NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TRỊ :

Một phần của tài liệu Môi trường và phát triển bền vững pptx (Trang 61 - 63)

1. 8.7 Môi trường đô thị

4.1. NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TRỊ :

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có được vị trí như ngày nay xuất phát từ quyết định của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Liên hợp quốc (UNCED), đây là một quyết định có tính thời sự, có tầm nhìn xa và thật sự cần thiết. Về cơ bản, phát triển bền vững mang tính chính trị rất rõ nét vì nó trở thành mục tiêu, đối tượng của kế hoạch phát triển. Vấn đề là ở chỗ các nhà môi trường không phải nhà chính trị, trong khi các vấn đề về môi trường Và PTBV lại luôn luôn đậm màu sắc chính trị ! Đó là cội nguồn của mọi sự trục trặc.

Sự tranh cãi gay gắt giữa đại biểu của các nước phát triển và đang phát triển ở Rio'92 là một ví dụ trong hàng loạt những vấn đề môi trường mang màu sắc chính trị toàn cầu. Sự miễn cưỡng của tổng thống Mỹ George Bush khi đến hội nghị và ký hiệp định về bảo vệđa dạng sinh học là do sợảnh hưởng đến lợi ích của American DNA và nền công nghiệp công nghệ sinh học Hoa Kỳ. Đáng lưu ý là sức ép mà các nước đang phát triển áp dụng thành công để tiêu diệt dựđịnh Công ước về rừng (Convention on Forest) do các nước công nghiệp đề xuất. Nó đã được thay thế bởi cái gọi là Thông cáo chính thức về các nguyên tắc bảo vệ rừng (Authoritative Statement of Forest Principles) không có chỗđứng hợp pháp trong hệ thống luật quốc tế.

Chính trị là sản phẩm của cách mạng xã hội và là tinh thần của chúng ta. Chính trị là bản chất của con người. Vì vậy, chúng ta có ít lý do để tin hoặc chứng minh ý kiến cho rằng bản chất con người sẽ thay đổi một cách toàn diện và mau chóng để chuyển sang bản chất chính trị quốc tế cho phép phát triển bền vững thành công theo hình thức định sẵn, hợp lý và trên quy mô toàn cầu một cách mau lẹ.

Do các vấn đề môi trường và PTBV có liên quan chặt chẽ đến chính trị, nên đã có những phong trào môi trường trở thành một đảng phái chính trị mạnh, ví dụ Đảng Xanh ở CHLB Đức xuất phát từ phong trào Hoà Bình Xanh ở nước này.

thành "nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân", cho thấy sự nghiệp bảo vệ môi trường cho PTBV là một sự nghiệp chính trị trọng đại và bức xúc của cả dân tộc trong bối cảnh hiện đại hoá và công nghiệp hoá.

Do liên quan chặt chẽ với chính trị, nên trong bối cảnh xã hội hiện đại, đã xuất hiện 2 quan điểm đối lập :

Quan đim phi chính tr hoá môi trường”

Nhiều người cố gắng tuyên bố rằng vấn đề môi trường là vấn đề toàn cầu là vấn đề khoa học thuần tuý, mang tính trung lập. Việc giải quyết vấn đề môi trường theo quan điểm này không nên để bị chính trị hoá, hoặc bị "ô nhiễm" bởi màu sắc chính trị. Quan điểm này có xu hướng đặt chủđề môi trường ra khỏi những cuộc đối thoại chính trị bằng cách cố làm cho chúng trở nên ít bức xúc, làm cho chúng trở nên ít được quan tâm.

Các nhà lập chính sách theo quan điểm này thường cố chứng minh rằng họ còn phải quan tâm hơn đến những vấn đề cấp bách hơn như thu nhập, việc làm, các dịch vụ cơ bản. Như vậy, quan điểm "phi chính trị hoá môi trường" đã từ chối quan niệm phát triển bền vững, không coi môi trường là một bộ phận bản chất của phát triển và không thể tách rời sự sống còn của cộng đồng.

Quan đim “xanh hoá chính tr

Quan điểm này cho rằng các lĩnh vực chính trị có liên quan đến phát triển, đến sử dụng tài nguyên ; các chiến lược phát triển ngành, phát triển vùng, phát triển quốc gia... đều cần được cân nhắc về mặt môi trường. Mọi quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách... đều phải được thẩm định về mặt môi trường, tức là phải được xanh hoá. Một công cụ được sáng tạo nhằm thực hiện nhiệm vụ này là phương pháp Đánh giá môi trường chiến lược (SEA - Strategic Environmental Assessment).

Phải nói rằng quan điểm "xanh hoá chính trị" là một quan điểm tích cực nhằm giúp cho các quyết định, chính sách phát triển tôn trọng và góp phấn bảo vệ môi trường, giúp khắc phục những nhược điểm của quan điểm phát triển cực đoan. Tuy nhiên, xanh hoá chính trị lại đặt các nước đang phát triển trước một thử thách mới, đó là đòi hỏi các nhà lập chính sách phải có kiến thức môi trường vững vàng. Vấn đề "đào tạo quan trí" về lĩnh vực môi trường không phải là một công việc dễ và nhanh. Sự thiếu hụt tri thức cần thiết về môi trường của các nhà lập chính sách sẽ dẫn đến các khả năng :

- Việc đánh giá môi trường chiến lược sẽ bị bỏ qua hoặc làm chiếu lệ.

- Các chính sách, kế hoạch, quy hoạch sẽ không được thi hành vì không qua được khâu thẩm định môi trường.

Cả hai khả năng trên đều gây ra những khó khăn cho các nước đang phát triển, làm chậm trễ quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá, dù rằng đó là quá trình hiện

đại hoá theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Môi trường và phát triển bền vững pptx (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)