Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu v6172 (Trang 56)

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, CPA VIETNAM đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng. Hoạt động này được thực hiện không chỉ ở giai đoạn kết thúc kiểm toán mà còn thực hiện xuyên suốt cả quá trình kiểm toán. Hệ thống văn bản kiểm soát chất lượng bao gồm các mẫu sau:

• Mẫu 001: Bản phê chuẩn đối với việc lập, soát xét và phát hành Báo cáo

• Mẫu 002: Bản kiểm tra, kiểm soát chất lượng

• Mẫu 003: Bản soát xét tổng hợp của Giám đốc và thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng

• Mẫu 005: Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng

• Mẫu 006: Bản cam kết về tính độc lập

Các mẫu này được thiết kế dưới dạng bảng hỏi. Các câu trả lời “không” và “không áp dụng” phải được giải thích ở phần đưa ra ý kiến. Công việc này chủ yếu được thực hiện bởi thành viên Ban Giám đốc, các chủ nhiệm kiểm toán và được Ban Giám đốc ký duyệt.

Bên cạnh đó, trên cơ sở các nguyên tắc chuẩn mực về kiểm soát chất lượng kiểm toán, CPA VIETNAM đã chú trọng và dành một ngân sách thích đáng cho công tác đào tạo, huấn luyện nội bộ, tiếp cận với các phương pháp

kiểm toán tiên tiến, không để bị chi phối bởi sức ép cạnh tranh, lợi nhuận mà giảm chất lượng kiểm toán, định kỳ kiểm tra, soát xét các hồ sơ kiểm toán đã được thực hiện để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Công ty đã xây dựng cho mình một qui trình soát xét hồ sơ và tuân thủ tuyệt đối quy trình này.

2.2. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.2.1.Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Bước 1: Thu thập thông tin chung về khách hàng

Công ty ABC là công ty liên doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu giữa bên Việt Nam và bên Hàn Quốc. Công ty ABC được thành lập theo giấy phép 6245 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 24/3/2001.

Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu. Công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, bao gồm áo, quần, áo bảo hộ lao động…

Báo cáo tài chính của công ty được trình bày theo đồng Việt Nam (VNĐ), phù hợp với các qui định của chế độ kế toán hiện hành được ban hành theo QĐ 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995.

Ghi nhận doanh thu trên cơ sở các hoá đơn đã phát hành và được chấp nhận thanh toán.

Hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp giá gốc và giá xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Tài sản cố định: Tài sản cố định được trình bày theo Nguyên giá, khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.

Thuế: Công ty thực hiện kê khai thuế và hạch toán thuế đầu vào, đầu ra, thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của luật thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế của Bộ tài chính. Các loại thuế suất bao gồm:

Thuế suất GTGT : 10%

Thuế suất TNDN : 28%

Thuế suất TNCN : Nộp từng mức theo qui định

Công ty có ba chi nhánh: Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Thái Nguyên. Các chi nhánh này được hạch toán phụ thuộc.

Ngoài các thông tin trên, kiểm toán viên đã thu thập được các thông tin khác như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, các Biên bản đại họp Đại hội cổ đông, Biên bản họp Hội đồng quản trị và các biên bản khác liên quan đến Công ty

Bên cạnh đó, kiểm toán viên thu thập thông tin phi tài chính khác như: Trong thực tế, công ty ABC vẫn là công ty non trẻ về kinh nghiệm. Để chiếm lĩnh thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty ABC đã có những đã có những đầu tư cho việc quảng cáo thương hiệu, quảng cáo sản phẩm trong nước và đang có xu hướng mở rộng ra nước ngoài.

Bước 2: So sánh thông tin

Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin tài chính và phi tài chính của công ty ABC, kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích sơ bộ đối với Báo cáo tài chính. Thông qua phân tích ngang và phân tích dọc để tìm ra các biến động bất thường mà theo hiểu biết của kiểm toán viên vì chúng có liên quan đến các chỉ tiêu then chốt trên Báo cáo tài chính.

Bảng số 2.3: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610

Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT

Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06

Người soát xét : NPH

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Tại ngày 31/12/2005)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

(%) Chênh lệch (VNĐ) Ghi chú Tiền 669.445.465 299.751.176 -369.694.289 -55% (1)

Các khoản phải thu 25.331.257.456 40.125.360.559 14.794.103.103 58% (2)

Hàng tồn kho 4.290.233.585 6.720.861.591 2.430.628.005 57% (3) Tài sản lưu động khác 1.352.610.942 1.704.837.940 352.226.997 26% TSCĐ hữu hình 4.747.573.442 7.602.901.739 2.855.328.297 60% (4) Tổng tài sản 36.391.120.892 56.493.713.004 20.102.592.112 55% Nợ ngắn hạn 34.405.015.973 48.406.395.570 14.001.379.597 41% (5) Nợ dài hạn 189.447.772 6.048.683.079 5.859.235.307 41% (6) Tổng công nợ 34.594.463.745 54.763.599.326 20.169.135.581 58% Nguồn vốn chủ sở hữu 1.796.657.147 1.720.113.678 -76.543.469 -4% Tổng nguồn vốn 36.391.120.892 56.493.713.004 20.102.592.112 55%

