giới tại văn phòng 7 – công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai
đoạn 2003-2007.
I. Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO). 1. Giới thiệu về PJICO.
1.1. Quá trình thành lập và phát triển.
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ( PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo giấy phép số 1873/GP-UB ngày 08 tháng 06 năm 1995 do chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoặt động là 25 năm. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Ngày 15 tháng 04 năm 2004, PJICO nhận giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng.
Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên được thành lập tại Việt Nam năm 1995 theo chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Nhà nước, là sự tập hợp sức mạnh kinh tế và uy tín của các công ty lớn của Nhà nước trong đó cổ đông sáng lập chi phối là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, và các cổ đông sáng lập khác là Tổng công ty thép Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam,…. Công ty bảo hiểm PJICO đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt và được đánh giá là một trong những công ty bảo hiểm có chất lượng dịch vụ hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
PJICO hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều lệ hoặt động đã được Đại hội cổ đông thông qua. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính.
Sau 12 năm hoạt động, với phương châm phục vụ tận nơi, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngay tại chỗ, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ trên 1.000 cán bộ nhân viên năng động, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại Hà Nội và 48 chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành từ bắc chí nam và hơn 4.500 đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong toàn quốc. Công ty PJICO đã nhanh chóng triển khai rộng rãi gần 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, tài sản hoả hoạn, hàng hải, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước và nước ngoài.
1.2
. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ( PJICO). Hình 3: Cơ cấu tổ chức của công ty
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định
Đai hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Các chi nhánh
Văn phòng đại diện Đại lý
Ban Kiểm soát
hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
Hội đồng quản trị. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân.
Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên.
Ban Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: trong đó có 1 Tổng giám đốc, và 3 Phó Tổng giám đốc.
1.3. Tình hình hoặt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2005-2007.
Sau 10 năm hình thành phát triển và đi vào hoạt động, PJICO đã có các bước phát triển đáng kể, thành công cũng có nhiều , kinh nghiệm rút ra từ các thất bại thực tiễn cũng đáng kể. Chính vì thế, PJICO đã ngày càng lớn mạnh trở thành một tập đoàn tài chính có uy lực và có một vị thế ngày càng vững chăc trên thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Để hểu rõ
hơn về tình hình hoặt động kinh doanh trong các năm gần đây của công ty, ta đi tìm hiểu bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả hoặt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị % tăng trưởng Giá trị % tăng trưởng Giá trị % tăng trưởng
Tổng thu kinh doanh
trong đó phí BH gốc 840,29 726 20.7 20,4 831,37 670 (-1,06) (-7,7) 1.040 880 25 31
Tổng chi kinh doanh
trong đó chi bồi thường gốc
805,3376,4 376,4 26 33 800,47 323,6 (-0,6) (-14,02) 910 352 13 9
Lợi nhuận trước thuế 12,5 (-64,3) 30.9 147,2 50 62
Tổng dự phòng nghiệp vụ 294 32,7 353 20,1 450 27,5
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO 2005-2007) Nhìn váo bảng số liệu ta thấy tình hình hoặt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2005-2007 có nhiều biến động. Cụ thể:
Đối với năm 2005: mặc dù vẫn đạt tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc, tổng doanh thu phí ở mức khoảng 20%, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn thị trường (16,5%) nhưng hiệu quả kinh doanh và chất lượng tăng trưởng trong năm lại không tốt, cụ thể chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế - có thể nói đây là chỉ tiêu quan trọng lại có sự tăng trưởng âm so với năm 2004, điều này đòi hỏi công ty phải có các chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh hơn.
Năm 2006: Các chỉ tiêu tổng thu, tổng chi kinh doanh, thu từ phí bảo hiểm, chi bồi thường bảo hiểm gốc luôn có sự thay đổi qua các năm. Nhìn trên bảng số liệu ta thấy năm 2006 các chỉ tiêu trên đều giảm mạnh, tuy nhiên phí thu từ bảo hiểm gốc giảm ít hơn so với chi bồi thường bảo hiểm gốc điều này giúp
cho lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng trưởng mạnh so với năm 2005
(147,2%), cùng với sự tăng lên của lợi nhuận thì dự phòng nghiệp vụ cũng tăng lên so với năm 2005 điều này cũng là động lực giúp cho công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh trong năm 2007.
