VĂN BẢN: CON KỲ NHÔN G SÊKHÔP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học ở nhà trường phổ thông theo tinh tần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 108 - 126)

C. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1:

A. VĂN BẢN: CON KỲ NHÔN G SÊKHÔP

Cảnh sát viên Ôtsumelốp mình vận bành tô mới, tay cầm một cái gói, đang đi qua bãi chợ. Bước theo sau y là một người lính cẩm, tóc hung hung đỏ, tay xách một giỏ đầy phúc bồn tử mới tịch thu được.

Chung quanh yên ắng... Bãi chợ vắng tanh không một bóng người... Cánh cửa những hiệu tạp hoá, những quán rượu mở toang như những miệng thú đói buồn tẻ nhìn ra đường, đến cả ăn mày quanh đấy cũng không có một ai. - Mày dám cắn hả, đồ khốn! - bất ngờ Ôtsumelốp nghe thấy. - Các cậu ơi, đừng để nó sống nhé! Bây giờ người ta không cho phép để chó cắn người đâu! Bắt lấy! A... a.

Có tiếng chó kêu rống lên ăng ẳng. Ôtsumelốp nhìn sang một bên và thấy: từ kho củi của tay lái buôn Pitsugin có một con chó chạy khập khiễng bằng ba chân, vừa chạy vừa quay đầu lại nhìn. Đuổi theo sau nó là một người mặc áo sơ mi hoa mới hồ và một chiếc gilê mở cúc. Người ấy chạy theo con chó, cổ vươn ra phía trước, anh ta ngã xoài xuống đất và túm lấy đôi cẳng sau của con vật. Lại nghe thấy tiếng chó ăng ẳng và tiếng kêu: "Đừng để nó sổng!" Từ phía sau các cửa hiệu ló ra những bộ mặt ngái ngủ, và chỉ một lúc sau bên kho củi đã thấy tụ tập cả một đám đông tựa hồ như là chui từ dưới đất lên.

- Thưa ngài, hình như có chuyện mất trật tự ạ! - người lính cẩm nói.

Ôtsumelốp nghiêng nửa vòng, quay sang bên trái và bước tới chỗ đám đông. Ông ta nhìn thấy anh chàng mặc áo gilê mở cúc ban nãy đang đứng ngay sát bên cổng nhà kho, cánh tay phải giơ

lên chìa cho mọi người xem ngón tay rớm máu. Bộ mặt ngà ngà say của anh ta như muốn nói: "Thế đấy, đồ chó má, tao vặt cổ mày đi đấy?!', và cả ngón tay kia cũng ra vẻ đắc thắng. Ôtsumelốp nhận ra anh ta là anh thợ kim hoàn Khơriukin. Chính giữa đám đông là thủ phạm gây ra chuyện huyên náo vừa rồi - một con chó săn nhỏ mõm dài, trên lưng có một khoảng lông màu vàng, đang ngồi trên mặt đất, toàn thân run rẩy, hai chân trước xoạc ra hai bên. Đôi mắt ươn ướt của nó lộ vẻ rầu rĩ và kinh hãi.

- Có chuyện gì vậy hả? - Ôtsumelốp hỏi, gạt mọi người, đi thẳng vào giữa đám đông. - Sao thế hả? Sao lại giơ ngón tay lên thế kia?... Ai vừa kêu ầm lên vậy hả ?

- Thưa ngài, tôi đang đi, chẳng động chạm gì đến ai... - Khơriukin bắt đầu nói, đưa lòng bàn tay lên che miệng húng hắng ho. - Tôi đang đến mua củi của ông Mitơri Mitơrits đây, - thì bất thình lình con vật đểu cáng này tự nhiên chồm lên cắn vào ngón tay... Xin ngài miễn thứ cho, tôi là một người làm ăn... Tôi phải làm một việc rất tỉ mẩn. Tôi đòi người ta phải bồi thường cho tôi, vì cái ngón tay này có dễ phải đến một tuần tôi mới cử động được... Thưa ngài, pháp luật không thấy ghi rằng gặp những con chó như thế này thì đành phải chịu lép ạ... Ví thử con chó nào cũng nhè người mà cắn thì đừng sống trên đời này nữa còn hơn...

- Hừm?... Được rồi... - Ôtsumelốp nghiêm giọng nói, ho mấy tiếng và cau đôi mày. - Được rồi... Con chó này của ai? Ta không để yên chuyện này đâu. Ta sẽ cho các người biết cứ thả rông chó như thế là thế nào! Đã đến lúc phải lưu tâm đến các vị không muốn chấp hành các điều lệ quy tắc! Phải phạt cái thằng vô lại rồi nó mới biết rằng thả rông chó và các súc vật khác đối với ta nghĩa là thế nào? Ta sẽ cho nó biết tay ta? Này, Enđưrin, - Ôtsumelốp quay lại nói với người lính cẩm, - hãy điều tra xem, con chó này của ai, rồi lập ngay biên bản! Con chó này phải đập chết thôi. Đập chết ngay! Chắc là nó bị dại rồi... Này, nghe ta hỏi, con chó này là của ai?