Bảng số 2.4: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả kinh doanh CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610

Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT

Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06

Người soát xét : NPH

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Tại ngày 31/12/2005)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

(%) Chênh lệch (VNĐ) Ghi chú

Doanh thu thuần 31.063.045.395 47.615.531.026 16.552.485.631 53% (1)

Giá vốn hàng bán 27.400.718.785 42.173.554.480 14.772.835.696 54% (2)

Lợi nhuận gộp 3.662.326.611 5.441.976.546 1.779.649.935 49%

Chi phí bán hàng 371.184.629 458.374.505 187.189.876 69%

Chi phí quản lý 1.288.370.512 2.133.186.238 844.815.729 66%

Lợi nhuận thuần hoạt động sản xuất kinh doanh

2.102.771.470 2.850.415.803 747.644.333 36% (3)

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động tài chính -204.607.807 -207.507.173 -2.899.366 1,4%

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động bất thường 6.773.807 4.550.000 -2.223.807 -3,2%

Tổng lợi nhuận

trước thuế 1.904.937.470 2.647.458.630 742.521.160 39% (4)

Thuế TNDN phải nộp 533.382.491 741.288.416 207.905.925 39%

Bước 3: Phân tích và xác định rủi ro kiểm toán

Phân tích từ bảng phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán

(1) Từ ngày 31/12/2005, lượng tiền mặt tồn quĩ của Công ty giảm so với năm trước 55%, tương ứng số tiền 369.694.289. Trong khi đó, năm nay TSCĐ mua sắm mới cũng tăng lên một cách đáng kể. Do đó, kiểm toán viên phải xem xét có khả năng trong năm khách hàng đầu tư vào mua sắm TSCĐHH

(2) Các khoản phải thu tăng 58%, phù hợp với doanh thu tăng 53%. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần xem xét khách hàng có thay đổi chính sách bán hàng (mua trả chậm), có xảy ra hiện tượng ghi nhận doanh thu không phù hợp với chính sách ghi nhận, và đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi đầy đủ hay chưa.

(3) Năm nay, hàng tồn kho tăng lên so với năm trước là 57% (tương đương 2.430.628.005) do các nguyên nhân:

- Hàng tồn kho có thể ghi thừa hoặc vượt mức kế hoạch do sử dụng máy móc thiết bị mới, năng suất cao. Kiểm toán viên đối chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho, kiểm tra giá hàng tồn kho và định mức sản xuất sản phẩm.

- Năm 2005, có những loại áo không phù hợp với thị trường không bán được còn tồn đọng.

(4) TSCĐ tăng 2,8 tỷ (60%) do nhu cầu sản xuất của Công ty. Các khoản đầu tư này đã được Ban Giám đốc phê duyệt, quyết định. Song song với sự gia tăng TSCĐ, khấu hao cũng tăng lên nhiều. Kiểm toán viên cần xem xét chính sách khấu hao của khách hàng đã thực hiện theo đúng Quyết định 206 của Bộ tài chính hay chưa.

(5) Nợ ngắn hạn tăng rất nhiều so với năm trước (41%) do nhu cầu sử dụng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hoặc nợ dài hạn đến hạn trả của Công ty tăng lên trong năm

(6) Nợ dài hạn tăng lên nhiều 5.859.235.307 do Công ty đầu tư vào mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

(1) Doanh thu thuần năm nay tăng lên 16,5 tỷ (53%) so với năm trước chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty tốt hơn. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần xem xét lại chính sách bán hàng của Công ty và kiểm tra tình đúng kỳ của doanh thu

(2) Giá vốn hàng bán tăng 54% so với năm trước phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần kiểm tra liệu giá vốn có được kết chuyển phù hợp với doanh thu hay có thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho không

(3) Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính giảm do gia tăng chi phí (chi phí lãi vay) của các khoản nợ trong năm.

(4) Lợi nhuận trước thuế tăng 39% nhờ hoạt động hoạt động kinh doanh chính.

- Thực hiện phân tích ở mức độ cao

Sau khi thực hiện phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên tiến hành thực hiện phân tích ở cấp độ cao thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng số 2.5: Bảng phân tích các tỷ suất

CPAVIETNAM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610

Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT

Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06

Người soát xét : NPH

1. Khả năng thanh toánTỷ suất khả năng thanh toán hiện thời Năm 20040.96 Năm 20051

Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh 0.81 0.86

2. Khả năng hoạt độngSố vòng quay hàng tồn kho 4.1 6.27

Thời gian thu hồi nợ 376 251

3. Khả năng sinh lời

Tỷ lệ lãi gộp 11.8% 11.43%

Tỷ lệ lãi thuần 6.13% 5.5%

Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời của công ty ABC tăng so với năm trước, bằng 1 nghĩa là Tài sản ngắn hạn vừa đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo vốn vừa thanh toán đủ nợ ngắn hạn, vừa tiếp tục hoạt động được thì tỷ suất này vẫn chưa được tốt.