Năm 2007: Có thể nói đây là một năm kinh doanh có hiệu quả đối với công ty. Nhìn vào bảng số liệu có thể nói các chỉ tiêu đã được khắc phục đáng kể, với tổng thu kinh doanh và thu từ phí bảo hiểm gốc tăng lên mạnh, tổng chi kinh doanh và chi bồi thường bảo hiểm gốc cũng tăng lên nhưng với mức độ tăng chậm hơn so với mức độ tăng trưởng của tổng thu và doanh thu từ phí. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn, tính chính xác, chuyên nghiệp hơn. Điều này giúp cho lợi nhuận trước thuế cũng như dự phòng nghiệp vụ năm 2007 tăng lên mạnh, càng thể hiện sự vững mạnh cũng như vị thế của công ty trên thị trường.
Ngay từ khi thành lập, PJICO đã triển khai và cung cấp trên 50 sản phẩm bảo hiểm trên toàn quốc, trong đó các sản phẩm bảo hiểm đóng góp chủ yếu trong tổng phí bảo hiểm gốc của PJICO bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm con người; Bảo hiểm hàng hải (bao gồm tàu thuyền và hàng hoá vận chuyển); Bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình và bảo hiểm tài sản hoả hoạn. Có thể thấy, đây là những sản phẩm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu toàn Công ty và cũng là các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Vậy trong các sản phẩm bảo hiểm đã nói trên thì nghiệp vụ nào đang giữ vai trò chủ đạo đối với công ty, đê hiểu rõ hơn tình hình hoặt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm đó ta đi tìm hiểu và phân tích bảng số liệu sau:
Nghiệp vụ 2005 2006 2007 Giá trị (tỷ đồng) % Giá trị (tỷ đồng) % Giá trị (tỷ đồng) % BH xe cơ giới 343,83 47,4 280,05 41,8 463 52,6 BH con người 61,7 8,5 66,96 10 80 9,1 BH hàng hoá 92,52 12,7 82,47 12,3 90 10,2 Bh tàu thuỷ 85,74 11,8 84,31 12,6 101 11,5 BH kỹ thuật 78,41 10,8 87,65 13,1 74 8,4 BH tài sản, trách nhiệm, BH khác 63,84 8,8 68,57 10,2 72 8,2 Tổng 726 100 670 100 880 100
( Nguồn: Báo cáo tài chính PJICO 2005-2007)
Qua bảng tình hình kinh doanh các nghiệp vụ BH của công ty giai đoạn 2005-2007, ta thấy nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới luôn giữ vị trí quan trọng trong công ty, qua 3 năm ta thấy nghiệp vụ BH này luôn giữ trên 40% doanh thu toàn công ty, đặc biệt năm 2007 nghiệp vụ này chiêm tới 463 tỷ đồng, tương đương 52,6% doanh thu của công ty. Qua đây có thể khẳng định nghiệp vụ BH xe cơ giới là nghiệp vụ mũi nhọn của công ty về mặt doanh số, đây cũng là nghiệp vụ giúp PJICO giữ vững thị thị phần ngay cả trong sức ép hội nhập và là nghiệp vụ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và đại lý. Chính vì thế cần phải có những chính sách, biện pháp phù hợp để ngày càng nâng cao hiệu quả nghiệp vụ nay trong các năm tiếp theo.
Tuy nhiên các nghiệp vụ bảo hiểm khác cũng đóng góp vai trò không kém phần quan trọng vào doanh thu chung của toàn PJICO (chiếm khoảng 1/2 doanh thu), vì thế bên cạnh nghiệp vụ BH xe cơ giới thì cũng cần phải có những chiến lược kinh doanh cụ thể giúp cho các nghiệp vụ còn lại kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.
2. Giới thiệu về văn phòng bảo hiểm 7 – công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO).
2.1. Quá trình thành lập, phát triển và có cấu tổ chức của văn phòng 7.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát tiển của công ty là ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh nhằm khai thác tối đa tiềm năng của thị trường, tăng vị thế và thị phần của công ty cũng như để thuận lợi cho vấn đề triển khai bảo hiểm như khai thác, giám định bồi thường,… thì PJICO đã quyết định mở thêm các chi nhánh khắp Hà Nội (trong đó có văn phòng 7).
Văn phòng 7 được thành lập năm 2003. Văn phòng có vị trí địa lý khá thuận lợi trong hoặt động kinh doanh của mình. Khi mới thành lập văn phòng chỉ có 7 nhân viên, hiện tại văn phòng đã có 11 nhân viên và hầu hết các nhân viên này đều tốt nghiệp chuyên ngành bảo hiểm của các trường đại học. Trong 11 người này thì có một trưởng phòng – là một người quản lý có kinh nghiêm, gương mẫu, và đặc biệt rất hiểu và tâm lý đối với nhân viên của mình, còn lại là 10 người khai thác viên. Trong 10 người khai thác viên này thì có 6 người là khai thác chuyên nghiệp, còn lại 4 người cụ thể có một phó phòng, một kế toán, một thống kê, một giám định viên, 4 người này bên cạnh làm các công việc chính trên họ còn kiêm cả khai thác.
