Bình diện ngữ dụng học được giảng dạy qua phân mơn Làm văn

Một phần của tài liệu Bình diện ngữ dụng học trong việc dạy học tiếng Việt ở trường trung học cơ sở (Trang 70 - 129)

trường trung học cơ sở

Làm văn là tạo lập các loại văn bản. Trong lí luận ngơn ngữ, văn bản được xem như là đơn vị giao tiếp cơ bản nhất. Việc dạy làm văn chính là dạy cách thức tổ chức giao tiếp bằng văn bản. Vì vậy phân mơn Làm văn cĩ nhiệm vụ rất quan trọng trong việc rèn luyện năng lực thực hành ngơn ngữ cho học

sinh. Đểđạt được những mục tiêu ấy, trước tiên sách giáo khoa phải thực hiện tốt chức năng tích hợp kiến thức để học sinh nhận ra được khả năng và cơ hội được vận dụng những gì đã học về tiếng Việt và hoạt động giao tiếp vào thực tế tạo lập văn bản. Nĩi như vậy cĩ nghĩa là các kiến thức về ngữ dụng học rất cần thiết cho quá trình tạo lập văn bản của phân mơn Làm văn.

Hệ thống bài học Làm văn đầu tiên thể hiện rõ nhất bình diện ngữ dụng học chính là hệ thống văn bản điều hành. Đây là kiểu văn bản giúp học sinh biết cách thức tạo lập và ứng dụng một số văn bản, gần gũi, thiết thực với đời sống như biết viết một đơn từ, một đề nghị, một tường trình; một bức thư chúc mừng hay thăm hỏi … Với hệ thống bài học này, bình diện ngữ dụng học sẽ được giảng dạy một cách dễ dàng và hiệu quả.

Bình diện ngữ dụng học được giảng dạy qua hệ thống bài học này thể hiện trước hết ở việc giới thiệu cho học sinh những tình huống sử dụng từng loại văn bản điều hành cụ thể.

Những tình huống mà sách giáo khoa cung cấp chính là những tình huống sử dụng ngơn ngữ trong thực tế. Để sử dụng tốt ngơn ngữ trong những tình huống ấy, học sinh phải cĩ những hiểu biết cơ bản về ngữ dụng học nhất là khả năng xử lí mối quan hệ giữa bài viết với những nhân tố nằm ngồi hệ thống ngơn ngữ như: mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp, … Sau đây là một ví dụ minh họa được trích từ phần II bài Văn bản tường trình, chương trình Ngữ văn 8:

Trong các tình huống sau, tình huống nào cĩ thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?

a) Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà khơng xin phép thầy, cơ giáo chủ nhiệm.

b) Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.

d) Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.” [68: 135]

Về phần luyện tập, nhìn chung các bài tập ở phần này đều là những bài tập tình huống, với những dạng thức như sau:

a) Dạng bài tập nhận biết tình huống phù hợp để sử dụng một loại văn bản nào đĩ với những yêu cầu thường gặp:

– Lựa chọn tình huống cần thiết để viết một văn bản điều hành X nào đĩ – Lựa chọn loại văn bản điều hành phù hợp với một tình huống cho trước – Nêu các tình huống thường gặp trong cuộc sống cĩ thể sử dụng một loại văn bản X nào đĩ

Ví d 1: Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp sau:

a) Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc chi đồn). b) Nguyện vọng và đề nghị của lớp gửi đến thầy Hiệu trưởng. c) Một vụ tai nạn giao thơng.

d) Nghiệm thu phịng thí nghiệm.

e) Một nhĩm học sinh tự ý tổ chức đi tham quan, khơng xin phép cơ giáo chủ nhiệm. [70: 126]

Ví d 2: Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau:

a) Để cán bộ, giáo viên và học sinh tồn trường nắm được kế hoạch tổ

chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 – 5, Hiệu trưởng cần viết và chuyển

đến tồn trường bản: Tường trình Thơng báo Đề nghị Báo cáo [68: 149]