Mặt khác, tỷ suất khả năng thanh toán nhanh cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ Công ty gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.

Như vậy, trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đã thực hiện đầy đủ các bước theo lý thuyết. Tuy nhiên tại bước 3, phân tích kết quả và xác định rủi ro, kiểm toán viên đã kết hợp giữa bước 3 (đánh giá kết quả ban đầu bằng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối) và bước 4 (phân tích ở mức độ cao bằng cách sử dụng các tỷ suất tài chính).

Sau khi thực hiện phân tích sơ bộ, kiểm toán viên lưu các thông tin thu thập được theo trình tự đã qui định vào hồ sơ kiểm toán ở phần B. Tiếp đó, kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch cụ thể cho cuộc kiểm toán.

2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty ABC do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Bước 1: Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đã xây dựng được một số tài khoản có chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính như Doanh thu, Giá vốn hàng bán...Trong trường hợp này, nhận thấy Doanh thu là một trong những tài khoản chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính nên kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích chi tiết đối với khoản mục này.

Bảng số 2.6: Các thủ tục kiểm toán

Thủ tục kiểm toán Người

thực hiện

Tham chiếu

1

Xây dựng các số ước tính dựa vào các nguồn tài liệu độc lập như: Giá vốn hàng bán năm trước và năm nay, doanh thu từ khách hàng chủ yếu,số lượng hàng xuất bán trong kỳ, thống kê hoạt động nghành.

2

Phân tách số liệu sử dụng để xây dựng các số ước tính kiểm toán và số doanh thu ghi sổ ở mức độ hợp lý, nhằm đạt được độ tin cậy kiểm toán, dựa trên việc so sánh số liệu hàng tháng, hàng quí, so sánh giữa các tài khoản, giữa các loại doanh thu.

3

Sử dụng số ước tính chênh lệch có thể chấp nhận được để xác định số chênh lệch lớn giữa số ước tính và số ghi chép tại thời điểm lập báo cáo

4

So sánh số ước tính và số dư phản ánh tại thời điểm lập báo cáo. Nếu số chênh lệch lớn hơn nhiều so với số chênh lệch có thể chấp nhận được thì cần phải thu thập thêm các bằng chứng hợp lý đối với chênh lệch đó (Ví dụ: Kiểm tra chứng từ có liên quan).

Bước 2: Xác định số ước tính

Trong quá trình xây dựng số ước tính, các thông tin sử dụng để ước tính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả số ước tính. Vì vậy, trước khi thực hiện ước tính, kiểm toán viên phải tập hợp và khai thác đầy đủ các thông tin từ các nguồn khác nhau. Từ đó, kiểm toán viên xác định doanh thu của công ty thu được từ nhiều nguồn khác nhau nhưng doanh thu sản phẩm áo sơ mi, quần xuất khẩu là chủ yếu.

Tiếp đó, kiểm toán viên tiến hành xây dựng các ước tính dựa trên các thông tin thu được của công ty ABC, ta có:

Ước tính doanh thu năm 2005

Doanh thu kiểm toán viên ước tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2005 là 2.971.230,5 (USD). Tuy tỷ giá USD biến động liên tục nhưng chênh lệch không nhiều nên kiểm toán viên quyết định sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12/2005 để qui đổi doanh thu tiêu thụ sản phẩm sang đơn vị Việt Nam đồng: 2.971.230,5 x 15.872 = 47.159.370.060 (xem phần mục lục)

Như vậy, chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính là: 47.615.531.026 - 47159370060 = 456.160.966

Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold)

Trong thực tế, số chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) được xây dựng tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, từng tài khoản cụ thể và theo từng loại hình doanh nghiệp, qui mô nghành nghề cũng như xét đoán của kiểm toán viên.

Để tính được Threshold, kiểm toán viên căn cứ vào các yếu tố sau: - Giá trị trọng yếu chi tiết (MP)

Theo hướng dẫn của tài liệu đào tạo nội bộ của CPAVIETNAM về loại hình dịch vụ, kiểm toán viên chọn tiêu thức doanh thu làm căn cứ xác định mức độ trọng yếu.

Bảng số 2.7: Tính toán giá trị trọng yếu MP CPAVIETNAM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610

Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT

Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06

Người soát xét : NPH Khoản mục lựa chọn để tính

PM

Doanh thu 20% là tỷ lệ giảm MP trước thuế để

điều chỉnh cho tổng số sai sót mà kiểm toán viên dự kiến sẽ phát hiện trong cuộc kiểm toán

Số dư các khoản mục lựa chọn để tính PM

47.615.531.026 Trọng yếu sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

952.310.621

Tỷ lệ sai sót ước tính 20%

Tính toán MP 761.848.497

Thông thường, tại CPAVIETNAM, các kiểm toán viên thường tính mức độ trọng yếu chi tiết bằng 80% - 90% mức độ trọng yếu. Ở đây, kiểm toán viên chọn mức 80% khi đó mức trọng yếu chi tiết

Một phần của tài liệu v6172 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w