Bên cạnh các cán bộ văn phòng thì văn phòng cũng có khoảng 14 Đại lý bảo hiểm trong đó có 6 Đai lý chuyên nghiệp và 8 Đại lý đang học việc. Tuy mới thành lập được hơn 5 năm nhưng tình hình kinh doanh của văn phòng 7 đã ngày càng phát triển và đi vào ổn định, tính chất nghiệp vụ ngày càng được nâng cao cho nên việc kinh doanh ngày càng hiệu quả vì thế văn phòng đã đóng góp một phần đáng kể vào thành công chung của toàn PJICO.
2.2. Tình hình kinh doanh của văn phòng BH khu vực 7 – PJICO giai đoạn 2005 – 2007.
Sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, tình hình kinh doanh của văn phòng 7 đã có nhiều thay đổi, cụ thể có nhiều bước phát triển mới về mọi mặt. Để hiểu rõ hơn về điều này ta đi phân tích bảng số liệu sau:
Bảng3. Kết quả hoặt động kinh doanh của văn phòng 7 – PJICO giai đoạn 2005 – 2007. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị % tăng trưởng Giá trị % tăng trưởng Giá trị % tăng trưởng Tổng thu phí nghiệp vụ 7122 73,7 4702 (- 34) 6620 41 Tổng chi phí nghiệp vụ
trong đó chi bồi thường gốc
64814684 4684 41,8 4405 2509 (- 34,2) 6196 3553 40,7 KQKD của văn phòng. ( = tổng thu - tổng chi phí) 641 58,2 297 (- 30,8) 424 42,8
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – văn phòng BH 7)
KQKD : Kết quả kinh doanh Trong giai đoạn 2005 – 2007 ta thấy:
Năm 2005 là năm có doanh thu phí bảo hiểm cao nhất đối với toàn văn phòng 7 với doanh thu đạt 7122 triệu đồng tăng 3022 Tr. đồng, tương đương tăng 73,7% so với năm 2004. Tuy nhiên năm 2005 cũng là năm có tổng chi phí cao nhất với 6481 triệu đồng tăng 41,8% so với năm 2004, tổng chi tăng cao bởi
vì năm 2004 toàn công ty thực hiện đợt khuyến mại bảo hiểm ô tô và triển khai mạnh bán bảo hiểm ô tô qua hệ thống ngân hàng, theo đó đa phần bảo hiểm ô tô bán ra trong các chương trình này để thu phí bảo hiểm 3 năm, chưa phát sinh bồi thường trong năm 2004, tới năm 2005 mới phát sinh bồi thường, cho nên chi bồi thường năm 2005 là 468 Tr. đồng, chiếm khoảng 72% tổng chi phí. Tuy nhiên nhìn trên bảng số liều ta thấy, tốc độ tăng của tổng chi vẫn thấp hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu ( cụ thể 41,8% và 73,7%) phí bảo hiểm so với năm 2004 cho nên kết quả kinh doanh của năm 2005 là 641 Tr. đồng, tương đương tăng 58,2% so với năm 2004.
Năm 2007 cũng là năm thành công đối với toàn văn phòng 7 với doanh thu phí nghiệp vụ là 6620 Tr. đồng tăng 1918 triệu đồng, tương đương tăng 41% so với năm 2006. Tổng chi phí bảo hiểm năm 2007 là 6196 triệu đồng trong đó chi bồi thường bảo hiểm gốc là 3553 triệu đồng chiếm tới 57,3% so với tổng chi.
Năm 2006 là năm kinh doanh kém hiệu quả nhất trong giai đoạn 2005 – 2007 với doanh thu chỉ đạt 4702 triệu đồng và tổng chi là 4405 triều đồng, cả hai chỉ tiêu này đền giảm đi khoảng 34% so với năm 2005 cho nên kết quả kinh doanh thu được trong năm này chỉ là 297 triệu đồng, tương đương giảm 30,8% so với năm 2005.
Cùng với lộ trình phát triển của công ty, văn phòng 7 hiện đang cung cấp hơn 50 sản phẩm bảo hiểm. Trong số đó, các nghiệp vụ bảo hiểm như BH xe cơ giới, BH hàng hóa, BH xây dựng và lắp đặt,… là các nghiệp vụ bảo hiểm chính đóng góp phần lớn vào trong doanh thu phí bảo hiểm của văn phòng. Cụ thể như sau:
Bảng 4. Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc qua các năm 2005 – 2007 của văn phòng 7 – PJICO.
Đơn vị: Triệu đồng
Nghiệp vụ 2005 2006 2007
Giá trị % Giá trị % Giá trị %