2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
2.4.2. Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp:
Hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn như hiện nay, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Trên thị trường hoạt động của nhiều doanh nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, chụp giật, không có tầm nhìn chiến lược là một thách thức lớn đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
+ Thực thi tốt kế hoạch phát thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm.
+ Ban hành và hướng dẫn chỉ triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành. Đối với các hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát bảo đảm các doanh nghiệp thực thi nghiêm túc các điều luật đó.
+ Việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải đảm bảo điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các DNNN, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh.
Tiếp tục duy trì chế độ bảo toàn vốn cho các DNNN. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, không bảo tồn được vốn kinh doanh thì kiên quyết thay đổi bộ máy lãnh đạo, cán bộ quản lý, giám đốc điều hành. Nếu những DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, sản phẩm không cạnh tranh được với cơ chế thị trường thì kiên quyết giải thể.
Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hoá các DNNN, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải phát triển kinh tế nhanh và vững chắc hơn để không bị tụt hậu. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam, với tư cách là huyết mạch của nền kinh tế, cần phải có sự cải cách, đổi mới triệt để hơn, sâu rộng hơn nữa để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế đất nước. Từ đó, cũng đòi hỏi hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam phải phát triển mạnh mẽ hơn, hoạt động có hiệu quả hơn để tạo lá chắn ngăn ngừa hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vững chắc cho hệ thống ngân hàng.Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp luôn gắn liền với rủi ro. Để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển, Ngân hàng thương mại phải có những giải pháp hạn chế rủi ro.
Việc nghiên cứu mô hình kinh tế lượng để thấy được vai trò và lợi ích của hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam là một đề tài rất mới đối với Việt Nam, nó là yêu cầu bức xúc và thực tiễn của hoạt động tín dụng. Chuyên đề đã đạt được một số kết quả đáng kể sau:
Chuyên đề đã nêu lên được các vấn đề cơ bản về tín dụng và các rủi ro thường gặp đối với các ngân hàng thương mại trong đó đi sâu vào làm rõ hiệu quả của thông tin tín dụng đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Chuyên đề cũng nêu ra được những điểm khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, phòng giao dịch 50 Phố Huế, chỉ rõ những thành tựu trên nhiều mặt mà ngân hàng đã đạt được.
Thông qua việc đưa ra bài toán đánh giá hiệu quả của thông tin tín dụng đối với ngân hàng thương mại, chuyên đề cũng nêu ra một số kiến
nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm tốt việc sử dụng thông tin tín dụng để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thương mại.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của những người quan tâm đến vấn đề này.
Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS. Trần Bá Phi và các anh chị tại phòng giao dịch 50 Phố Huế, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình để em hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tạp chí, thời báo Ngân hàng, Tài chính
2. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh - 1998
3. Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính - Tác giả Lê Vinh Danh - NXB Chính trị - Năm 1997.
4. Frederic S. Mis khin - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội - Năm 1994.
5. Luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng - NXB pháp lý - Năm 1997.
6. Các Nghị định, thông tư, hướng dẫn của Chính phủ, NHNN, NHCT Việt Nam.
7. Giáo trình Kinh tế lượng nâng cao, GS.TS Nguyễn Quang Dong 8. Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Cổ phần An Bình các năm 2004_2006.