn mọi người chỉ trong những buổi chiều đầy nắng. Tượng trưng cho sự sống, sự

tẩy rửa, sự hồi sinh, ánh mặt trời kết hợp với những lời huấn thị của “tôn giáo của

Baby Suggs” đã tạo nên hiệu quả đặc biệt trong việc khơi dậy những tình cảm bấy lâu ngủ quên trong mỗi người dân Negro: đó là ý thức tự trân trọng bản thân và trân trọng quá khứ của dân tộc. Trong chừng mực nào đó, đây cũng là một dạng biểu hiện của lửa tái sinh. Bên cạnh ánh nắng mặt trời, lửa còn tạo nên sự liên tưởng đến

sắc đỏ - nỗi ám ảnh gắn liền với cái chết trong kí ức của những người Negro.

Tồn tại trong Người yêu du, lửa còn gắn liền với bản nguyên đối kháng với nó là nước, đồng thời lửa và nước cũng chính là hai thành phần không thể thiếu

của motif hiến tế - tái sinh, trọng tâm của tác phẩm – vấn đề sẽ được bàn kĩ trong những chương sau.

Nước: Trong Người yêu du, cổ mẫu nước được chuyển hóa thành nhiều dạng thức mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó là nguồn nước Sethe lao đến để gột

sạch nhựa cúc La Mã khi vừa thoát khỏi Sweet Home. Nước chính là dòng sông

tái sinh một cuộc đời mới cho cô. Hình ảnh con sông ngăn cách hai bên bờ Ohio cũng là một biến thể của nước mang ý nghĩa đặc biệt trong tác phẩm. Người nữ nô lệ bé nhỏ lênh đênh giữa bốn bề sông nước với đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn, hình ảnh ấy cho ta cảm nhận rõ hơn bao giờ hết ranh giới mong manh giữa sinh và diệt, giữa sự sống và cái chết. Sông chở che nhưng sông cũng bất định bởi dòng chuyển lưu không ngừng của nó. Sethe qua được bên kia sông cũng đồng nghĩa với việc dòng sông có ơn tái sinh vì đã che chở hai mẹ con cô thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù, thế nhưng chuyện một cô gái nô lệ bị nhấn chìm giữa mênh mông sông nước trên đường trốn chạy cũng không phải là một điều hiếm gặp trong xã hội Mỹ từ những năm đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX. Một lần nữa, với Người yêu du, Toni Morrison khiến cho chúng ta - những con người hiện đại – không thể phủ nhận mối quan hệ bền chặt giữa sự tồn vong của nhân loại và tầm ảnh hưởng to lớn của Bà mẹ tự nhiên. Đó là một sự thật như bao đời vẫn vậy. Từ xa xưa, nguồn gốc của loài người đã gắn liền với hình ảnh con sông. Có câu chuyện thần thoại kể rằng, con người đầu tiên của thế gian là con của vị thần Sông Inachs. Dòng sông đã sinh ra và nuôi sống con người bằng chính lớp phù sa màu mỡ của mình. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, loài người men theo triền sông mà sinh cơ lập nghiệp “như con cái sống dựa vào cha mẹ”. Trên đường trốn chạy, Sethe sinh Denver cũng trên một dòng sông dưới sự giúp đỡ của Amy Denver – cô gái da trắng mười tám tuổi. Cũng tại dòng sông ấy, tình cờ chị gặp ông lão Stamp Paid, người đã giúp chị đoàn tụ với gia đình, đưa chị từ “cõi chết” Sweet Home đến với mảnh đất của sự sống là Cincinnati. Với Sethe, sông là nơi chở che mẹ con chị khỏi sự truy đuổi của kẻ thù, với Denver, sông cũng chính là cội nguồn, gốc rễ…

Bên cạnh hình ảnh dòng sông, cổ mẫu nước còn xuất hiện với tần số dày đặc

dưới nhiều hình thức khác. Có một chi tiết khá thú vị được xây dựng và lặp lại đầy chủ ý là điều đầu tiên khi mọi người, cả Baby Suggs, Sethe Suggs lẫn Paul D hay bất kì người nô lệ nào khác (kể cả Beloved – com ma trẻ con) khi vừa đặt chân đến Cincinnati là cần một cốc nước, để “lắng dịu” những chấn thương tinh thần đang tồn tại và để họ bình tĩnh hơn đón nhận cuộc sống mới. Không biết do tình cờ hay

chủ ý từ trước mà thành phố Cincinnati, nơi mọi người chọn để làm lại cuộc đời, lại là một vùng đất được bao quanh bởi sông ngòi và hệ thống cống rãnh dày đặc.

