Giai đoạn từ sau khi Luật Chứng khoán ra đời vào ngày 29/6/2006

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt nam (Trang 31)

1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN

2.2.2.Giai đoạn từ sau khi Luật Chứng khoán ra đời vào ngày 29/6/2006

Giai đoạn từ sau khi Luật Chứng khoán ra đời vào ngày 29/6/2006, hoạt động

công bố thông tin trên TTCK trở nên chuyên nghiệp hơn và chịu sự chi phối bởi các văn

bản pháp lý sau:

 Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 của Quốc hội ban hành và chính thức có

hiệu lực từ ngày 01/01/2007.

 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Chứng Khoán.

 Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/07 của chính phủ quy định về xử phạt

hành chính trong lĩnh vực Chứng khoán và Thị trường chứng khoán

 Quyết định 13/2007/QĐ – BTC ngày 13/03/07 về Mẫu bản cáo bạch Thông tư

số 38/2007/TT-BTC ngày 18/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc

công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

 Quyết định số 59/QĐ-TTGD TP. HCM ngày 08/06/2007 về việc ban hành Quy chế công bố thông tin của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.  Quyết định số 322/QĐ-TTGDHN ngày 09/11/2007 về việc ban hành Quy chế

công bố thông tin của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội

 Ngày 15/1/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC

hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thay thế cho Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007.Với việc ban hành về Thông tư

số 09, cơ quan quản ly hy vọng có những bước tiến cơ bản về tăng công khai

và minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của các tổ chức và các nhà đầu tư.

Những điểm mới cơ bản của Thông tư 09 so với thông tư 38/2007/TT-BTC về

công bố thông tin:

Thông tư 09/2010 có nhiêù điểm mới, đáng chú ý là về đối tượng công bố.

Thứ nhất, công ty đại chúng phải công bố thông tin về việc chào bán chứng khoán

và tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Theo đó, trong quá trình sử dụng

vốn huy động từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, định kỳ 6 tháng, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, CTĐC phải báo cáo UBCK và công bố thông tin trên các ấn

phẩm, trang thông tin điện tử của CTĐC về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng vốn, CTĐC phải công bố thông

tin về lý do và nghị quyết của hội đồng quản trị hoặc của ĐHCĐ. Việc quy định

công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn góp phần đảm bảo đồng vốn huy động từ đại chúng được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Công ty đại chúng cũng phải công bố thông tin về giao dịch đối với các cổ đông lớn. “ Trong vòng 24 giờ sau khi có sự thay đổi đầu tiên về số lượng cổ

phiếu sở hữu làm cho tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan không còn là cổ đông lớn thì phải thực hiện báo cáo cho công ty đại chúng, UBCKNN, và SGDCK

và trước thời hạn 7 ngày kể từ ngày hoàn tất sự thay đổi trên.” Việc đưa ra những quy định cụ thể đối với các cổ đông lớn nhằm khắc phục việc thao túng, làm giá chứng khoán làm lũng đoạn thị trường trong thời gian qua ; CTĐC muốn mua lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và hoàn tất việc mua lại cổ phiếu của chính mình làm cổ phiếu quỹ hoặc bán cổ

phiếu quỹ phải báo cáo UBCK, đồng thời thực hiện công bố thông tin trên phương

tiện thông tin đại chúng, chậm nhất 7 ngày trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch Thông tư 09 cũng quy định chi tiết hơn việc công bố thông tin liên quan

đến báo cáo tài chính của CTĐC nói chung và CTĐC chưa niêm yết nói riêng.

CTĐC phải công bố bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của

pháp luật về kế toán và báo cáo kiểm toán.

Thứ hai, công ty niêm yết, Điểm mới của Thông tư 09 so với Thông tư 38 là công ty niêm yết phải giải trình khi lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo biến động từ 10%

trở lên so với cùng kỳ năm trước, thay vì doanh nghiệp phải giải trình khi kết quả

kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo biến động từ 5% trở lên như Thông tư 38.

Thông tư 09 bổ sung thêm việc công bố báo cáo bán niên của doanh nghiệp

và báo cáo này kèm theo toàn bộ báo cáo kết quả công tác soát xét báo cáo tài chính bán niên phải công bố trên phương tiện công bố thông tin của UBCK,

SGDCK và trang thông tin điện tử của tổ chức niêm yết và phải lưu trữ ít nhất

trong vòng 10 năm tiếp theo tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo. Ngoài ra, Thông tư 09 quy định các tổ chức niêm yết phải báo cáo giải trình khi cổ

phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp hoặc là tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp mà không theo xu thế chung của thị trường, thay vì các tổ chức

niêm yết phải giải trình khi cố phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp như trước đây.

Thứ ba, công ty chứng khoán, thông tư mới yêu cầu, hàng quý, các công ty chứng

khoán phải công bố thông tin về danh mục và giá các loại chứng khoán chưa niêm

yết mà công ty làm môi giới giao dịch trong vòng 10 ngày đầu tháng tiếp theo trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của công ty.

