Đêm hội Long Trì, An Tư, Sống mãi với thủđô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Nguyễn Huy Tưởng là một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia có sở trường vềđề
tài lịch sử.
Với cảm quan lịch sử nhạy bén, Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lịch sử theo lối riêng của mình, khai thác những sự kiện nằm ở khúc quanh của lịch sử, trong thời điểm xảy ra các biến cố dữ dội, đầy sóng gió, thác ghềnh với con người và đất nước.
Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì viết về thời điểm nhân dân oán ghét đến tột độ bọn quý tộc phong kiến Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân. Đó là thời điểm lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn, những mâu thuẫn giữa nhân dân và tập đoàn thống trị ngày càng bộc lộ một cách sâu sắc. An Tư viết về giai đoạn nhà Trần chuẩn bị lực lượng chiến
đấu chống quân Nguyên xâm lược 1284 - 1285. Tác phẩm là bức tranh hoành tráng về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Thời Trần là một trong những thời đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, của chếđộ phong kiến Việt Nam. Nguyễn Huy Tưởng đã biết nắm bắt điểm mốc vàng son này trong lịch sử dân tộc để sáng tác.
An Tư là một thiên truyện hùng tráng viết về một thời oanh liệt của dân tộc. Trong tác phẩm ông mô tả hội nghị Diên Hồng, những khoảnh khắc thế trận giữa ta và địch.
Lá cờ thêu sáu chữ vàng kể lại một phần rất nhỏ về chiến thắng vĩ đại của quân dân ta chống quân Nguyên và cũng chỉ thuật lại một phần cuộc đời của Hoài Văn Hầu, Trần
Quốc Toản, vị anh hùng niên thiếu của dân tộc ta xưa kia. Viết tác phẩm này, Nguyễn Huy Tưởng đã biết khai thác sự kiện lịch sử Hội nghị Bình Than ởđời Trần, sự kiện không được vào dự họp khiến Trần Quốc Toản đã hậm hực bóp nát quả cam của vua Nhân Tông ban cho, về nhà Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng” Phá cường địch báo hoàng ân” ( phá giặc mạnh, trảơn vua) và chiêu mộ sáu trăm dũng sĩ thiếu niên làm lễ tế cờ, xuất quân đánh giặc.
Sống mãi với thủđô là tiểu thuyết lịch sử viết về giai đoạn lịch sử gần đây nhất với sự
kiện Hà Nội trong đêm nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vào cuối năm 1946. Nguyễn Huy Tưởng rất có ý thức về thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Chiều dài của lịch sử, thời điểm đầu của cuộc kháng chiến thủ đô có ý nghĩa hết sức quan trọng để miêu tả
cuộc sống và con người trên mảnh đất thiêng liêng này. Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội, đất
đếđô ngàn năm văn vật đã có biết bao nhiêu trang sử oanh liệt, nhưng cũng đã từ một thế kỷ
nay, âm thầm rên xiết dưới ách nô lệ của bọn thực dân xâm lược. Hà Nội đón chào cách mạng tháng Tám giữa một mùa thu với niềm vui trào dâng của những thác người cuồn cuộn xuống đường biểu dương sức mạnh, với hàng rừng cờđỏ sao vàng rực rỡ trong khí thế chiến thắng. Hà Nội nén lòng chịu đựng những gian khổ mỗi khi bóng đen của kẻ thù lại xuất hiện với dáng vẻ khiêu khích và nghênh ngang trên đường phố. Tình thế đổi thay từng ngày, không khí chính trị và xã hội phức tạp, lịch sử như bị dồn nén lại trong từng bước đi nặng nề, dè dặt báo hiệu cho sự bùng nổ quyết liệt. Quá trình ấy tích tụ ở bên trong một sự
chuyển biến mạnh mẽ của quần chúng cách mạng. Từ 19/08/1945 đến 19/12/1946, khoảng thời gian thật ngắn ngủi nhưng chính quyền cách mạng đã tạo được trong lòng nhân dân nền móng tư tưởng và tình cảm vững chắc của chủ nghĩa yêu nước. Nỗi nhục nhã ê chề của cuộc
đời nô lệ và niềm vui tự do đầu tiên, ý thức về tổ quốc độc lập, về chính quyền nhân dân trong những nhận thức ban đầu thiêng liêng và mới mẻ, tình cảm với đồng bào, đồng chí... Tất cả đã thấm sâu và làm đổi thay tận gốc, cuộc sống tinh thần của nhiều người. Nguyễn Huy Tưởng đã nắm bắt và thể hiện khá trọn vẹn những chuyển động sâu sắc và điển hình của những năm tháng ấy, những năm tháng đã đi vào lịch sử. Từng sự kiện lịch sử, từng hiện tượng chính trị xã hội nổi bật đã được đóng khung thời gian theo khuôn khổ lịch sử