Trong những chuỗi ngày gian khổ của đoàn tù nhân nô lệ trên đường di chuyển,

nước giúp họ tỉnh táo hơn để nghĩ về kế hoạch đào thoát. Không những vậy, nước là

tác nhân hữu hiệu khiến cho Sethe hồi tỉnh sau chuyến vượt sông và trở nên dễ coi hơn khi gặp các con sau quãng thời gian dài xa cách. Nước còn giúp Baby Suggs tẩy

sạch dấu vết tội ác lưu lại trên người chị sau hành động kinh hoàng… Lần đầu tiên gặp lại đứa con gái dưới hình hài mới, không hiểu sao Sethe bỗng mót đái đến cứng cả bụng. Chưa bao giờ nước chảy ra từ người chị lại nhiều như vậy. Trong số những

đứa con của Sethe, không chỉ có Denver có mối quan hệ mật thiết với nước từ khi

mới chào đời mà Beloved cũng được tái sinh từ nước. Nước khiến cô giải tỏa những

cơn khát bất thường khi gặp mẹ, giúp cô hình thành nên một vóc người mới, giàu sức sống hơn nhưng đồng thời cũng “tinh quái” hơn. Không những vậy, nước còn là

nỗi ám ảnh của Beloved về sự chết chóc và li biệt: tại “nơi ở” của cô, những xác người trương phềnh trong nước, gương mặt của người đàn ông đã chết áp sát vào cô cũng ướt sũng nước, và khi “tái sinh”, nỗi lo sợ thường trực trong cô là rồi đây mẹ cô cũng từ bỏ cô và nhập vào biển cả,…

Cũng mang ý nghĩa của sự thanh tẩy và tái sinh như lửa, nhưng nếu như “lửa tượng trưng cho sự tẩy uế bằng sự thấu hiểu, bằng ánh sáng và chân lí, đạt đến trạng thái thông tuệ siêu việt nhất” thì nước tượng trưng cho “sự thanh tẩy dục vọng , hướng tới dạng thức cao thượng nhất, đó là lòng nhân từ” [08, tr. 548]. Lửa

và nước là hai trong số năm loại vật chất cơ bản (ngũ hành) của vũ trụ theo triết lí phương Đông. Nghiên cứu về ý nghĩa của nước trong quá trình hình thành và phát triển của nhân loại, Jean Chevalier nhận định:

Nước là khối vật chất chưa phân hóa, là hình tượng của số lượng vô cùng lớn của những khả năng diễn biến, chứa đựng toàn bộ cái tiềm tàng, cái phi hình, cái mầm mống của mọi mầm mống, tất cả mọi hứa hẹn về sự phát triển, nhưng cũng chứa đựng mọi mối đe dọa bị tiêu tan [08, tr. 709].

Xuất hiện từ thời kì khởi thủy, cũng như lửa, nước là nguồn sống mà cũng

là nguồn chết. Trong huyền thoại châu Phi, nước là yếu tố phân đôi ranh giới giữa

thế giới người sống và thế giới người chết. Và trong Người yêu du, cổ mẫu nước

tràn ngập trong tác phẩm với một ý nghĩa đặc biệt và khá nhất quán: mang đến một phép màu tái sinh cho tất cả những số phận kém may mắn. Gột rửa và thanh tẩy là hai nét nghĩa chủ yếu của nước trong Người yêu du.

