LÃNG QUẢ THÔNG – PAUXTÔPXKI a Giới thiệu tác giả:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học ở nhà trường phổ thông theo tinh tần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 48 - 50)

a. Giới thiệu tác giả:

CÔNGXTANTIN GIOOCGIÊVICH PAUXTÔPXKI

Côngxtantin Gioocgiêvich Pauxtôpxki (3.05.1892 – 14.7.1968) - sinh trưởng trong một gia đình công chức ngành đường sắt ở miền Đapôrôxơ.

Năm ông học lớp 6, gia đình ly tán, từ đó, ông bắt đầu cuộc sống khổ cực bằng việc nghề dạy kèm để sống và học tập. Đó là thời gian ông viết truyện ngắn đầu tiên đăng trên Tạp chí văn học Kiev “Những ngọn lửa” vào năm 1911.

Học 2 năm ở trường Đại học tổng hợp Kiev, sau đó chuyển đến trường Đại học tổng hợp Matxcơva.

Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, ông bắt đầu “đi vào cuộc sống”, để “biết tất cả, cảm nhận tất cả và hiểu tất cả” [93] làm tư liệu viết văn.

Thập kỉ 30 của thế kỷ XX đánh dấu sự thành công vang dội của ông trên văn đàn cũng là khoảng thời gian sung sức nhất trong sự nghiệp của nhà văn. Ông lần lượt cho ra mắt những truyện

dài và tiểu thuyết lịch sử như: Kara - Bugar (1932), Số phận của Saclơ Lônxêvin (1933), Conkhiđa (1934), Câu chuyện phương Bắc (1938), và một số tác phẩm viết về công việc sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ: Ôrext Kivetxki (1937), Tarat Sepchenkô (1939), Tiểu thuyết về rừng (1949), Bông

Truyện của Pauxtôpxki đem lại cảm giác nhẹ nhàng cho người đọc và tìm thấy niềm vui, sự thanh thản trong mỗi câu chuyện của ông.

b. Vài nét về tác phẩm

Không phải ngẫu nhiên Pauxtôpxki được mệnh danh là “Nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá của văn xuôi”. Mỗi câu chuyện ông viết ra đều mang âm hưởng của những khúc nhạc trữ tình, của những giai điệu ngọt ngào. Phađêep đã từng nói rằng: "Văn xuôi cần phải có cánh. Đôi cánh ấy chính là thơ". Chất thơ chính là chiếc cầu nối đưa văn xuôi thấm vào hồn người nhẹ nhàng sâu lắng nhanh nhất và dịu êm nhất. Chính L. Tônxtôi cũng từng tự nhủ rằng: Tôi không bao giờ hiểu đâu là

ranh giới giữa văn xuôi và thi ca. Còn Pauxtôpxki, trong Truyện cuộc đời cũng bộc bạch rằng: "Tôi

đã nhìn thế giới xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ (...). Tôi biết rằng thơ - đó là cuộc sống được thể hiện ở dạng hoàn thiện nhất, là thế giới mở ra trong tất cả chiều sâu mà cặp mắt dửng dưng lười nhác không thể nào bao quát được" [nguồn Internet].

Lẵng quả thông là một bài thơ như thế.

Lẵng quả thông - trích trong Bình minh mưa kể về câu chuyện của cô bé con người gác rừng

trong một buổi đi nhặt quả thông trở về nhà được một người đàn ông mang hộ lẵng quả thông và hứa sẽ tặng cô một món quà nhân ngày sinh nhật lần thứ 18. Cô bé đã rất muốn nhận món quà ngay lúc ấy nhưng không được. Theo thời gian, cô quên mất rằng có người hứa tặng quà cho cô. Tuy nhiên, người đàn ông ấy không quên. Đó chính là một người nghệ sĩ piano nổi tiếng. Ông đã chuẩn bị cho cô bé một món quà đầy ý nghĩa - một bản nhạc ca ngợi cuộc sống.