- Hình như của tướng Giưgalốp! - có ai trong đám đông nói.

- Của tướng Giưgalốp à? Hừm!... Enđưrin, cởi hộ ta cái bành tô với... Chà, thật là khủng khiếp, nóng chi là nóng? Hình như trời sắp mưa rồi hay sao ấy... Này, có một điều ta không hiểu: tại sao nó lại có thể cắn nhà ngươi được? - Ôtsumelốp nói với Khơriukin. - Nó mà lại chồm đến được ngón tay của ngươi à? Nó thì bé, còn nhà ngươi thì cao to thế kia cơ mà? Chắc là ngón tay nhà ngươi lại xước phải cái đinh nào rồi sau đấy ngươi mới chợt nghĩ ra là phải bịa chuyện mà kiếm chác. Ta còn lạ gì... đồ các ngươi!

- Thưa ngài, anh ta lấy thuốc lá gí vào mõm con chó để làm trò cười, còn nó thì chẳng ngu dại gì, nó tớp ngay lấy ngón tay anh ta… Thưa ngài, anh ta đần lắm ạ!

- Chỉ nói láo, đồ chột mắt! Mày không nhìn thấy sao mày lại còn bịa chuyện? Ngài đây là người mẫn tiệp, thế nào ngài cũng phân biệt được đứa nào nói láo còn ai nói thật như nói thật cho Chúa trời nghe... Nếu tôi mà nói sai thì cứ xin để quan tòa phán xử. Dạ, bây giờ pháp luật đã có

nói... tất cả đều bình đẳng... Chính tôi cũng có người anh em làm sen đầm đấy ạ ngài có muốn biết không ạ.

- Đừng lý sự nữa!

- Không, con chó này không phải của ngài thiếu tướng đâu... - người lính cẩm nhận xét đầy thâm ý. - Ngài thiếu tướng chẳng có loại chó này đâu. Chó của ngài phải chắc là chó săn nòi thôi...

- Ngươi biết chắc điều ấy à? - Thưa ngài, chắc thế ạ...

- Chính ta cũng đã biết thế. Chó của ngài thiếu tướng là loại chó quý, chó nòi chứ đâu như con này - có trời mà biết là loại chó gì! Lông xù, trông mã chả ra làm sao... Nhìn vào chỉ tổ bẩn mắt thôi... Ngài thiếu tướng mà lại nuôi loại chó này hả?! Trí khôn của các người để đâu cả rồi? Nếu cái thứ chó này ở Pêtecbua hay Matxcơva, thì các người có biết sẽ ra thế nào không? Ở đấy người ta sẽ chả phải giở luật giở liếc gì hết và chỉ một loáng sau thôi là hết ngáp. Này Khơriukin, người bị nạn thế rồi thì đừng có mà làm ngơ nghe chưa? Phải cho chủ nó biết tay! Thôi...

- Mà cũng có thể là chó của ngài thiếu tướng... - người lính cẩm nói ý nghĩ ra miệng. - ở mõm nó có đề chữ gì đâu... Mới đây tôi có trông thấy trong sân ngài thiếu tướng một con chó giống như con này.

- Đúng rồi, của ngài thiếu tướng đấy! - Có giọng ai nói trong đám đông. - Hừm!... Này Enđưrin, mặc hộ ta cái áo bành tô một tý… Trời chuyển gió rồi đấy… Ren rét là… Ngươi dắt con chó đến chỗ ngài thiếu tướng và hỏi ở đấy xem. Bẩm rằng ta đã tìm được và xin gửi lại ngài... Ngươi cũng nói rằng về sau đừng thả nó ra ngoài phố nữa... Có thể là nó thuộc loài chó quý đấy, biết đâu chả có một đứa nào đấy ngu như lợn lại gí thuốc lá vào mũi nó, thì làm xấu cả con chó đi. Chó là một giống vật ưa nhẹ tay... Còn thằng ba hoa kia, bỏ tay xuống đi! Hay hớm gì mà cứ trưng ngón tay ngu xuẩn kia lên mãi thế! Chính nhà ngươi có lỗi chứ còn ai! - Kìa, anh bếp của ngài thiếu tướng đang đi đến kia kìa, ta hỏi thử anh ta xem... ê, Pơrôkhor! Lại đây, lại đây, anh bạn thân mến! Anh thử nhìn con chó xem coi... Có phải của trên nhà ngài không?

