Nhà văn Tô Hoài từng coi Nguyễn Huy Tưởng là cây bút sử thi hết sức hùng tráng “Vì
tấm lòng đối với quê hương từ tiềm thức gắn bó và thôi thúc”, Nguyễn Huy Tưởng đã dành rất nhiều tâm huyết và ý thức cho lịch sử dân tộc. Ông từng đinh ninh ghi tạc: “Dù chuyện gì, việc gì cũng không nên bỏ tinh thần Việt Nam”. Năm hai mươi tuổi trong nhật ký của mình ông đã viết nên những câu chữđáng coi là một châm ngôn sâu sắc: “Người không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng được, mà cày ruộng nào cũng được” [14]. Từ những tâm huyết đó, ông đã có ý thức muốn sáng tác tiểu thuyết lịch sửđể bồi dưỡng và khích lệ lòng yêu nước, ý thức tự tôn tự hào dân tộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đối với vận mệnh của nước nhà trong những lúc nguy nan, cố gắng đưa người đọc nhập cuộc, tin tưởng vào cuộc đấu tranh cho nền độc lập dân tộc, bằng cách đưa họ tìm về với truyền thống vẻ vang của cha ông. Và để đi tìm sức mạnh, tìm con đường giải thoát cho dân tộc ông đã “vùi đầu trong đống sách lịch sử để lấy cái vinh quang của cha ông mà bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho mình. Tôi chuẩn bị viết văn để ca ngợi lịch sử, ca ngợi dân tộc, kích động lòng yêu nước của đồng bào” [14]. Đó là động lực tinh thần cơ bản thúc đẩy Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết lịch sử.
Như vậy ,với một trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc như Nguyễn Huy Tưởng thì viết tiểu thuyết lịch sử như là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống dân tộc. Hơn nữa, trong hoàn cảnh mất nước của những năm đầu thế kỷ XX, trong sự kiểm duyệt khắt khe của chếđộ thực dân Pháp đối với những sáng tạo nghệ thuật thì không còn cách nào hơn là mượn chuyện đời xưa để nói bóng gió chuyện ngày nay.Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lại quá khứ vẻ vang của dân tộc để nhắc nhở hậu thếđừng quên cái nhục mất nước và đừng quên trách nhiệm của mình trước vận mệnh sống còn của dân tộc. Vì thế
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng chính là thái độ dấn thân, nhập cuộc hết sức tích cực của nhà văn. Ở đó ông vừa trình bày những quan niệm của mình về lịch sử, vừa gửi gắm những suy tư chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời, về thời đại. Tiểu thuyết lịch sử
của ông là sự nối liền giữa quá khứ và hiện tại.
Khi sử dụng chất liệu lịch sử trong tác phẩm, mỗi nhà văn thường hướng tới một mục
làm mục đích của tiểu thuyết như Lan Khai nhưng cũng có nhà văn chỉ giả vờ mượn chiếc vỏ lịch sử cho “trò chơi” độc đáo của mình như Nguyễn Huy Thiệp. Với Nguyễn Huy Tưởng thì khác hẳn, “Một mặt anh trung thành với lịch sử nhưng một mặt anh vẫn phát huy vai trò sáng tạo của mình” [77,tr 121].Nghĩa là nhà văn vừa coi trọng yếu tố lịch sử lại vừa coi trọng yếu tố tiểu thuyết, sử dụng một cách nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa lịch sử và hư
cấu nghệ thuật, tạo nên những” Tác phẩm bề thế, có một dáng dấp ổn định và chững chạc”