Ví d 3: Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngồi xã hội mà em cho là cần viết văn bản thơng báo (khơng lặp lại tình huống đã học trong sách giáo khoa). [68: 150]

b) Dạng bài tập tiếp theo là dạng bài tập vận dụng, sáng tạo. Đây là dạng bài tập đặc trưng của phân mơn Làm văn. Dạng bài tập này thường xoay quanh hai yêu cầu sau:

– Cho tình huống và yêu cầu học sinh lựa chọn và viết loại văn bản cho phù hợp, ví dụ:

Trường em đang thành lập Đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ mơi trường xanh, sạch, đẹp. Em hãy viết đơn xin được tham gia đội tình nguyện

ấy. [64: 144]

– Cho tình huống và yêu cầu học sinh chỉ ra những lỗi sai trong quá trình sử dụng ngơn ngữ; chủ yếu là những lỗi xuất phát từ việc khơng nhận thức được sự phù hợp giữa việc lựa chọn ngơn ngữ sử dụng với tình huống cho trước, ví dụ:

Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây:

a) Do hồn cảnh gia đình gặp nhiều khĩ khăn, một học sinh đã viết báo cáo xin nhà trường miễn học phí.

b) Thầy, cơ giáo chủ nhiệm cần biết những cơng việc tập thể lớp đã làm để

giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một học sinh thay mặt lớp đã viết giấy đề nghị với thầy, cơ giáo chủ nhiệm về

những việc làm trên.

c) Cả lớp đều khâm phục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ

của bạn H. Bạn ấy thật xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. Lớp trưởng thay mặt lớp viết đơn xin Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H. [66: 138]

Bên cạnh hệ thống bài học về văn bản điều hành, bình diện ngữ dụng học trong việc giảng dạy Làm văn cịn được thể hiện qua hệ thống bài học giảng dạy trực tiếp các vấn đề về ngữ dụng học, chẳng hạn như:

– Giao tiếp, văn bn và phương thc biu đạt (Ngữ văn 6, T.1): Với bài học này, sách giáo khoa đã cung cấp cho học sinh khái niệm cơ bản về giao tiếp và sự phân chia kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp dựa vào mục đích giao tiếp. Bình diện ngữ dụng học của bài học này được thể hiện ở quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản trong mối quan hệ với mục đích giao tiếp:

+ Văn bản được tạo ra để thực hiện mục đích giao tiếp.

+ Mục đích giao tiếp được xem là cơ sở để phân chia các loại văn bản: tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp.

Ngơi k và li k trong văn t s (Ngữ văn 6, T.1): Nội dung ngữ dụng học của bài học này chính là việc cung cấp những kiến thức về sử dụng ngơi kể (hay nĩi khác đi là vai giao tiếp) trong quá trình tạo lập văn bản tự sự. Bài học hướng dẫn học sinh nhận biết hiệu quả của việc sử dụng từng ngơi kể cụ thể, từ đĩ các em sẽ cĩ lựa chọn vai giao tiếp phù hợp để chuyển tải trọn vẹn những nội dung muốn truyền đạt với người tiếp nhận.

Đĩ là sự thể hiện của bình diện ngữ dụng học qua hệ thống bài học. Cịn đối với hệ thống bài tập, ngồi những dạng bài tập của phần văn bản điều hành đã đề cập đến ở trên, chúng tơi nhận thấy bình diện ngữ dụng học trong việc giảng dạy Làm văn chủ yếu thể hiện qua hệ thống bài tập thực hành cĩ các nhân tố giao tiếp và yêu cầu học sinh tạo lập văn bản dưới hai dạng:

Dng nĩi: Đây là hệ thống bài luyện tập Làm văn xuất hiện thường xuyên ở tất cả các khối lớp của chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Hệ

thống bài thực hành này hướng đến sự vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng cơ bản thuộc về ngữ dụng học:

+ Kĩ năng nhận diện và xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa văn bản với các nhân tố giao tiếp ngồi văn bản như hồn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp …

+ Kĩ năng vận dụng những hiểu biết về Hi thoi và Xưng hơ trong hi thoi đểđạt hiệu quả giao tiếp cao nhất

+ Kĩ năng sử dụng các kiểu câu phân chia theo mục đích nĩi để tạo hành động nĩi phù hợp nhằm thu hút sự quan tâm từ phía người nghe

Ngồi ra cịn nhiều kĩ năng khác liên quan đến ngữ dụng học, chẳng hạn như kĩ năng sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý sao cho phù hợp, kĩ năng sử dụng các khoảng “im lặng” trong hội thoại để ngầm biểu đạt nội dung giao tiếp đã đặt ra từ trước.

