Nạn nhân của sự thiếu công bằng nơi Thượng Đế

Một phần của tài liệu "Người yêu dấu" của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại (Trang 66)

Không chỉ là hiện thân của quyền lực và sự hoan lạc, hình ảnh của các vị Nữ thần còn gắn liền với những gì không trọn vẹn. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những người phụ nữ đầu tiên của nhân loại vốn vẫn bị gán ghép là nguyên nhân khơi dậy nơi con người dục vọng xấu xa, là “ngọn nguồn của mọi tai họa, mọi nỗi bất hạnh trong đời sống”. Gilbert Durand – nhà phê bình huyền thoại thế kỉ XX – dường như khá cực đoan khi đưa ra nhận định: trong các thiên huyền thoại, nguy cơ đàn bà hiện thân bằng hai cách: người đàn bà quyến rũ và người đàn bà gây hấn, rồi từ đó ông đi đến kết luận: “Người đàn bà định mệnh, quyến rũ, ma thuật và cưỡi ngựa hùng tráng, là kẻ gây ra nạn hồng thủy và cái chết, gây ra sựđiên cuồng của nhân vật, sự nữ tính hóa” [64, tr. 207].

Tuy nhiên, tác giả không phải không có lí khi nhận định như vậy. Nhắc đến huyền thoại Hi Lạp, La Mã, hẳn mọi người đều nhớ đến cuộc chiến thành Troy đẫm máu, kéo dài ròng rã nhiều năm trời, tiêu tốn không biết bao nhiêu sức người sức của, lôi kéo sự nhập cuộc của hầu hết các vị thần linh tối cao nhưng kết cục của cuộc chiến tàn khốc này là gì? “Một thành phố đổ nát, một đứa bé chết đi, những người phụ nữ đau khổ”. Và khi truy tìm nguyên nhân sâu xa của sự việc, người ta không khỏi giận giữ khi cho rằng mọi sự được châm ngòi bởi cuộc tranh chấp sắc đẹp của ba vị nữ thần mà hệ quả là cuộc thảm sát khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng căn nguyên của sự việc thực sự có liên quan đến không ít vị thần khác.

Trong huyền thoại, các vị Nữ thần thường được hiện thân dưới nhiều tính cách khác nhau, cả thiện lẫn ác. Có lẽ chính vì vậy mà hình ảnh của các vị đôi khi không tạo được ấn tượng tốt. Hera - vợ Zeus – như chúng tôi đã phân tích ở trên, nhiều lúc bà tỏ ra rất dịu dàng đối với những người anh hùng trong cuộc hành trình đến với chân lí của họ, nhưng lắm khi bà cũng tỏ ra rất hung hãn, sẵn sàng thẳng tay trừng trị những ai mà bà cho là có ý định đen tối với chồng mình, tuy Zeus vốn nổi tiếng là vị thần đào hoa. Tương tự đối với Devi – một hình thức của “Đại nữ thần”

trong thần thoại Hindu – với hóa thân của Shakti hay vợ của thần Shiva, bà là một Nữ thần vừa tốt bụng lại vừa đáng sợ.

Tất cả những điều trên khiến cho hình ảnh của những vị Nữ thần Mẹ không phải lúc nào cũng hiện lên với dáng vẻ toàn vẹn và rực rỡ nhất.

Tượng trưng cho sự thịnh vượng và quyền lực tối thượng nhưng hình ảnh của người phụ nữ đôi khi còn gắn liền với đau thương, mất mát. Thần thoại ghi nhận công lao của họ trong cuộc sáng thế nhưng không phải vì vậy mà phụ nữ lúc nào cũng được đề cao, thậm chí nhiều khi không được hưởng sự ưu ái, phải chấp nhận thiệt thòi. Chẳng thế mà khi Eva - người đàn bà đầu tiên của thế gian – sau khi ăn quả cấm đã bị Thượng đế giáng hình phạt nặng hơn Adam tuy vị này cũng có hành động tương tự. Kể từ đó, phụ nữ phải mang nặng đẻ đau và phải chịu sự thống trị của đàn ông. Từ xưa đến nay, mọi tri thức mà nhân loại đạt được đều qui về công lao của vị nam thần Prometheus và ngọn lửa thiêng của ông ta, còn những khi tai ương giáng xuống, người phụ nữ lại chịu đau khổ nhiều hơn cả, vừa do mất mát chung của cộng đồng, vừa do bị qui là ngọn nguồn của mọi nỗi bất hạnh. Có thể lí giải hiện tượng này như là hệ quả của thời kì thị tộc phụ quyền, khi ấy nam giới giữ vai trò chủ đạo trong đời sống, định đoạt vận mệnh của tất cả. Ph. Enghen – triết gia nổi tiếng người Đức – nhận định đây chính là “sự thất bại lịch sử lớn của giới phụ

nữ”.

