1. 8.7 Môi trường đô thị
4.4. TỆ THAM NHŨNG VÀ LỐI SỐNG TIÊU THỤ :
Lối sống tiêu thụ vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy của mô hình tăng trưởng kinh tế. Bởi vì tiêu thụ tạo ra "cầu, từđó thúc đẩy cung". Lối sống tiêu thụ ngày càng lan tràn, từ các nước giàu sang các nước nghèo, từ đô thị đến nông thôn. Tiêu chuẩn để đánh giá sự thành đạt của một con người bị rút gọn một cách phi lý thành việc đánh giá những thứ mà anh ta sở hữu. Lối sống tiêu thụđó được tung hô bằng các kiểu quảng cáo vô trách nhiệm và các phóng viên cũng vô trách nhiệm không kém của một số tờ báo.
Rất nhiều lần trên thông tin đại chúng, chúng ta gặp những bài viết ca ngợi Việt Nam là đất nước "đáng tự hào" vì là quốc gia thứ 8 đứng trong danh sách những nước có trường đua chó hiện đại nhất thế giới (Tạp chí Heritage, Vietnam Airlines) ; người đàn ông có bản lĩnh phải là người "biết uống bia Tiger" ; xe máy Suzuki là "sành điệu”...
Lối sống tiêu thụ là bạn đồng hành của tệ tham nhũng. Sự hám lợi đặc biệt là ở những người có quyền lực đã diễn ra nghiêm trọng hơn tại những nước nghèo đang phát triển, và trở thành nạn tham nhũng khó khác phục. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng trở nên rõ nét. Nó có thể làm bần cùng hoá, làm nghèo đất nước và thậm chí làm suy sụp triển vọng phát triển. Một yếu tốđáng lo ngại nữa là sự tham nhũng có câu kết thông đồng giữa người cho vay ở các nước phát triển và người quyết định ở nước đang phát triển. Trường hợp tổng thống Ferdinand Marcos của Philipin là ví dụđiển hình về hành vi tham nhung từ quỹ vay cho một dự án lớn của đất nước như nhà máy năng lượng hạt nhân Batang. Và hơn thế nữa, ông ta rõ ràng đã câu kết với những người cho vay.
Nhà máy năng lượng hạt nhân ở Philippines được xây dựng với một số tiền vay khá lớn từ Ngân hàng Thế giới là một ví dụ điển hình. Nó được xây dựng ở nơi có 3 đứt gãy sinh động đất và 2 núi lửa, 1 trong 2 núi lửa đó đang ở giai đoạn hoạt động: Thật khó có thể chấp nhận được rằng với học vấn và sự khôn ngoan, cả đội ngũ các chuyên gia ngân hàng thế giới và chính phủ lại bị thuyết phục xây dựng nhà máy ởđó. Theo thống kê, nhà máy này đã làm thiệt hại lớn tổng tài chính của người dân Philipin, đặc biệt là người nghèo, những người phải lao động cật lực hơn để trả nợ. Đây không phải là nỗi lo của Ngân hàng Thế giới vì cả nợ và lãi đã được bảo đảm bởi chính phủ Philippines. Cụ thể là : 44% của GNP năm 1992 của Philipines đã phục vụ cho trả nợ,
trong khi chi phí cho phúc lợi y tế năm đó chỉ có 3%. Thật khó mà hình dung được các vấn đề môi trường và chất lượng cuộc sống được ưu tiên như thế nào trong kế hoạch phát triển của Philipin thời tổng thống F. Marcos.
Tệ tham nhũng triệt tiêu phần lớn nỗ lực của nhân dân và chính phủ trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Và hơn cả thế nữa, nó làm xói mòn văn hoá - xã hội. Sự xói mòn này làm cho các cố gắng của chính phủ nhằm thoát khỏi "vòng luẩn quẩn" của nghèo đói và suy thoái môi trường không hiệu quả và một lần nữa, "vòng luẩn quẩn” đó lại tiếp tục tăng tốc.