Giải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam doc (Trang 112 - 128)

lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự

Trong xu thế mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thì hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên thế giới về lĩnh vực tư pháp là rất cần thiết. Trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, đòi hỏi cần nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về đào tạo cán bộ tư pháp, về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về kỹ thuật

lập pháp các Bộ luật, các chế định hay quy phạm pháp luật... Do đó, việc tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung, các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng có ý nghĩa quan trọng và là tất yếu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về chế định này đòi hỏi chúng ta phải tham khảo trước hết pháp luật hình sự các nước có kinh nghiệm lập pháp, các nước khu vực và các nước có quan hệ truyền thống. Ví dụ: miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Liên Bang Nga, Vương quốc Anh); miễn trách nhiệm hình sự do hòa hoãn giữa người bị hại và người phạm tội (Liên bang Nga, Thụy Điển)...[18], [96], [97]. Những quy định này có thể tham khảo để hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, khi tham khảo chúng ta phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, phù hợp với thực tiễn xét xử và có tính đến sự đồng bộ với các văn bản và đạo luật khác liên quan trong hệ thống pháp luật. Ngoài ra, để có kinh nghiệm lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc như:

Thứ nhất, Bộ Tư pháp cần chủ trì hoặc cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật

khác (như: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an...) tiếp tục cho dịch và in Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự của các nước (vì hiện nay chúng ta mới cho dịch và in các Bộ luật này của một số nước), đặc biệt là một số nước có kinh nghiệm lập pháp phát triển và các nước có quan hệ truyền thống với nước ta. Bởi lẽ, hiện nay chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu và hợp tác về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực với các nước này, đòi hỏi cần phải tìm hiểu pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của nước họ.

Thứ hai, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, cần cử các đoàn cán bộ bao

gồm không chỉ các nhà khoa học luật hình sự, mà còn các cán bộ hoạt động thực tiễn (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán...) đi nghiên cứu, học tập và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự và lập pháp tố tụng hình sự nói chung, về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng của các nước tiên tiến trên thế giới, cũng như tham khảo các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn các nước ra sao để qua đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước nhà.

kết luận

Việc nghiên cứu đề tài "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam" trong luận văn cao học này cho phép đưa ra một số kết luận chung dưới đây.

1. Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo tốt để hòa nhập với cộng đồng. Việc quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam chế định này thể hiện phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình sự, - đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác để cải tạo, giáo dục người phạm tội, bằng cách đó hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự.

2. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Có thể khẳng định rằng, khái niệm và cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở của trách nhiệm hình sự. Cho nên, giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và việc áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

3. Mặc dù những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đã được quy định một cách chính thức và cụ thể trong Bộ luật hình sự nhưng đối với mỗi trường hợp miễn trách nhiệm hình sự thì việc hiểu rõ bản chất của nó để áp dụng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng và chưa thống nhất. Vì thế, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền nhiều khi còn áp dụng chưa đúng với quy định của điều luật. Cho nên, trong thực tiễn xét xử cho thấy bên cạnh những quyết định miễn trách nhiệm hình sự có căn cứ và đúng pháp luật thì vẫn còn có một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự không có căn cứ và chưa đúng pháp luật, bỏ lọt tội

phạm và người phạm tội, qua đó gây ảnh hưởng lớn đến công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

4. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân hiện nay để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nói chung và luật hình sự nước ta nói riêng, cũng như để phù hợp với thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự các nước, dưới góc độ nhận thức-khoa học, nhà làm luật cần điều chỉnh chế định miễn trách nhiệm hình sự thành một chương riêng biệt (độc lập) tương ứng trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời ghi nhận bổ sung thêm một số trường hợp thường có trong thực tiễn xét xử có thể áp dụng chế định này. Bên cạnh đó, cũng cần có những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn để việc áp dụng đảm bảo có căn cứ hợp pháp và đúng pháp luật.

5. ở một chừng mực nhất định, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận - thực tiễn xung quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự, góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn chế định này dưới góc độ nhận thức - khoa học không những là hướng nghiên cứu quan trọng, mà còn là việc làm cần thiết của khoa học luật hình sự nước ta hiện nay.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về Bộ

luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội.

2. Nguyễn Mai Bộ (2001), "Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999", Nhà nước và pháp luật, (4).

3. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 (1998),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (2002),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988

(2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng

Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

7. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự (tập III), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Lê Cảm (2000), "Chế định trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999",

Dân chủ và pháp luật, (1).

9. Lê Cảm (2000), "Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành", Dân chủ và pháp luật, (11).

10. Lê Cảm (2001), "Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999", Tòa án nhân dân, (1).

11. Lê Cảm (2001), "Về sáu dạng miễn trách nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật hình sự năm 1999", Dân chủ và pháp luật, (2).

12. Lê Cảm (2001), "Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam", Khoa học pháp lý, (3).

13. Lê Cảm (2002), "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999", Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

14. Lê Cảm (2002), "Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự", Kiểm sát, (1).

15. Lê Cảm (2002), "Hệ thống pháp luật hình sự Tây Ban Nha", Nghiên cứu châu Âu, (5).

16. Lê Cảm (2002), "Chế định miễn hình phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (4).

17. Lê Cảm (2002), Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định thời hiệu trong luật hình

sự Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa trực thuộc

(Trường thành viên) năm 2001, Hà Nội.

18. Lê Cảm (Chủ biên) (2002), "Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới", Thông tin Khoa học pháp lý, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), (8).

19. Lê Cảm (2003), "Hệ thống pháp luật hình sự Liên bang Nga", Nghiên cứu châu Âu, (1).

20. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Lê Cảm - Trịnh Tiến Việt (2001), "Chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam: Một số vấn đề lý luận cơ bản", Khoa học pháp lý, (2).

23. Lê Cảm - Trịnh Tiến Việt (2004), "Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt", Khoa học pháp lý, (2).

24. Nguyễn Ngọc Chí (1997), "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam", Khoa học (khoa học xã hội), (4).

25. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Thanh Cao (2004), "Kiên Giang: Xung quanh việc đình chỉ điều tra một vụ án", Báo

Pháp luật (Bộ Tư pháp), số 117 ra ngày 16/05.

27. Kim Dung (1999), "Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội", Kiểm sát, Chuyên đề về Bộ luật hình sự, (4).

28. Thái Quế Dung (1999), "Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 48 Bộ luật hình sự", Kiểm sát, Chuyên đề về Bộ luật hình sự, (4).

29. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

30. Phạm Ngọc Đản (1997), "Miễn trách nhiệm hình sự và thẩm quyền của Viện kiểm sát", Kiểm sát, (7).

31. Giáo trình Triết học Mác-Lênin (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Phần chung (1995), Trường Đại học Cảnh sát,

Hà Nội.

33. Phạm Hồng Hải (1988), "Về chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (3).

34. Phạm Hồng Hải (2001), "Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999", Dân chủ và pháp luật, (12).

35. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (1998), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Ngọ Duy Hiểu (2001), "Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999", Tòa án nhân dân, (11).

37. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (1999), "Thuật ngữ Luật hình sự", Trong sách: Từ

điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2002), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

40. Phạm Mạnh Hùng (1993), "Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự", Tòa án

nhân dân, (2).

41. Phạm Mạnh Hùng (1995), "Về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội",

Tòa án nhân dân, (8).

42. Nguyễn Hiển Khanh (2002), "Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp "Do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" theo quy định của Điều 25 Bộ luật hình sự", Kiểm sát, (1).

43. Nguyễn Duy Lãm (Chủ biên) (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Hoàng Thị Liên (2000), "Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội", Kiểm sát, (4).

45. Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999

(Tập I - Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Trần Văn Luyện (2000), "Những điểm mới về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội", Tòa án nhân dân, (12).

47. Công Tôn Nhân (2004), "Đình chỉ bị can sai luật", Báo Pháp luật Thành phố Hồ

Chí Minh, số ra ngày 12/5.

48. Nguyễn Quốc Nhật, Phạm Trung Hòa và Trần Hải Âu (2001), Giáo dục, giúp đỡ

người tù tha tái hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội.

50. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970.

51. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970

52. Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày

10/7/1982.

53. Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.

54. Đỗ Ngọc Quang (1997), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

55. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình Luật hình sự

Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

56. Đinh Văn Quế (1998), Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật

hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Đinh Văn Quế (1999), Pháp luật thực tiễn và án lệ, Nxb Đà Nẵng.

58. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần chung), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

59. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Tư tưởng Đông, Tây về Nhà nước và pháp luật - Những nhân tố Nhà nước pháp quyền", Nghiên cứu lập pháp, (3).

60. Lê Thị Sơn (1996), "Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự",

Luật học, (6).

61. Lê Thị Sơn (1997), "Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự", Luật học, (5).

62. Lê Thị Sơn (2002), "Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt", Luật học, (4).

63. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (1998), số Chuyên đề về luật hình sự một số nước trên

thế giới, Hà Nội.

65. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

66. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Trần Quang Tiệp (2004), "Vai trò của gia đình trong việc thi hành các loại hình phạt không tước tự do và các biện pháp tư pháp", Nhà nước và pháp luật, (2).

68. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội.

69. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng Phần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam doc (Trang 112 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)