Nếu học sinh nắm chắc và biết vận dụng khéo léo các kiến thức về ngữ dụng học, chắc chắn các em sẽ gặt hái được nhiều thành cơng trong giao tiếp. Vì bên cạnh những hiểu biết về vấn đềđang bàn luận, học sinh cịn phải luyện tập để cĩ được khả năng tư duy ngơn ngữ tốt, nhất là sự tinh tế, khéo léo trong việc sử dụng các kiến thức ngữ dụng.

Mơ hình chung của loạt bài Luyn nĩi là:

1) Chuẩn bịở nhà

Phần này cung cấp cho học sinh nội dung giao tiếp, vai giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Trong ba yếu tố ấy thì nội dung giao tiếp chính là vấn đề mà học sinh cần trình bày theo yêu cầu của tiết học. Nội dung ấy cĩ thể là những tình huống học sinh sẽ gặp trong thực tế cuộc sống (ví dụ: Thuyết minh về cái phích nước [67: 144]); hoặc cũng cĩ thể là những sự việc rất gần gũi, quen thuộc với học sinh (ví dụ: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện cĩ lỗi đối với bạn [69: 179]); nhưng cũng cĩ những vấn đề đặt ra lại liên quan

trực tiếp đến ngữ dụng học (ví dụ: Kể lại một câu chuyện cho trước theo ngơi thứ nhất cho cả lớp nghe [67: 110]) … Cịn vai giao tiếp và đối tượng giao tiếp trong những tiết học này lại thường là những yếu tố bất biến, vai giao tiếp ở đây thường được mặc định là bản thân học sinh, cịn đối tượng giao tiếp được hiểu là các bạn trong lớp. Vì vậy các em vẫn chưa thực sự được luyện tập với sự đa dạng về vai giao tiếp, đối tượng giao tiếp nên chưa đạt đến sự phong phú trong quá trình tạo lập văn bản. Do đĩ nên thay đổi hai yếu tố này để các tiết Luyn nĩi luơn mới mẻ, thu hút sự quan tâm của học sinh cũng như tạo cơ hội cho các em hĩa thân vào những vai khác nhau trong cuộc sống để cĩ ý thức lựa chọn ngơn ngữ cho phù hợp với từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể.

2) Luyện nĩi trên lớp

Trong thực tế giảng dạy hiện nay, các tiết Luyn nĩi cịn khá ít ỏi so với thời lượng của phân mơn Làm văn, vì vậy nguyện vọng của học sinh là nên dành nhiều thời gian hơn cho việc phát triển kĩ năng nĩi, đặc biệt là nĩi trước đám đơng.

Dng viết: Đây là dạng bài tập sáng tạo, vận dụng phổ biến trong hệ thống bài tập của phân mơn Làm văn. Điểm mới nhất của hệ thống bài tập này chính là đề bài. Một trong những nét mới ấy là đề bài bước đầu đã chú ý hơn đến các nhân tố giao tiếp tạo cơ hội để học sinh được luyện tập sử dụng ngơn ngữ trong tình huống:

Ví d 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp cĩ phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi cịn trẻ ta khơng chịu khĩ học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì cĩ ích! [66: 58]

Ví d 2: Em hãy thay mặt En-ri-cơ viết một bức thư cho bố nĩi lên nỗi ân hận vì đã trĩt nĩi lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đĩ, em phải thực hiện những việc gì? [65: 47]