Tóm lại, hình ảnh của người phụ nữ được soi sáng trong những khía cạnh vừa nêu đủ để ta hình dung nên một bức chân dung khá toàn diện về “tính Mẫu” trong lịch sử phát triển của nhân loại, vừa như một biểu tượng không gì thay thế được, vừa như một hằng số chứa đựng những giá trị bất biến, vĩnh cửu. Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu sự soi sáng của nguyên lí ấy trong tiểu thuyết Người yêu du như một tiếng vọng của những giá trị cổ xưa vào hơi thở hiện đại để cảm nhận được những ánh xạ lung linh kì ảo sẽ được phản chiếu như thế nào trong việc hình thành nên không khí huyền thoại cho một câu chuyện tiểu thuyết.

2.2. Người mẹ vĩ đại và những khổ nạn trong Người yêu du

Khi đọc đến những trang cuối cùng của tiểu thuyết Người yêu du, ắt hẳn bạn đọc sẽ chẳng thể nào dễ dàng thoát ra được cảm giác bàng hoàng, sửng sốt lẫn kinh ngạc vốn đã đeo đẳng họ suốt từ những dòng chữ đầu tiên. Cảm giác ấy xuất hiện không chỉ bởi vì những sự thật kinh hoàng bấy lâu bị lấp liếm bỗng chốc phơi bày hết sức trần trụi mà còn bởi nghệ thuật huyền thoại hóa được tác giả vận dụng triệt để đã tạo nên một tầm vóc lớn lao cho thiên tiểu thuyết, khiến cho những vỉa tầng ý nghĩa mà nhân vật chuyên chở lớn gấp nhiều lần diện mạo được khắc họa bởi câu chữ. Đối diện với những thân phận nhỏ bé gánh nặng lịch sử của cả một dân tộc, người đọc không khỏi thán phục trước khả năng chịu đựng phi thường của họ. Trên bức tranh sẫm màu của cộng đồng người da đen sống trên đất Mĩ, trước, trong và sau thời kì chiếm hữu nô lệ, nổi bật lên là hình ảnh của hai người phụ nữ, bởi họ có một vai trò đặc biệt gắn kết những sự kiện, biến cố và là nhân vật trung tâm của những biến cố đó. Họ chính là Baby Suggs và Sethe. Xây dựng các nhân vật nữ mang tầm vóc cổ mẫu, tác giả không mượn nguyên mẫu từ các nhân vật huyền thoại mà chỉ khoác lên cho những con người hiện đại một chiếc áo được nhuộm bởi lớp không khí cổ xưa. Chính vì vậy mà trong họ (những nhân vật nữ) là sự dung hợp giữa những đặc trưng của biểu tượng huyền thoại và tính cách của những con người đã được lịch sử chứng thực.

2.2.1. Baby Suggs thn thánh

2.2.1.1. Tù nhân chung thân của chếđộ phân biệt chủng tộc

Trong tiểu thuyết Người yêu du, Baby Suggs là hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ da đen chịu cảnh nô lệ. Như bất kỳ một người dân châu Phi nào khác, cuộc sống của bà luôn ở trong trạng thái “bị xoay chuyển như những quân cờ” [41, tr. 44]. Kể từ khi chế độ nô lệ thiết lập “chính sách cai trị” độc đoán

và tàn nhẫn của nó thì lần lượt các thế hệ những người da đen trên đất Mĩ bị cuốn vào một vòng xoáy nghiệt ngã của tình cảnh “không trốn được thì bị treo cổ, bị

người ta thuê, làm cái cho vay, bị bán đi, rồi lại quay về, làm của dự trữ, rồi lại bị đem cầm cố, bị chiếm đoạt, cướp bóc hay cầm giữ” [41, tr. 44]. Và cứ nối tiếp mãi

từ ông bà đến các thế hệ con cháu sau này, các quân cờ liên tục bị thay đổi nhưng những người nắm giữ chúng trong tay vẫn không hề có ý định kết thúc cuộc chơi. Cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình, sau bao nhiêu năm cần mẫn phục dịch cho người da trắng, Baby Suggs mới sững sờ nhận ra “sự ô trọc của cuộc đời”

khi thấm thía rằng “không có ai chịu dừng trò chơi cờ lại, chỉ vì trong những quân cờ ấy có cả các con bà” [41, tr. 44]. Và sau bao nhiêu năm tồn tại, cuộc đời của người phụ nữ này được tổng kết một cách ngắn gọn: “sáu mươi năm nô lệ cộng với mười năm trời được tự do” (thế nhưng thực chất của sự tự do ấy đã được đánh đổi

bằng năm năm làm không công ngày chủ nhật của Halle – đứa con trai út, đứa con duy nhất bà có thể theo dõi những bước trưởng thành của nó và khi ấy đối với bà hầu như sự tự do chẳng còn chút ý nghĩa nào cả).