Đoạn trích chúng tôi lựa chọn nằm ở phần cuối của truyện ngắn khi cô bé Đanhi đã rời quê hương của mình đến nơi khác sinh sống. Món quà mà cha cô tặng cô nhân ngày sinh nhật 18 tuổi là chuyến đi trở về với miền quê yêu dấu. Ở nơi đó cô đã nhận được món quà sinh nhật của người nghệ sĩ già. “Cuộc sống ơi, ta mến yêu người” là câu cuối Đanhi thốt lên khi hiểu rõ món quà cô được tặng.

c. Lí do lựa chọn

Truyện của Pauxtôpxki thường kể về những điều đơn giản của cuộc sống, về những câu chuyện tưởng chừng như ta đã gặp đâu đó trong cuộc sống đời thường, vì thế, nó rất gần với sự cảm nhận và tâm hồn người Việt Nam.

Thần thái của văn xuôi Pauxtôpxki là chất thơ ngọt ngào. Điều này được thể hiện khá rõ

trong Lãng quả thông. Chất thơ trong tác phẩm này tỏa ra từ những vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, của

Lãng quả thông mang trong mình ánh sáng của thiên nhiên Nga diệu kì được tô điểm bởi

những dòng văn Pauxtôpxki như thôi thúc người đọc khám phá sâu hơn nữa thế giới kì diệu của vẻ đẹp đó. Bức tranh thiên nhiên Nga hiện lên trong truyện huyền diệu biết bao với những khu rừng tràn ngập bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào, với tiếng sóng vỗ bờ, với những hàng rêu từ trên cành cây xõa xuống mặt đất như những mái tóc xanh.

Vẻ đẹp của truyện ngắn còn đến từ những câu chuyện không có chuyện. Nhân vật trong Lẵng

quả thông được miêu tả thiên về cảm xúc bên trong. Đó là những diễn biến, nhưng cảm xúc, những

giây phút độc thoại nội tâm chảy tràn trên trang giấy đem lại cho người đọc những ấn tượng khó quên.

Ngoài ra, giọng điệu trong truyện của Pauxtôpxki mang âm hưởng nhẹ nhàng, êm đềm - một đặc trưng phong cách văn xuôi của nhà văn khiến cho cốt truyện đơn giản nhưng vẫn níu giữ được người đọc đến những chữ cuối cùng.

Với Pauxtôpxki, văn xuôi là hiện thân của tình yêu thơ không trở thành hiện thực. Ông đã giành trọn tình yêu thơ của mình cho văn xuôi. Những trang văn xuôi của ông là những bản nhạc

mượt mà, êm đềm mà Lẵng quả thông là một nốt nhạc trong sáng và đằm thắm.

Học sinh lớp 8 tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng đó cũng là lứa tuổi nhiều mơ ước, nhiều khát khao về cuộc sống của riêng mình. Các em cần những bài học về cái đẹp của cuộc sống để định hình cho mình một hướng đi đúng đắn hơn khi bước chân vào thế giới của những người bắt đầu lớn - lứa tuổi thanh niên. 14 tuổi với những mộng mơ riêng của bản thân, các em sẽ hình thành cho mình bài học từ những điều đơn giản trong cuộc sống, từ đó có cái nhìn chân thực hơn về cuộc sống vốn có quá nhiều cảm bẫy như bây giờ, tìm một điều nhỏ nhặt từ cái đẹp của nó đem gom lại, sẽ có lúc các em hiểu tình yêu cuộc sống là gì, và cuộc sống này đáng sống, đáng xây dựng như thế nào? Đoạn trích còn là bài học cần thiết cho các em khi bước chân vào đời.

Nghệ thuật viết truyện của Pauxtôpxki với những tình tiết nhẹ nhàng, không nhiều góc cạnh nhưng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, là tấm gương để người đọc nhìn lại mình, lắng lòng để cảm nhận và sống tốt hơn với chính mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học ở nhà trường phổ thông theo tinh tần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 48 - 50)