Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu v6172 (Trang 28 - 32)

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.4.1. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính báo cáo tài chính

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra những điều kiện pháp lý cũng như điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích sơ bộ giúp kiểm toán viên nhận biết được khoản mục bất thường và các mối quan hệ mà nó chỉ ra các rủi ro đặc trưng của sai sót trọng yếu.

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 - Điểm 9 qui định: “Kiểm toán viên phải áp dụng qui trình phân tích trong lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu rõ tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể rủi ro. Qui

trình phân tích giúp cho kiểm toán viên xác định được nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác” (3, tr111).

Việc sử dụng thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm thực hiện mục đích sau.

Kiểm toán viên soát xét các biến động bất thường trong báo cáo tài chính hoặc những biến động đáng lẽ phải xảy ra theo sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong báo cáo tài chính, từ đó xác định vùng có rủi ro.

Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ làm tăng sự hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng, thấy được các biến động trọng yếu trong sản xuất kinh doanh, các thay đổi về chính sách kế toán trong kỳ báo cáo và các vấn đề liên quan đên khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng.

Thủ tục phân tích sơ bộ được tiến hành theo năm bước sau:

Bước 1: Thu thập các thông tin chung về khách hàng

Thu thập thông tin tài chính do khách hàng lập cho kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế toán trước.

Thu thập các tài liệu về giấy phép thành lập và điều lệ công ty, Biên bản họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng.

Đối với các khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc các khách hàng có nhiều chi nhánh ở các địa bàn khác nhau, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin tài chính đối với mỗi đơn vị hoạt động quan trọng.

Kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin phi tài chính như năng lực sản xuất, số công nhân viên, số lượng mua và bán. Các thông tin này chủ yếu được sử dụng để xác định sự phù hợp của số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng với hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Bước 2: So sánh thông tin

Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết, kiểm toán viên tiến hành so sánh, phân tích (thường sử dụng thông tin tài chính sơ bộ năm nay so với thông tin tài chính năm trước hoặc ngân sách năm nay) nhằm mục đích là xác định các vùng có thể xảy ra rủi ro. Khi so sánh, kiểm toán viên cần chú ý những vấn đề sau.

Các thay đổi bất thường hoặc sự thay đổi dự kiến xảy ra nhưng thực tế lại không xảy ra trong các khoản mục. Các thay đổi bất thường này hoặc những thay đổi dự kiến xảy ra mà theo hiểu biết của kiểm toán viên phải xảy ra vì chúng có liên quan tới các chỉ tiêu quan trọng khác trong Báo cáo tài chính.

Các mối quan hệ mật thiết giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.

Thông qua việc tính toán sự thay đổi sử dụng tài khoản và bổ sung các xu hướng và tỷ lệ, kiểm toán viên xác định được các biến động. Thông thường, kiểm toán viên thực hiện hai cách so sánh sau.

- So sánh sự biến động về số tuyệt đối - So sánh về số tương đối

Tuy nhiên, việc xác định các chỉ tiêu để thực hiện phân tích mang tính chuyên nghiệp, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và xét đoán của kiểm toán viên.

Kiểm toán viên thực hiện so sánh đơn giản giữa khoản mục năm nay và năm trước có thể phát hiện những tài khoản mới sử dụng, tài khoản không được sử dụng hoặc tài khoản không còn được sử dụng nữa hoặc tài khoản có số dư tăng, giảm một lượng lớn. Từ đó, kiểm toán viên hướng tới tìm hiểu nguyên nhân sự biến động này.

Ngoài ra, kiểm toán viên so sánh các khoản mục của kỳ hiện tại với khoản mục nhiều kỳ trước đó. Thông qua việc so sánh này, kiểm toán viên xác định xu hướng phát triển của khách hàng qua một số năm.

Cuối cùng, kiểm toán viên sử dụng kết quả so sánh kết hợp với những hiểu biết của mình về khách hàng. Những hiểu biết đó là.

 Lĩnh vực kinh doanh và môi trường kinh doanh của khách hàng

 Các thông tin cập nhật và ước tính sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay so với năm trước

 Chính sách kế toán của khách hàng

Bước 3: Phân tích kết quả so sánh ban đầu

Sau khi phân tích sơ bộ, kiểm toán viên cần đánh giá kết quả so sánh ban đầu để xem xét sự biến động của số dư tài khoản có phù hợp với nhận định và hiểu biết của kiểm toán viên hay không. Nếu có sự biến động lớn so với dự đoán, kiểm toán viên sẽ thảo luận kết quả đó với nhà quản lý của khách hàng và xem xét tính hợp lý của lời giải thích về sự biến động đó. Trong trường hợp, kiểm toán viên vẫn chưa hoàn toàn thoả mãn với những giải thích đã thu được thì tiến hành thêm các thủ tục phân tích ở cấp độ cao hơn nhằm mục đích làm sáng tỏ các biến động trên một tài khoản cụ thể.

Bước 4: Phân tích ở cấp độ cao hơn

Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích bổ sung để làm sáng tỏ các biến động trên một tài khoản cụ thể hoặc một nhóm các tài khoản. Công việc giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán, rủi ro cụ thể ở cấp độ số dư tài khoản, rủi ro tiềm tàng và xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Thủ tục phân tích bổ sung bao gồm:

Tính toán các chỉ tiêu đó là: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, năng suất lao động ...Việc xác định các chỉ tiêu này mang tính nghề nghiệp và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Các chỉ tiêu đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng.

So sánh các thông tin được ghi chép của năm hiện tại với các thông tin độc lập hoặc thông tin chuẩn.

Bước 5: Các thay đổi không thể giải thích

Sau khi tiến hành phân tích ở cấp độ cao hơn mà vẫn còn những biến động chưa giải thích được, kiểm toán viên phải chú ý vấn đề này trong quá trình lập chương trình kiểm toán và nhận định sai sót tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến số dư tài khoản.

Cách trình bày giấy tờ làm việc

Trong khi thực hiện phân tích sơ bộ, kiểm toán viên cần lưu lại tất cả các bước công việc đã làm trên giấy tờ làm việc với các thông tin chính sau đây:

• Tính toán các chỉ tiêu số tuyệt đối, tương đối, các tỷ suất, tỷ lệ.

• Tổng hợp kết quả phân tích

o Các biến động bất thường

o Các vấn đề quan trọng đã được thảo luận với các nhà quản lý o Giải thích các biến động bất thường

o Các rủi ro cụ thể phát hiện được

Một phần của tài liệu v6172 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w