1. Cảm nhận chung về đoạn trích trên?
2. Sức hấp dẫn nhất của đoạn trích này là gì? Vì sao?
3. Theo em, bức tranh treo trong phòng thư viện có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của Grây? Em thử hình dung khuôn mặt của chú bé Grây lúc đứng nhìn bức tranh đó như thế nào?
4. Sự khác biệt giữa Grây 15 tuổi và Grây 21 tuổi được tác giả thể hiện như thế nào? Dấu hiệu nào cho thấy Grây đã vươn đến cái đích của đời mình?
5. Nhận xét của em về nghệ thuật viết văn của Grin? C. GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1:
+ Đoạn trích là câu chuyện kể về giấc mơ thuyền trưởng của cậu bé Grây khi khám phá ra thế giới bí mật của đại dương, của những vùng đất lạ cần rất nhiều đến sự dũng cảm của con người để khám phá ra nó.
+ Đó là đoạn trích đem lại cảm giác của sự khát khao chinh phục, khám phá sự mới lạ của tâm hồn ưu thích sự phiêu lưu mạo hiểm, được làm những điều mình mong ước.
+ Đoạn trích gợi cho người đọc sự thích thú, tò mò và cảm giác được chiếm lĩnh bản thân, chiếm lĩnh giấc mơ khám phá của cậu bé Grây. Từ đó, người đọc như được sống trong sự khát khao đó, trong những chuyến đi đầy gian khổ của cậu mong đạt đến đích của ước mơ.
+ Đoạn trích giúp người đọc hiểu rằng: con người chỉ cần có niềm tin, nghị lực cùng với sự khát khao chiếm lĩnh cuộc sống, họ sẽ có tất cả.
Câu 2:
+ Đoạn trích đem lại cho người đọc niềm tin vào sự khát khao sẽ thành hiện thực.
+ Đoạn trích cũng đem lại những giây phút lắng lòng cho người đọc khi chứng kiến sự gặp gỡ của hai mẹ con sau nhiều năm xa cách. Sự im lặng giữa hai người gợi cho người đọc sự thâm sâu của biển cả. Không nhiều lời nhưng cả hai như hiểu tất cả. Người mẹ đã nhận ra sức mạnh tồn tại trong mình bao nhiêu năm qua chính là ở người con và đứa con hiểu rằng, mẹ và giác mơ của cậu sẽ luôn song hành trong cuộc đời.
Câu 3:
+ Bức tranh đó đem lại cho Grây những ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh người thuyền trưởng điều khiển con thuyền giữa giông tố của biển khơi.
+ “Bức tranh ấy đối với cậu đã trở thành lời nói cần thiết trong cuộc đối thoại giữa tâm hồn và cuộc sống, thiếu lời nói đó thì cậu không thể nào tự hiểu được mình nữa”.
+ Grây tìm hiểu cuộc sống của những người đi biển và hình ảnh những con tàu với những bến bờ xa lạ đem lại cho anh niềm hứng thú, say mê hiếm có. Sự thích thú được chìm đắm trong nó trở thành niềm yêu thích của cuộc đời anh và quan trọng hơn cả đó là anh đã nhận ra lẽ sống của cuộc đời mình là gì? “Trong tâm trí cậu bé, biển bao la dần dần được hình thành”. Cậu đã đến với giấc mơ thuyền trưởng như vậy đó.
+ Khuôn mặt của Grây khi đứng trước bức tranh tỏa ra niềm hạnh phúc vô bờ nhưng cũng không giấu diếm sự căng thẳng. Hạnh phúc vì mình đã đối thoại được với tâm hồn mình và bức tranh là cầu nối. Căng thẳng vì Grây hiểu rằng, tiếng nói cậu nghe không rõ đó sẽ dẫn cậu đến với những khó khăn cùng những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm mà bản thân cậu không hình dung hết. Tuy nhiên, với cậu được thể hiện niềm khát khao của chính mình mới là sự hạnh phúc và căng thẳng nhất trong cuộc đời.
Câu 4:
+ Grây 15 tuổi mang trong mình sự bướng bỉnh của người mới bước chân vào cuộc sống. Đó là cậu bé có lòng dũng cảm, khát khao làm được điều mà mình mong muốn bất chấp tất cả. Cậu uống rượu, hút thuốc để tìm cách xóa tan dấu vết của một công tử bột, để mong được cuộc đời chấp nhận. Cậu khám phá thế giới, cuộc sống bằng tất cả những đồng tiền có được để hiểu rằng cậu cũng có khả năng sống và tồn tại như bất cứ người thủy thủ dày dạn nào.
+ Grây 21 tuổi chững chạc, điềm tĩnh nhưng quyết đoán hơn trước. Câu 5:
+ Nhịp điệu kể lúc dịu êm, lúc ồn ào như trận cuồng phong bão tố trên biển gợi cho người đọc cảm giác đang dấn thân cùng Grây trên con đường chinh phục giấc mơ của mình.
+ Đoạn miêu tả về cảm giác của Grây khi đứng trước bức tranh về biển trong thư viện đã phô diễn tài năng của Grin. Người đọc như cùng chung cảm xúc với cậu khi lắng nghe được tiếng nói của người thuyền trưởng trước cơn giông bão của biển cả cùng sự thúc giục ra đi của ông để đến với những miền đất xa lạ. Khát vọng chinh phục hiện rõ trong từng câu chữ.
PHỤ LỤC 6