Tuy nhiên số lượng các bài tập như thế này hiện nay rất ít. Nhìn chung các bài tập Làm văn rèn luyện kĩ năng viết (trừ các bài tập của phần Văn bản điều hành) của sách giáo khoa Ngữ văn thường khơng cung cấp đủ các nhân tố giao tiếp để học sinh tạo lập văn bản. Các bài tập dạng này chỉ thường cho trước nội dung giao tiếp (vấn đề cần bàn luận) và vai giao tiếp (thường được xác định là chính bản thân học sinh) mà quên đi các yếu tố quan trọng khác. Đây là mơ hình phổ biến của các bài tập luyện viết trong sách giáo khoa Ngữ văn:

Ví d 1: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi.” [66: 88]

Ví d 2: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tơi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng. [67: 154]

Đặc biệt với quá trình tạo lập các văn bản nghị luận, việc thiếu các nhân tố giao tiếp sẽ làm giảm hiệu quả nghị luận, cĩ nghĩa là làm giảm hiệu quả tác động về mặt nhận thức, tình cảm đối với người nghe.

Trên cơ sở những gì đã trình bày, người viết rút ra một nhận xét như sau: Hầu hết các đề làm văn ở trường trung học cơ sở hiện nay thường khơng cung cấp đủ các nhân tố giao tiếp (chẳng hạn như khơng xác định rõ bài viết được viết cho ai, viết nhằm mục đích gì, v.v…), nếu cĩ thì học sinh cũng thường mặc nhiên hiểu rằng viết cho Thầy/Cơ giảng dạy bộ mơn Văn đọc. Vì vậy, các em thường cảm thấy khơng thích thú với những đề văn như vậy.

Do đĩ, với cách ra đề Làm văn như hiện nay, học sinh khơng xác định được đối tượng tham gia giao tiếp với mình, cũng như chưa xác định được mục đích giao tiếp cần hướng tới vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kĩ năng tạo lập văn bản phù hợp với từng tình huống giao tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy cĩ 62,67% học sinh rt đồng ý / đồng ý với nhận định trên.

Tất cả những phân tích trên cho thấy những hiểu biết ngữ dụng cĩ một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc quyết định sự thành cơng của quá trình giao tiếp bằng văn bản. Thành cơng đến mức độ nào là tùy thuộc vào khả năng vận dụng của người sử dụng ngơn ngữ.

2.3. Bình diện ngữ dụng học được giảng dạy qua phân mơn Văn học ở trường trung học cơ sở

Hiện nay, sách giáo khoa Ngữ văn được viết trên tinh thần tích hợp nên việc dạy các giờ Văn học khơng chỉ dừng lại ở việc làm cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các văn bản văn học, mà thơng qua đĩ giáo viên cĩ thể giúp các em khắc sâu hơn những hiểu biết về tiếng Việt, cụ thể là các kiến thức và kĩ năng sử dụng ngơn ngữ. Trên thực tế, bình diện ngữ dụng học đã được giảng dạy qua phân mơn Văn học dưới một số hình thức.

Hình thức đầu tiên là câu hỏi đưa ra các tình huống và yêu cầu học sinh đĩng vai để giải quyết tình huống, chẳng hạn như: Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này? [64: 149]

Các bài tập dạng này sẽ hỗ trợ hệ thống bài tập tình huống của phân mơn Tiếng Việt. Đây là hình thức bài tập thể hiện rõ nhất bình diện ngữ dụng học trong việc giảng dạy Văn học ở trường trung học cơ sở.

Ngồi ra, bình diện ngữ dụng học cịn được thể hiện qua các câu hỏi hướng đến tìm hiểu trực tiếp các vấn đề về ngữ dụng học. Câu hỏi khơng nhằm kiểm tra hiểu biết của học sinh về các vấn đề lí thuyết ngữ dụng, mà chủ yếu kiểm tra mức độ vận dụng hiểu biết về ngữ dụng học để đánh giá hiệu quả biểu đạt của ngơn ngữ trong một ngữ cảnh nhất định, ví dụ:

Ví dụ 1: Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhĩm về những điểm

Một phần của tài liệu Bình diện ngữ dụng học trong việc dạy học tiếng Việt ở trường trung học cơ sở (Trang 70 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)