Dấu sắt nung hình Vòng tròn và Dấu chữ thập: Với các tín đồ Kitô giáo, hình chữ thập mang nghĩa điểu đạt phong phú và khá thần bí. Nó vừa là biểu tượng của sự sống vĩnh hằng, vừa là biểu tượng của cái chết (hình ảnh Đức Chúa Jêsu bị đóng đinh trên cây thập giá). Trong tác phẩm, vòng tròn và dấu chữ thập là vết tích

được lưu lại trên cánh tay của mẹ Sethe để chứng tỏ một người đã bị mất quyền tự

do và trở thành nô lệ. Về sau, trên người Sethe cũng có một vết sẹo hình vòng tròn

và dấu chữ thập như mẹ cô và vô vàn nô lệ khác. Kể từ giây phút bị đóng dấu sắt

nung vào người, từ những điều có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người da trắng như sự tự do, quyền tự quyết đến những điều vô cùng thiêng liêng đối với mỗi sinh thể như sự ràng buộc huyết thống, mối liên hệ gia đình,… thậm chí đến cả những điều hết sức cá nhân như tên gọi đã không còn thuộc về họ - những người nô lệ. Cho đến cuối đời, vòng tròn và dấu chữ thập ấy sẽ mãi mãi hiện diện trên cơ thể họ một

cách ngạo nghễ như tội ác không thể chối bỏ của những gã chủ nô da trắng, đồng thời nó còn là vết nhơ khó gột rửa của người nô lệ da đen. Trong tiểu thuyết Người yêu du, từ “scar” được dùng trong nguyên tác mang tính đa nghĩa. “Scar” vừa có nghĩa là “vết thương tinh thần”, “vết sẹo để lại trên da”, đồng thời cũng có nghĩa là “vết nhơ”, tuy nhiên với ý nghĩa gì đi nữa thì tất cả đều gọi tên chính xác những bất hạnh mà dân tộc Phi châu sống trên đất Mĩ phải chịu đựng. Hình ảnh vòng tròn cùng dấu chữ thập ấy không chỉ là vết tích để lại trên da thịt của mỗi cá nhân mà

còn là “con dấu” đã khắc lên và hiện diện một cách không mấy dễ chịu trên những trang sử hình thành của cả dân tộc châu Phi. Trong Người yêu du, biểu tượng này xuất hiện với ý nghĩa mang đến sự bất hạnh, tang tóc.

Màu sắc: màu sắc vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng của tồn tại vật chất. Từ

xa xưa, màu sắc luôn hiện diện trong cuộc sống và trong nhận thức của con người với vai trò là “bệ đỡ cho tư duy biểu tượng”. Trong thế giới của Người yêu du

cũng tràn ngập màu sắc và chúng mang những ý nghĩa đặc biệt:

Màu trng: Ngôi nhà 124 màu xám trắng (biểu thị cho “niềm đau đớn dữ

dội”) trên đường Bluestone và những bậc thang trắng như ánh chớp hiện hữu trong đó, cái váy trắng ôm lấy Sethe khi chị cầu nguyện: đây là hình ảnh đa nghĩa - màu trắng hiện hữu với ý nghĩa của sự chết chóc, tang thương, đồng thời cũng là

biểu tượng của sự tái sinh, quay về. Ngoài ra, sắc trắng còn biểu đạt trạng thái yên lặng tuyệt đối của tâm hồn. Trong tác phẩm, màu trắng còn mang một ý nghĩa

tích cực đối với những người nô lệ: thể hiện trạng thái tích cực của con người đang đứng lên giành lấy thắng lợi.

Màu đỏ: Vốn thiêng liêng và bí ẩn, màu đỏ được quan niệm là màu của linh

hồn, của năng lượng tình dục và của trái tim. Màu đỏ là “cái huyền bí của sự

sống ẩn giấu nơi đáy sâu của bóng tối và của những đại dương nguyên thủy” [08,

tr. 304]. Trong màu đỏ ấn chứa tính hai chiều đối nghịch: sức sống, sự nhiệt tình, hăng say của tuổi trẻ đối lập với sự chết chóc (màu đỏ của máu). Tùy theo trạng thái biểu hiện mà sắc đỏ mang những ý nghĩa khác nhau. Màu đỏ tươi, rực rỡ là màu của ngày, của dương tính. Nó có tác dụng tăng lực, kích thích hoạt động, được ví

Một phần của tài liệu "Người yêu dấu" của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại (Trang 38 - 50)