Hiến tế Tái sinh như là đề tài gốc huyền thoại

Một phần của tài liệu "Người yêu dấu" của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại (Trang 93 - 94)

Khoa học nghiên cứu và giải thích huyền thoại thế kỉ XIX, XX đã chứng kiến sự tái sinh mạnh mẽ của huyền thoại trong văn học hiện đại. Các nhà nghiên cứu thường có xu hướng qui mọi huyền thoại về một “huyền thoại gốc” (hay “đề tài gốc huyền thoại” – “monotheme”) tức cấu trúc ban đầu của huyền thoại và là cơ

sở cho mọi bản kể huyền thoại về sau. “Huyền thoại gốc” vốn là thuật ngữ của

Phê bình thần thoại học, có nội hàm khái niệm tương tự như “cổ mẫu” (archétype) mà Jung đưa ra. Khi giải thích huyền thoại, tùy từng cơ sở dữ liệu và hướng nghiên cứu khác nhau mà từng trường phái đã xác định những “huyền thoại gốc” khác nhau. Nếu như đại diện của thuyết nguyệt cầu qui mọi bản kể huyền thoại đều nhằm biểu trưng cho một ý nghĩa duy nhất: “sự tôn thờ mặt trăng” thì các đại biểu của trường phái huyền thoại – nghi lễ lại chỉ nhìn thấy một đề tài gốc duy nhất trong huyền thoại từ cổ chí kim: “các nghi lễ theo mùa” (hay còn được biết đến dưới tên

gọi “định thức “chết đi – sống lại” nhằm chỉ các chu kì mùa vụ của tự nhiên). Đối với N. Frye – nhà phê bình huyền thoại người Canada, do hướng đến “tính toàn nhân loại và tính phổ quát” nên cho rằng huyền thoại trung tâm là “câu chuyện về cuộc phiêu lưu của người anh hùng” đồng thời ông cũng cho rằng đề tài này có sự gắn bó mật thiết với chu kì mùa vụ của tự nhiên theo quan điểm của James George Frazer, nhà dân tộc học người Anh, một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái văn hóa – nghi lễ trong nghiên cứu huyền thoại. Cũng tìm hiểu về đề tài gốc huyền thoại nhưng một nhà nhiên cứu người Mĩ là F. Young lại khẳng định: motif “người anh hùng bị chấn thương” mới là cơ sở cho toàn bộ nền văn học Hoa Kì, còn H. Slockwer vì chú ý nhiều đến cấu trúc huyền thoại nên đã nhìn thấy hệ thống gồm bốn yếu tố trong huyền thoại gốc, bao gồm: “adem” (chuyện về tuổi thơ của người anh hùng), “sự suy thoái hoặc phạm tội”, “sự phiêu du” và “sự trở về hoặc cái chết” [27]. Những nhận định trên cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng cơ sở của việc xác định đề tài gốc phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm văn hóa của từng quốc gia, khu vực và xu hướng nghiên cứu của từng trường phái cụ thể, đồng thời cũng cho thấy được tầm quan trọng của motif “hiến tế - tái sinh” trong sự phát triển của huyền thoại về sau vì đã xuất hiện trong khá nhiều nhận định với tư cách là “đề tài gốc huyền thoại”.

Một phần của tài liệu "Người yêu dấu" của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại (Trang 93 - 94)