Phương pháp tính giá NVL-CCDC xuất kho tại DN

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập (Trang 59 - 60)

2. Thực tế công tác KT NVL-CCDC tại DN tư nhân Huy Lập

2.2.4.Phương pháp tính giá NVL-CCDC xuất kho tại DN

Việc xuất kho NVL-CCDC tại DN được tính theo giá thực tế đích danh. NVL- CCDC nhập với giá nào thì khi xuất kho được ghi theo đơn giá ấy (đơn giá nhập bằng đơn giá xuất).

Trường hợp DN mua NVL-CCDC, bên bán chuyển vật tư đến cho DN (DN không phải trực tiếp trả chi phí vận chuyển). Giá thực tế nhập NVL-CCDC chính là giá mua ghi trên hóa đơn (giá chưa có thuế). Khi xuất kho, kế toán ghi đơn giá xuất theo giá thực tế nhập chưa có thuế ghi trên hóa đơn.

Bút toán 1: theo HĐ số 139 ngày 02/12/2009 nhập thép của công ty thép Thái Nguyên-chi nhánh Sơn La. Giá thực tế của NVL thép là giá ghi trên HĐ số 139 (giá chưa có thuế): 105 235 000đ.

Bút toán 2: theo HĐ số 140 ngày 05/12/2009 nhập xi măng của công ty vật tư số 27 thì giá thực tế của xi măng là giá ghi trên HĐ số 140 (giá chưa có thuế):

25 500 000đ.

Bút toán 3: theo HĐ số 141 ngày 09/12/2009 nhập CCDC của công ty thiết bị XD thì giá thực tế CCDC là giá ghi trên HĐ số 141 (giá chưa có thuế) được chi tiết như sau.

Máy đầm cóc: 1 chiếc x 26 000 000đ/chiếc = 26 000 000đ Máy khoan: 3 chiếc x 2 000 000đ/chiếc = 6 000 000đ Máy bơm: 4 chiếc x 350 000đ/chiếc = 1 400 000đ Cuốc: 20 chiếc x 6000đ/chiếc = 120 000đ

Việc tính toán phân bổ CCDC xuất dùng vào các đối tượng sử dụng có thể là 1 hoặc nhiều lần. Có loại CCDC phân bổ 2 lần, nên khi xuất dùng kế toán tính phân bổ ngay 50% giá trị thực CCDC xuất dùng vào chi phí SXKD kỳ đó. Khi hỏng sẽ phân bổ nốt giá trị còn lại của CCDC đó.

Bút toán 4: theo HĐ số 142 ngày 16/12/2009 theo HĐ số 142 ngày 16/12/2009 nhập xi măng của công ty vật tư số 27, giá thực tế xi măng là giá ghi trên HĐ số 142 (giá chưa có thuế): 16 800 000đ.

Bút toán 5: theo HĐ số 143 ngày 20/12/2009 nhập chi tiết Vì kèo và Nối đầu cọc của xưởng gia công chế biến Đức Bảo. Giá thực tế của chi tiết vì kèo là 3 300 000đ, chi tiết nối đầu cọc là 18 000 000đ (giá chưa có thuế ghi trên HĐ số 143).

Bút toán 6: theo HĐ số 144 ngày 25/12/2009 nhập cát của công ty vật tư số 27, giá thực tế NVL cát là giá ghi trên HĐ số 144 (giá chưa có thuế): 11 440 000đ. Trường hợp DN mua NVL-CCDC, nhưng DN tự vận chuyển hàng về kho (DN trực tiếp trả chi phí vận chuyển). Giá thực tế nhập NVL-CCDC đó chính là giá thực tế chưa có thuế ghi trên trên HĐ + chi phí vận chuyển hàng về kho của DN. Khi xuất kho, kế toán ghi đơn giá xuất theo giá thực tế nhập chưa có thuế ghi trên HĐ + chi phí vận chuyển hàng về DN.

Bút toán 7: Ví dụ giá mua xi măng ghi trên HĐ (giá chưa có thuế) là 16 800 000đ, chi phí vận chuyển xi măng về DN là 600 000đ. Giá thực tế của xi măng là: 16 800 000 + 600 000 = 17 400 000đ.

Trường hợp NVL-CCDC nhập với giá thực tế ghi trên HĐ tại mỗi thời điểm nhập theo đơn giá là khác khau. Khi xuất kho, kế toán ghi đơn giá xuất tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. NVL-CCDC nào nhập trước thì xuất, NVL- CCDC nào nhập sau thì xuất sau. NVL-CCDC nhập với giá nào thì khi xuất kế toán ghi giá thực tế xuất theo đơn giá nhập của NVL-CCDC đó.

Bút toán 8: theo HĐ số 140 ngày 05/12/2009 giá nhập xi măng là 850đ/kg, HĐ số 142 ngày 16/12/2009 giá nhập xi măng là 840đ/kg, phiếu xuất số 137 ngày

20/12/2009 xuất 40 000kg. Vậy giá thực tế của xi măng được tính như sau: 40 000kg: trong đó có 30 000kg nhập giá 850đ/kg

10 000kg nhập giá 840đ/kg Kế toán hạch toán: 30 000 x 850 = 25 500 000đ 10 000 x 840 = 8 400 000đ

Giá thực tế của xi măng là: 25 500 000 + 8 400 000 = 33 900 000đ.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DN tư nhân Huy Lập (Trang 59 - 60)