(Vũ Tuấn Anh}. Coi trọng yếu tố lịch sử là để làm thành một thứ vũ khí tinh thần hữu hiệu nhằm vào thực tại xã hội, đánh thức nhân tâm và cổ vũ lòng người, ưu tiên chất tiểu thuyết là để đi sâu khám phá mọi ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn và tính cách của nhân vật - những ngõ ngách đã bị lịch sử bỏ qua,từ đó nhà văn đã lãng mạn hóa, đời thường hóa một số nhân vật lịch sử, tạo ra một cái nhìn đa chiều về đời sống. Lịch sử không phải là cái gì diễn ra một cách xác định để nhà văn kể lại cho bạn đọc nghe và cho lời phán xét cuối cùng. Lịch sử phải được soi chiếu từ nhiều phía. Các nhân vật lịch sử không đơn thuần là những tượng đài “đơn nghĩa”, như một tấm gương tối hoặc sáng như trong định kiến của các sử gia phong kiến hay trong cách đánh giá của nhiều nhà tiểu thuyết lịch sử trước đó. Trong thời kỳ 1930 - 1945, một số nhà văn lãng mạn Việt Nam khi viết tiểu thuyết lịch sử để làm nơi trốn tránh thoát ly [77,tr.118] như Khái Hưng (Tiêu Sơn tráng sĩ), Nguyễn Tế Mỹ (Hai bà Trưng khởi nghĩa)... Giá trị hiện thực của những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử này rất mờ
nhạt. Như trên đã nói, Nguyễn Huy Tưởng một mặt ưu tiên chất tiểu thuyết, mặt khác lại rất tỉ mỉ và khắt khe đối với các chi tiết lịch sử. Đây là công việc mới nhìn tưởng đơn giản, nhưng lại đòi hỏi rất nhiều công phu của nhà văn khi tái tạo lại chất liệu lịch sử vốn khô cứng trong quá khứ đã xa, nhào nặn chúng theo ý đồ nghệ thuật của mình. Đồng thời nhà văn sẽ phát huy được sở trường nếu lợi dụng được mối quan hệ “quen biết” của người đọc với lịch sửđể tạo nên hiệu quả tối ưu. Trong quá trình viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng luôn lấy “sự thực” làm gốc, nhưng nhà văn không bê nguyên xi lịch sử mà chỉ chọn một sự việc, một chi tiết nào đó rồi hư cấu tưởng tượng thêm rất nhiều để tạo thành tác phẩm. Trong tác phẩm Đêm hội Long Trì, tác giả chỉ chọn một chi tiết điển hình trong một
đêm để xây dựng thành kết cấu câu chuyện. Hay trong tác phẩm An Tư, tác giả lại chọn mối tình tan vỡ của nàng công chúa An Tư với Chiêu Thành Vương Trần Thông để xây dựng cốt truyện, dẫn dắt người đọc đến tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và những chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm
lược. Chính điều này đã làm cho tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng giảm đi tính chất lịch sử, tính sử thi và tăng thêm tính chất tiểu thuyết nhiều hơn. Vì thế các tác phẩm của ông có sức hấp dẫn đối với người đọc của thời hiện đại và cũng mang hơi thở đậm đà của cuộc sống hơn. Và như thế “Bản thân lịch sử đã được tái hiện một cách nghệ thuật hơn”. Nó là lời “thông báo thời sự” được khoác bộ áo lịch sử. Lịch sử với tư cách là chất liệu nghệ thuật trong tiểu thuyết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã được dùng như một thứ vũ khí hữu hiệu nhất để chuyển tải tư tưởng của nhà văn.
Nhận xét về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định chính xác : “Nguyễn Huy Tưởng đã rất nghiêm túc, bám sát chính sử, tôn trọng các sự kiện chính của lịch sử” (Hà Minh Đức), “Anh tỏ ra khá trung thành với tinh thần của các thời đại quá khứ xa xưa” (Phan CựĐệ), “Tác giả nghiền ngẫm từng chi tiết lịch sử để
chuyển hóa vào tiểu thuyết” (Lại Nguyên Ân)... Thực ra đây cũng là điều mà nhiều nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử trước Nguyễn Huy Tưởng cũng đã làm được, cũng đã thành công. Tuy nhiên mỗi người có một cách thức “chế biến” riêng. Ở Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn đã kết hợp hài hòa giữa yêu cầu chính xác về mặt sử liệu với sự phóng khoáng bay bổng trong hư cấu tự do thể hiện ở một số phương diện như cảm hứng chủ đạo, không gian lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử.