Kiến nghị với cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu v6172 (Trang 98 - 100)

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, hoạt động kiểm toán độc lập trở thành nhu cầu cấp thiết vì lợi ích của những người sử dụng thông tin nói chung và lợi ích bản thân doanh nghiệp. Ý thức được vai trò hoạt động của hoạt động kiểm toán, cho đến nay, các cơ quan chức năng đã ban hành những văn bản pháp qui làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của các công ty kiểm toán độc lập ở nước ta. Mặc dù, trong những năm qua, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được thành tựu đáng kể nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế cần sự quan tâm của các bên hữu quan.

Về môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật Việt Nam đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Khuôn khổ hoạt động kiểm toán, kế toán chỉ bao gồm các nghị định của Chính phủ, các văn bản pháp luật, các Chuẩn mực kiểm toán, kế toán nhưng chưa có dịch vụ bảo hiểm nghề nghiệp, trách nhiệm vật chất để đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng chất lượng tốt nhất. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là Quốc hội cần hoàn thiện, đồng bộ các văn bản có liên quan, có hiệu lực điều chỉnh như: Luật kế toán, qui chế về kiểm toán độc lập, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập và các kiểm toán viên.

Về công tác đào tạo, cạnh tranh với công ty nước ngoài

Trong những năm qua, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam và các thuật ngữ kiểm toán trong mắt hiểu biết của người dân vẫn còn là khái niệm mới mẻ. Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa cao, chỉ mang tính kinh nghiệm. Thực tế, uy tín của các công ty kiểm toán, đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn chưa cao, chưa có dịch vụ riêng cho từng lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ như mong muốn. Trong khi đó, các công ty kiểm toán Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Với những thách thức trong quá trình hội nhập, nếu các công ty kiểm toán không có biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá loại hình cung cấp dịch vụ thì có thể mất thị trường khách hàng trong nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước bị khống chế chi phí tiền lương chi trả cho người lao động, không thu hút được kiểm toán viên giỏi nên tình trạng chuyển nhân viên giữa các công ty kiểm toán hoặc tách ra thành lập công ty mới có xu hướng tăng lên nhất là sau khi có luật doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ tài chính cần mở rộng chương trình đào tạo CPA quốc tế vào Việt Nam nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm toán viên

nhằm nâng cao trình độ của kiểm toán viên Việt Nam với các nước trong khu vực và toàn thế giới, đa dạng hoá dịch vụ cung cấp đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thủ tục phân tích áp dụng tại CPAVIETNAM được thực hiện theo Chuẩn mực chung nên tương đối đầy đủ. Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế về phạm vi áp dụng thủ tục phân tích, về phương pháp áp dụng thủ tục phân tích và trình bày hồ sơ kiểm toán trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc vận dụng thủ tục phân tích, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, hướng tới mục tiêu “CPAVIETNAM luôn di cùng sự phát triển của doanh nghiệp”, việc hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại CPAVIETNAM là cần thiết.

Một phần của tài liệu v6172 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w