Thường xuyên bị những người đàn ông da đen quấy nhiễu, chịu cảnh nô lệ tình dục, chính vì thế mà tám đứa con của Baby Suggs có đến sáu người cha. Tuy nhiên đã từ rất lâu, bà đã bị tước mất tình mẫu tử đối với bảy đứa con đầu tiên và cho đến cuối đời Baby Suggs vẫn không có tin tức gì về chúng. Kí ức còn sót lại trong bà về những đứa trẻ này vỏn vẹn chỉ là: chúng đã bị bán làm nô lệ khi còn rất nhỏ. Trong những năm tháng ở Bluestone, sau khi thân thể đã được giải phóng, mỗi ngày bà mẹ bất hạnh ấy vẫn không thôi day dứt:

Không hiểu Patty vó hết nói ngọng không? Da của Famuos màu gì? Liệu đó có phải là chỗ lẹm trên cằm Jonny không hay chỉ là một vết trũng sẽ mất đi khi xương hàm của nó thay đổi? (…). Không biết Ardelia có còn thích ăn

đuôi bánh mì cháy nữa không? Cả bảy đứa đều ra đi, hay chết? [41, tr. 219].

Và cho đến khi Baby Suggs giã từ “thế giới ô trọc” thì những thắc mắc của bà vẫn rơi vào một sự im lặng đáng sợ.

Hi sinh con cái, hi sinh sự tự do, đến cuối đời, những gì Baby Suggs nhận được chỉ là một sự “tự do bị đánh tráo” và những chấn thương không thể bù đắp được về thể chất lẫn tinh thần: một bên hông bị thương khiến cho bà có dáng đi

“trông như một con chó ba chân vậy”, “để lên được giường hay ra khỏi giường bà

“ngốn no say của bà đôi chân, tấm lưng, cái đầu, đôi mắt, đôi tay, hai quả thận, cái dạ con và cái lưỡi” [41, tr. 142]. Không những vậy, tất cả những gì được xem là tài

sản quí giá nhất của người phụ nữ như: người đàn ông trụ cột của gia đình, con cái, sức khỏe, quyền định đoạt quá khứ và tương lai,… đối với bà cũng đều là con số không tròn trĩnh. Cả đời sống trong sự nô dịch, bất hạnh của người phụ nữ này còn ở chỗ bà hoàn toàn không nhận diện được bản thân. Không biết tên gọi thật sự của mình là gì, bà bằng lòng với mọi cách gọi của người da trắng. Cái tên Baby Suggs là tất cả những gì bà còn giữ được của người đàn ông mà bà gọi là chồng. Suốt cuộc đời bà, “sống” đồng nghĩa với sự phục dịch vô điều kiện. Tuy từ rất sớm bà đã phải xa lũ trẻ nhưng chút ít ý niệm về chúng còn nhiều hơn gấp bội những gì bà biết về bản thân, đơn giản “bởi chưa bao giờ bà hình dung bản thân mình ra sao” và từng

phút giây trôi qua đều song hành cùng việc loay hoay với hàng tá câu hỏi tự vấn:

Bà có hát được không? (và nếu có thì nghe có hay không?) Bà có dễ thương không? Bà có là người mẹ yêu thương con không? Có phải bà có một người em gái và bà ấy có giống bà không? Nếu mẹ bà biết bà không hiểu mẹ, bà ấy có quí bà không? [41, tr. 221]