- Làm gì có chuyện đó. Cả đời tôi chưa thấy ông chủ tôi nuôi chó nào như thế!

- Thôi, chẳng việc gì phải hỏi lâu la nữa, - Ôtsumelốp nói. - Nó đúng là chó chạy rông rồi? Không phải bàn cãi gì nữa... Ta đã nói là chó chạy rông... Đem mà đập chết đi, thế thôi.

- Con chó này không phải của ông chủ tôi, - Pơrôkhor nói tiếp. - Nó là của em ông chủ tôi vừa mới đến đây hôm nọ. Ông chủ tôi không thích giống chó săn, ông em ngài mới thích...

- Em ngài thiếu tướng vừa mới đến thật ư? Ông Vlađimir Ivannứts phải không? - Ôtsumelốp hỏi, y cười hớn hở, nở nang cả mặt mày. - Đúng thế hả? Thế mà tôi cũng chẳng hay biết gì cả! ông ấy về đây chơi à?

- Đúng thế hả! Chắc ngài lại nhớ người anh em mình rồi... Thế mà tôi chả biết tý gì? Thế, thế con chó này của ông ấy đấy à? Tôi thật là mừng... Này, anh đưa nó về đi… Con chó trông cũng khá đấy… Nó khôn ranh gớm… Nó vừa ngoạm tay thằng cha kia một cái đấy? Hà, hà hà… mà này chú cún, việc gì chú phải run lên thế nữa? Chạc, chạc, chắc chú mình đang nổi cơn thịnh nộ đây… Chà, kiếm đâu ra con cún kháu khỉnh quá ta… Pơrôkhor gọi con chó và cùng đi với nó ra khỏi kho củi. Cả đám người cười rộ lên nhạo Khơriukin.

- Liệu hồn đấy, ngươi còn biết tay ta! - Ôtsumelốp nói đe y, khép vạt áo bành tô lại, rồi tiếp tục đi qua bãi chợ.

(Phan Hồng Giang dịch) B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn? Nếu được phép thay đổi em sẽ đổi tên truyện là gì? Vì sao?

2. Em hình dung nhân vật viên cảnh sát Ôtsumelốp là con người như thế nào? (Ngoại hình và tính cách)

3. Nhận xét của em về đoạn văn miêu tả không gian bãi chợ? Không gian đó có liên hệ như thế nào đối với âm thanh mà viên cảnh sát nghe thấy?

4. Suy nghĩ của em về câu nói của Sêkhôp với em gái của mình "giữa mọi người, cần phải ý thức được nhân phẩm của mình (...) em hãy biết rằng con người nhỏ bé trung thực không phải là người hèn mọn"? Truyện ngắn này có quan hệ như thế nào với câu nói trên?

C. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: Câu 1:

+ Con kỳ nhông mang ý nghĩa:

- Nghĩa đen: con kỳ nhông có thể thay đổi sắc màu của da để thích nghi với môi trường sống. - Nghĩa bóng: sự biến đổi không ngừng của lời nói con người hay nhân cách con người có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh.

+ Cuộc sống đôi khi cần đến sự thay đổi nhưng sự thay đổi đến chóng mặt của viên cảnh sát khiến chúng ta nghĩ đến con người của anh ta: ưa thay đổi, hoặc bất chấp tất cả để đạt được mục đích sống của mình.

+ Tiếng cười bật ra từ sự thay đổi đến chóng mặt trong lời nói của viên cảnh sát trưởng khiến mọi người liên tưởng đến hình ảnh của con kỳ nhông.

Câu 2:

+ Ngoại hình: mặc một chiếc áo bành tô mới...

+ Tính cách: người có trách nhiệm trong công việc, rất công minh nhưng cũng cũng là người hay thay đổi để đạt được mục đích của mình...

Câu 3:

+ Không gian được miêu tả ở trạng thái tĩnh, không một tiếng động tạo cảm giác ngột ngạt, khó thở. Bản thân con người cũng thấy tù túng trong không gian yên lặng đó.

+ Chỉ hai câu văn miêu tả quang cảnh bãi chợ song nó gợi cho người đọc sự nhàm chán, tẻ nhạt của cuộc sống đang diễn ra quanh đây và không gian ngột ngạt ấy như tô đậm thêm cho sự nhàm chán của con người và vạn vật nơi đây.

+ Trong nền không gian tù túng đó, âm thanh ăng ẳng của tiếng chó kêu cùng tiếng người chửi rủa như phá vỡ bầu không khí ngột ngạt đó. Tuy vậy, nó báo động một cuộc chiến sẽ xảy ra và hình như làm tăng thêm sự bức bối, sự ngột ngạt trong tâm hồn con người.