 Điểm đáng chú ý là theo quy định mới, công ty quản lý quỹ phải đăng tải toàn văn

báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm trên 1 số báo có phạm vi phát hành trong toàn quốc, kèm theo địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải toàn bộ báo cáo

tài chính hoặc địa chỉ cung cấp báo cáo tài chính để NĐT tham khảo. Đồng thời, Thông tư cũng đã quy định rõ hơn về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền của nhà đầu tư hiện hữu và công bố giao dịch chứng chỉ quỹ của các đối tượng có liên quan.

 Như vậy, Việc ra đời Thông tư 09 đã thúc đẩy việc công bố thông tin trên thị trường

chứng khoán., quyền lợi của nhà đầu tư ngày càng được quan tâm hơn. Tuy vậy, đây chỉ

là những bước đi sơ khai trong quá trình minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng

khoán Việt Nam. Con đường tiếp theo chính là công chúng đầu tư thể hiện quyền được

thông tin, cũng như nâng cao các hình phạt trong việc vi phạm công bố thông tin. Rõ

ràng, Thông tư 09 không có các quy định rõ ràng về xử lý vi phạm thông tin, các chế tài xử phạt còn nhẹ và chưa bao quát hết những vi phạm trong hoạt động trong công bố

thông tin nên cũng chưa thể kỳ vọng ngay các doanh nghiệp tích cực thực hiện công bố.

2.3 Thực trạng việc thực hiện các quy định về minh bạch hóa thông tin trên thị trường

Trước đây hoạt động công bố thông tin trên TTCK được quy định tại nghị định 144/NĐ-CP và thông tư 57/2004/TT-BTC. Hiện nay chúng ta có Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 và Thông tư số 38/2007/TT-BTC và gần đây là Thông tư 09/2010/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định về việc hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phải công bố thông tin, cụ thể được phân thành ba trường hợp là công bố thông tin định

kỳ, công bố thông tin bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu. Như vậy về cơ bản môi trường pháp lý đã được chuẩn bị khá đầy đủ nhằm đảm bảo môi trường đầu tư minh

bạch, đầy đủ thông tin và công bằng cho các nhà đầu tư. Việc công bố thông tin của tổ

chức niêm yết, công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán,…đến nhà đầu tư là một

khâu quan trọng, giúp cho thị trường minh bạch, đồng thời cũng giúp quá trình mua bán chứng khoán diễn ra công bằng, đồng vốn được sử dụng hiệu quả nhất.

Mặc dù luật pháp quy định về công bố thông tin đã có, nhưng người có trách

nhiệm thì vẫn chưa thực hiện nghiêm túc nên thị TTCK Việt Nam chưa thực sự minh

bạch và công bằng, môi trường đầu tư chưa thực sự tốt để có thể thu hút thêm nguồn vốn

từ xã hội. Thông tin được công bố thường có chất lượng thấp, thiếu sót, không đồng đều

và chậm trễ. Do đó xuất hiện sự biến động bất thường đến giá cổ phiếu bởi những “tin đồn” chưa được kiểm soát và xác minh của cơ quan nhà nước. Trong khi đó, đối với các

doanh nghiệp chưa niêm yết trên TTCK việc công bố thông tin chưa được kiểm soát chặt

chẽ. Sự phát triển của thị trường chứng khoán tập trung và TTCK phi tập trung liên quan mật thiết với nhau. Do đó, những tin tức sai lệch trên thị trường nào cũng sẽ tác động

mạnh mẽ đến giá chứng khoán . Diễn biến gía chứng khoán trong thời gian qua là một

minh chứng cho lập luận trên.

2.3.1 Bất cân xứng thông tin trên TTCK và những giao dịch gây thiệt hại cho các cổ đông bên ngoài, cổ đông nhỏ.

2.3.1.1 Công bố thông tin không đầy đủ, sai lệch

Ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh nghiệp

không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đã tác động bất lợi cho nhà đầu tư. Đặc biệt đối với các công ty có công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi tập trung

( OTC), phần lớn các công ty không chủ động cung cấp thông tin chi tiết những báo cáo

thuyết minh tài chính. Nhà đầu tư hầu như mù mờ về tình hình hoạt động kinh doanh của

công ty, tình hình tài chính và các khoản nợ vay của công ty. Các thông tin mà nhà đầu tư

tìm chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên các diễn đàn chứng khoán hoặc tin đồn … không có cơ sở, không được kiểm soát. Nhiều bản báo bạch còn sơ sài, thông tin vừa nghèo nàn vừa không chuẩn mực. Tệ hơn nữa, có công ty kiếm cớ thoái thác việc cung cấp bản cáo

bạch cho nhà đầu tư, không chỉ chậm nộp báo cáo tài chính, nhiều công ty còn báo cáo số

liệu thiếu chính xác, hoặc lợi dụng những quy định linh hoạt của pháp luật để lập những

báo cáo tài chính thiếu chính xác. Theo quy định thông báo về đấu gía được trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp. Để che dấu thông tin, có công ty đã ‘lách” bằng cách đăng thông báo trên những tờ báo rất ít người theo dõi.

Theo thống kê của UBCKNN, có tới 203 trên tổng số 500 doanh nghiệp đang

niêm yết tại 2 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TP HCM không hoàn thành nghĩa

vụ báo cáo và công bố thông tin cho Ủy ban trong thời gian qua.

