Nhận diện cảm hứng lịch sử ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng (Trang 40 - 41)

Theo Thuỵ Khuê, đọc tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng , ta thấy toát lên một cách nhìn lịch sử lành mạnh và quân bình: “Đối với ông, lịch sử không là một sản phẩm quảng bá chiến tranh, cũng không là bộ máy phân biệt chính tà, lịch sử chỉ là sự chuyển biến nhân sinh trong những điều kiện đặc dị mà từđó nhà văn có thể triển khai những băn khoăn sâu sắc về thân phận con người, thân phận nghệ thuật” (Thụy Khuê, Nguyễn Huy Tưởng - Một quan niệm về lòng yêu nước. Sóng từ trường II, tr 141). Như vậy cảm hứng lịch sử ở

Nguyễn Huy tưởng gắn với lòng yêu nước của một trí thức tài hoa chân chính.

Ông tìm về những giá trị cổđiển: “Ở tiểu thuyết lịch sử, văn ông mang âm hưởng biền ngẫu trang nghiêm, đài các. Ngòi bút đãi lọc, cổ điển hóa văn phong trong cách chỉnh lời, chuốt ý làm toát ra cái không khí cổ sử, đối thoại gắn bó với triều nghi, với tâm uất giai nhân trong nội cảnh vàng son, kích thế uy hùng của những chiến thắng Vân Đồn, Vạn Kiếp, Bạch Đằng...” (Thụy Khuê, Nguyễn Huy Tưởng -Một quan niệm về lòng yêu nước.Sóng từ trường II, tr141). Đó là biểu hiện của tham vọng muốn tái thiết không gian và tâm thức quá khứ trong ngôn ngữ xưa:đồng thời tân trang hóa tiểu thuyết lịch sử bằng cách đưa ra những chủ đề về ý nghĩa của lòng yêu nước,về mối tương quan giữa nghệ thuật và quần chúng, về sựđe dọa của áp lực thần quyền, áp lực thị dân trên số phận sáng tác. Những tác phẩm tâm huyết nhất của Nguyễn Huy Tưởng là những tác phẩm đã ra đời từ trước 1945 và

còn được viết đi viết lại nhiều lần trong suốt thời kỳ kháng chiến, phản ánh nỗi băn khoăn của nhà văn về tư tưởng yêu nước. Lòng yêu nước trong quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng không máy móc đơn chiều mà nó hòa hợp với lòng nhân đạo. Trong sáng tác của mình, dù là trước hay sau cách mạng, nhà văn luôn thể hiện sự day dứt giữa một bên là lòng ái quốc và một bên là chiến tranh, một bên là tinh thần phản chiến nhân bản và một bên là bạo lực cách mạng. Cho dù cuối cùng, tinh thần yêu nước chủ chiến có chiến thắng thì người đọc vẫn thấy vinh quang ấy có nỗi kinh hoàng, xót xa của con người trước cảnh đầu rơi máu chảy. Những tư tưởng ấy được thể hiện trong tâm tư của ông vua Thiệu Bảo (An Tư) lúc

vận nước lâm nguy; nhưng dao động muốn chủ hòa vì thương dân chịu cảnh binh lửa của ông là sự tương phản với tinh thần chủ chiến cương quyết của Hưng Đạo. Đặc biệt lòng yêu nước trong quan niệm của ông thể hiện ý niệm tự do lựa chọn và hội nhập với tình yêu cuộc sống, là một giá trị nhân bản, không thể dập vùi, thổi phồng theo đòi hỏi chủ quan của chính trị lịch sử. Trong cái nhìn về lịch sử ấy, còn đau đáu một nỗi niềm trăn trở của muôn đời nghệ sĩ: nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? Nó đặt ra các vấn đềđối thoại về tương quan giữa bạo lực và nghệ thuật, nghệ thuật với cường quyền. Tài hoa của Bảo Kim (Đêm hi Long Trì) cũng bất lực trước sự chuyên quyền bạo ngược của Đặng Lân.

Chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Huy Tưởng ẩn dưới chiều sâu của lịch sử, trong bản chất sâu xa của con người và gắn bó với thân phận sống, với đất đai bờ cõi, với vầng trăng, ngọn cỏ quê hương. Cái chủ nghĩa yêu nước ấy không cần phết sơn, bôi hồ, không cần đến những lời hô hào, tuyên truyền, cổđộng; nó âm thầm, lặng lẽ chảy tự ngàn xưa và chảy mãi tới ngàn sau. Nó không là độc quyền của một thời đại nào cả.

Và cảm hứng lịch sửấy không thuần nhất là vấn đề của thời gian đã mất, nó là sợi dây gắn kết vô hình nối liền quá khứ với tương lai. Do vậy mà những câu chuyện lịch sử của ông không đơn thuần chỉ để nói về một không gian và thời gian được giới hạn trên bề mặt câu chữ, mà tất cả chỉ là điểm tựa để nhà văn mở rộng và xác định rõ hơn ý niệm về đất nước một cách toàn diện theo hai trục không gian và thời gian; ý niệm về dân tộc từ những con người cụ thểđến cả cộng đồng rộng lớn.

Một phần của tài liệu Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng (Trang 40 - 41)