Câu 4:

+ Sêkhôp luôn nhận thức rất rõ nhân phẩm của mình và ông coi trọng điều đó. Chính vì thế, ông khuyên em cần phải ý thức được nhân phẩm của mình để ứng xử cho tốt giữa cuộc đời. Với ông, không phải lúc nào mình cũng phải cúi đầu, nếu cúi đầu trước một nhân phẩm cao cả điều đó có thể chấp nhận được nhưng cúi đầu trước một kẻ không ra gì, đó là cái cúi đầu của kẻ hèn mọn. Nếu sống mà luôn phải như vậy, con người chúng ta sẽ trở nên hèn kém trước tất cả mọi người.

+ Viên cảnh sát trong truyện Con kỳ nhông là kẻ đã đánh mất bản thân mình, đánh mất nhân

phẩm của mình để đánh đổi địa vị đang có. Cái người dân quan tâm và trọng vọng anh đó là nhân phẩm thì anh đã không còn, vì thế, dù địa vị có cao đi nữa, anh vẫn chỉ là con kỳ nhông giữa cuộc đời.

PHỤ LỤC 9 A. VĂN BẢN: Đọc thêm: ĐÊM - ÊXÊNIN НОЧЬ Тихо дремлет река. Темный бор не шумит. Соловей не поет, И дергач не кричит. Ночь. Вокруг тишина. Ручеек лишь журчит. Своим блеском луна Все вокруг серебрит. Серебрится река. Серебрится ручей. Серебрится трава Орошенных степей. Ночь. Вокруг тишина. В природе все спит. ĐÊM

Dòng sông thiu thiu ngủ, Rừng thông tối ngưng reo, Họa mi không hót nữa, Muông thú cũng ngừng kêu. Đêm. Bốn bề tĩnh lặng Còn suối róc rách thôi, Và vầng trăng vằng vặc Rắc bạc khắp nơi nơi. Bạc lấp lánh dòng sông, Bạc long lanh bờ suối, Bạc láng trên cỏ cây

Thảo nguyên thành đắm đuối. Đêm. Bốn bề tĩnh lặng.

Vạn vật ngủ say rồi. Riêng vầng trăng vằng vặc

(Tạ Phương dịch) B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Cảm xúc đầu tiên của em khi đọc xong bài thơ này ?

2. Không gian và thời gian nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, nội dung của tác phẩm ?

3. Theo em, nét đẹp của bài thơ thể hiện ở chi tiết nào ? Vì sao ? Sự long lanh của thiên nhiên, của vạn vật, của đất trời về đêm được nhà thơ thể hiện rất tài tình. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.

4. Ánh trăng có vai trò như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ? So sánh hình ảnh ánh trăng trong bài với những bài thơ khác để thấy rõ sự độc đáo của Êxênin trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

5. So sánh cảm xúc của hai khổ thơ 2 và 4? Em thử hình dung phần kết của hai khổ thơ này là gì ? C. GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1:

+ Đây là bài thơ giàu cảm xúc, với ngôn từ đẹp và hình ảnh thơ lạ, có sức cuốn hút. Своим блеском луна

Все вокруг серебрит. 1911-1912

Vẫn rắc bạc nơi nơi. 1911-1912

+ Thiên nhiên trong thơ hiện ra tràn ngập sắc màu bàng bạc của ánh trăng, của sự lung linh huyền ảo trong đêm. Sự tĩnh lặng của thiên nhiên như làm nền cho cảm xúc thăng hoa để rồi, tất cả đọng lại trong ánh trăng đêm đó. Tuy vậy, cảm giác buồn vẫn tồn tại khiến cho sự vật, tâm hồn con người và cả thiên nhiên như níu kéo đan xen lẫn nhau, tạo cảm giác nỗi buồn không dứt mà hòa cả vào ánh trăng đêm.

Câu 2:

+ Không gian mở ra từ xa cho đến gần, lên trên và xuống thấp để cuối cùng dừng lại ở ánh trăng đêm vằng vặc soi giữa trời. Không gian rộng lớn đó đem lại cảm giác về một nỗi buồn trải dài theo sự dịch chuyển của ánh trăng, của tầm nhìn nhân vật trữ tình. Nó gợi sự cô đơn, lẻ loi giữa vẻ đẹp của thiên nhiên về đêm.

+ Thời gian nghệ thuật cũng góp phần tạo nên sự tĩnh lặng và sự cô đơn đó. Bước chân của thời gian chầm chậm trôi theo sự chuyển dịch của không gian. Nhịp thời có lúc như ngừng lại trong dấu chấm ngắt giữa dòng có lúc như trôi nhanh, lúc lại dạt dào cảm xúc trong từng khoảng không

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học ở nhà trường phổ thông theo tinh tần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 108 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)