Có con trai ở bên cạnh, chứng kiến con lấy vợ, tuy nhiên chưa bao giờ Baby Suggs và những người con của bà, cả con trai lẫn còn dâu khi còn ở Kentucky được hưởng bầu không khí ấm cúng của một gia đình thực thụ. Đơn giản chỉ vì với thân phận là những người nô lệ, họ không có quyền quyết định bất cứ điều gì, kể cả những việc riêng tư nhỏ nhặt nhất. Thân thể không thuộc về mình, khối óc chỉ dành để lo toan những công việc của nhà chủ, hơi thở không tuân theo sự điều khiển của bản thân và con tim từ lâu đã đập theo nhịp đập của kẻ khác. Sau này, khi bà được ông Garner đưa đến Cincinnati – vùng đất của tự do, thời khắc được chạm vào những gì bấy lâu có nằm mơ bà cũng không dám nghĩ tới, Baby Suggs ngỡ ngàng vô cùng khi lần đầu tiên nhận diện được bản thân. Cả đời khát khao tự do thực thụ,

bỗng nhiên bà trông thấy đôi bàn tay mình và thốt lên cái chân lí thật rõ ràng và giản dị. Nó thuc v mình. Đó là bàn tay ca mình. Tiếp theo đấy bà cảm thấy tiếng đập trong lồng ngực và phát hiện ra một cái mới nữa,

tiếng đập ca trái tim mình. Có phải nó luôn ngự trong đó không? [41, tr.

222]

Ở đây, sự dịch chuyển của thời gian – từ thời điểm trước và sau cuộc chạy trốn và không gian – từ Kentucky đến Cincinnati đã khai sinh ra một con người mới, mang đến một thân phận, một địa vị xã hội mới không chỉ cho Baby Suggs, Sethe Suggs mà cho tất cả những ai đã từng là nô lệ. Chỉ ngăn cách bởi một con sông nhưng hai bên bờ Ohio đã là hai thế giới khác biệt, và chỉ đến khi đặt chân đến vùng đất mới ở phương Bắc, họ - những người nô lệ - mới được sống đúng với “tính cách xã hội” của họ. Giây phút Baby Suggs sung sướng thốt lên “tim tôi đang đập” và nghẹn ngào nhận ra “đấy là sự thật” cũng chính là lúc tiếng nói của một con người vừa được làm người trỗi dậy trong bà. Lần đầu tiên bà cảm nhận được quyền sở hữu thiêng liêng đối với những gì từ lâu vốn không còn thuộc về bà nữa và chưa bao giờ bà cảm thấy đói như lúc này, bà mơ hồ nhận ra rằng “hình nhưđiều

ấy nói lên một cái gì đó” [41, tr. 227]. Với Baby Suggs, tất cả những điều vô cùng

bình thường ấy thì giờ đây – già nửa cuộc đời - bà mới được cảm nhận. Bằng những nét đặc tả tinh tế, Toni Morrison cho chúng ta có được những giây phút trải nghiệm niềm hạnh phúc của nhân vật để rồi càng thấm thía những bất hạnh phủ lên cuộc đời họ.

2.2.1.2. Một phụ nữ với “trái tim đầy tình thương yêu”

Một đời chịu sự áp chế của chế độ chiếm hữu nô lệ, vì sớm phải xa chồng (đúng hơn là người đàn ông mà bà gọi là chồng trong số rất nhiều người đã bước qua cuộc đời bà) và con nên đối với Baby Suggs, tài sản quí giá nhất, đáng nâng niu và gìn giữ nhất chính là các con và các cháu. Halle, Sethe và những đứa cháu là tất cả đối với cuộc đời bà. Bà làm tất cả những gì có thể để bảo vệ họ.

Một trong những điều khiến cho những năm tháng ở Sweet Home không quật ngã được Baby Suggs là sự quan tâm của Halle – đứa con út tốt bụng, chăm chỉ, không biết chữ và mặc dù cả đời chưa hề rời khỏi Sweet Home nhưng đã sớm ý thức được rằng trên đời này không có gì quí hơn tự do. Cũng vì ý thức được điều này mà Halle chấp nhận đánh đổi sự tự do của người mẹ già nua bằng một cái giá

quá đắt: năm năm làm việc không công vào những ngày chủ nhật và sau này, khi mẹ anh rời khỏi Kentucky, anh lại bị chủ cho thuê để đổi lấy một cuộc sống mới cho mẹ. Và, trớ trêu thay, đây cũng chính là điều khiến bà luôn cảm thấy bất an mỗi khi nghĩ về anh. Bà hiểu rằng một khi người nô lệ nhận thức được giá trị của việc thoát khỏi sự kìm kẹp thì bằng mọi cách họ nhất định có được nó. Bà lại càng hiểu hơn rằng nếu như kế hoạch đào thoát không thành công thì vĩnh viễn bà sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn mặt con lần nữa.

Người được Baby Suggs hết lòng bảo bọc còn là Sethe – vợ của Halle. Khi chị cùng Denver đến Cincinnati sau một chuyến vượt sông đầy khó nhọc, đặt chân

Một phần của tài liệu "Người yêu dấu" của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)