Ngoài ra, nhữg thông tin, những bản cáo bạch, báo cáo tài chính trước khi được

công bố ra thì vẫn chưa đựơc kiểm tra kỹ lưỡng, vẫn còn nhiều sai lệch, không rõ ràng, thậm chí tồn tại nhiều sai lệch trong yếu, những sai lệch chưa được các công ty kiểm toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chấp nhận.

2.3.1.2 Có hiện tượng rò rỉ thông tin hay giao dịch nội gián

Sự rò rỉ thông tin thể hiện ở việc công bố các thông tin có lợi của công ty. Với

cách công bố thông tin hiện nay, việc rò rỉ thông tin dẫn đến giao dịch nội gián, đầu cơ là điều dễ hiểu xảy ra. Bởi theo qui định thì các công ty niêm yết phải chuyển các tài liệu,

thông tin về DN mình đến TTGDCK để các trung tâm công bố. Khoảng thời gian từ lúc

thông tin gửi về cho đến lúc được TTGDCK công bố có khi kéo dài đến 4-5 ngày. Với

quãng thời gian như vậy, những người nắm được các thông tin này hoàn toàn có thể đặt

những lệnh mua, bán cổ phiếu.. để kiếm lợi nhờ biết trước thông tin so với các nhà đầu tư khác. Đến khi đại đa số các nhà đầu tư trên thị thuờng biết được thông tin thì giá cổ phiếu đã tăng không ngừng. Hay như những với công ty bị lỗ, người có thông tin hoàn toàn có thể hoàn toàn quyết định bán sớm cổ phiếu mà mình nắm giữ để tránh thiệt hại.

Trong suốt từ cuối năm 2006 đến nay, các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn liên tiếp

dùng giao dịch nội gián hoặc thao túng giá chứng khoán đã làm cho TTCK không ổn định và mất cân bằng. Thiệt hại cho nhà đầu tư là rất lớn trong khi mức phạt thấp, khung

pháp lý chưa đầy đủ, chế tài còn nhẹ, không đủ răn đe. Như vậy, niềm tin của nhà đầu tư

2.3.1.3 Bỏ mặc các nhà đầu tư sau khi hoàn thành phương án phát hành huy động vốn

Điển hình là trường hợp Tổng giám đốc của Mía đường La Ngà lấy tiền đi đầu tư

chứng khoán, mà bản thân ông không phải là người có chuyên môn về chứng khoán. Với

việc làm này, ta có thể thấy ông nhận ra rằng cơ hội đầu tư cho các hoạt động kinh doanh

chính của công ty là không hấp dẫn. Theo ý nghĩa về tài chính doanh nghiệp hiện đại,

công ty sẽ có dòng tiền thặng dư mà không có cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận. Trong trường hợp đó, theo cách hành xử đúng về điều hành công ty đã được lý thuyết lẫn kinh

nghiệm thực tế ở các thị trường đi trước khẳng định: Công ty phải trả tiền về cho cổ đông

bằng cách chia cổ tức hay mua lại cổ phiếu. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2007 khi mà chỉ số VN- Index đang ở mức cao, không chỉ công ty Mía đường La Ngà mà còn nhiều đơn vị khác đã đem tiền cổ đông đóng góp vào để đầu tư tài chính hay đầu tư bất động

sản.

Việc vi phạm vấn đề điều hành công ty không chỉ phát sinh ở những công ty đại

chúng mà ngay các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước cũng sử dụng vốn để đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, thành lập ngân hàng…. Các tập đoàn, tổng công ty cho rằng

lĩnh vực kinh doanh chính thu hồi vốn chậm nên mở rộng sản xuất sang lĩnh vực khác để

nhanh chóng thu hồi vốn. Đây là lập luận hoàn toàn không hợp lý. Kinh doanh trái nghề nhưng thu lợi nhuận cao, sau đó các Tập đoàn báo cáo hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận, hay

hoàn thành kế hoạch kinh doanh, nhưng nền kinh tế vẫn thiếu điện, thiếu thép..Cổ đông

cũng “mù mịt” thông tin về các hoạt động trái ngành này chỉ biết khi thua lỗ và phải trích lập dư phòng.

2.3.1.4 Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư.

Ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức

mà không công bố rộng rãi. Đến nay, một hiện tượng phổ biến cho thấy trong các cuộc đấu gía thì người đấu giá thành công chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức. Loại trừ khả năng các nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích thì người ta cũng nghi ngờ các nhà đầu tư nhận được nhiều thông tin chất lượng hơn so với các nhà đầu tư cá thể.

2.3.1.5 Hiện tượng lừa đảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây không phải là hiện tượng phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng rất đáng cảnh báo các nhà đầu tư nghiệp dư, đặc biệt những người không có kiến

thức về chứng khoán và kinh tế lại có tham vọng làm giàu bằng kinh doanh chứng khoán.

2.3.1.6 Hiện tượng tung tin đồn

Trong thời gian hoạt động của thị trường chứng khoán, có không ít tin đồn ảnh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt nam (Trang 31)