động khai báo trước khi bị phát giác.
Như vậy, miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội làm môi giới hối lộ là thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta nhằm nghiêm trị những đối tượng đưa và nhận hối lộ, đồng thời có tác dụng động viên, khuyến khích những người làm môi giới tố giác chủ động khai báo để phát hiện sớm và đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi kiến nghị cần bổ sung thêm nội dung "tuy
không bị ép buộc" vào điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm
môi giới hối lộ mới đảm bảo sự công bằng giữa người có hành vi đưa hối lộ và người có hành vi môi giới hối lộ. Bởi lẽ, đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định "người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được hoàn trả lại một phần hoặc
toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ" nhưng khoản 6 Điều 290 Bộ luật hình sự năm 1999
thì "người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự". Nếu người làm môi giới hối lộ vì bị ép buộc mới ra khai báo
trước khi bị phát giác thì cũng không thể xem xét cho họ được miễn trách nhiệm hình sự được. Hơn nữa, việc người phạm tội làm môi giới hối lộ tuy không bị ép buộc mà chủ động ra khai báo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi bị phát giác mới thể hiện sự ăn năn hối cải, thật thà khai báo và do vậy mới xứng đáng để được hưởng lượng khoan hồng, độ lượng của Nhà nước -có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
2.2.4. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội không tố giác tội phạm phạm
Không tố giác tội phạm là tội phạm được quy định ở Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999. Hành vi phạm tội không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức không hành động. Nó có thể xảy ra trong giai đoạn tội phạm đang chuẩn bị hoặc đang
được thực hiện cũng như sau khi tội phạm đã kết thúc. Người phạm tội biết rõ có tội phạm xảy ra nhưng cố ý không báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết. Ngoài ra, hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi không tố giác một trong những tội phạm nhất định được quy cụ thể định tại Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tuy nhiên, "Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự
hoặc miễn hình phạt" (khoản 3 Điều 314). Trong trường hợp này mặc dù người phạm
tội đã thực hiện một trong các hành vi cấu thành tội phạm và lẽ ra họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nhưng do họ có một trong các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều luật này như đã nêu trên nên họ được miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể những điều kiện bao gồm:
Thứ nhất, người không tố giác tội phạm phải có hành động can ngăn người
phạm tội. Can ngăn có nghĩa là hành vi của một người khi biết người khác có ý định làm một việc gì đó trái pháp luật thì ngăn cản không cho người đó thực hiện hành vi đó nữa bằng mọi cách. ở đây, người không tố giác tội phạm biết rõ là có một tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện (những tội phạm đã nêu ở Điều 314) mặc dù họ không tố giác với cơ quan chức trách nhưng họ đã tự mình ngăn cản bằng cách khuyên bảo, can ngăn, thậm chí có thể đe dọa người đang chuẩn bị thực hiện phạm tội để họ hiểu ra, sợ bị pháp luật trừng trị và có thể không thực hiện tội phạm nữa.
Thứ hai, người phạm tội hạn chế tác hại của tội phạm. Hạn chế tác hại của tội
phạm là trường hợp tội phạm đã được thực hiện, hậu quả của hành vi phạm tội đã xảy ra, nhưng người biết được tội phạm đã kịp thời sử dụng những biện pháp mà họ cho là cần thiết để hạn chế tác hại của tội phạm. Nói một cách khác, hành vi hạn chế tác hại của tội phạm có nghĩa làm cho thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra ở mức thấp nhất. Những biện pháp ấy có thể là thông báo kịp thời cho người bị hại biết những gì đang đe dọa đến họ để người bị hại có các biện pháp đề phòng kịp thời.
Như vậy, một người khi biết rõ (có thể do nhìn thấy hoặc nghe kể lại) một tội phạm đã được thực hiện, mặc dù họ không khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời phát hiện và xử lý nhưng đã tự mình can ngăn và chủ động ngăn chặn
bằng các biện pháp cần thiết đã hạn chế được tác hại của tội phạm đó, điều này cũng có nghĩa là họ có ý thức trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Do vậy, họ có thể được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, luật cũng quy định các điều kiện này cũng chính là các điều kiện để có thể miễn hình phạt cho người phạm tội nhưng lại chưa quy định rõ trường hợp nào thì áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm hình sự, trường hợp nào áp dụng miễn hình phạt. Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng vụ án với những tình tiết cụ thể và phụ thuộc vào nhân thân người phạm tội.
Xem xét trường hợp này cho thấy đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi (lựa chọn) thuộc thẩm quyền áp dụng của bất kỳ cơ quan tư pháp hình sự khi có cơ sở cho thấy, người tuy không tố giác tội phạm nhưng có đủ căn cứ do luật định như "đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm". Mặc dù vậy, so với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985 thì Bộ luật hình sự năm 1999 có một điểm khác. Việc quy định về không tố giác tội phạm tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 1999 đã ghi nhận một khoản về việc loại trừ trách nhiệm hình sự cho người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội trừ trường hợp không tố giác tội phạm là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng. Quy định này được bổ sung trên cơ sở kế thừa truyền thống pháp luật của ông cha ta mà cụ thể là Bộ luật Hồng Đức năm 1483 trước đây. Ngoài ra, việc quy định bổ sung nội dung này vào điều luật chính là sự ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình sâu nặng vốn là một trong những nét đặc trưng của truyền thống văn hóa-lịch sử ở nước ta, đồng thời có sự tham khảo chọn lọc quy định của pháp luật hình sự các nước về vấn đề này.
2.3. Thực tiễn áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự
Là một trong những căn cứ để đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nên việc miễn trách nhiệm hình sự thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự đối với vụ án hoặc đối với bị can, bị cáo thể hiện bằng các quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát, quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát và Tòa án. Thẩm quyền này được quy định tại một số điều luật trong Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 (khoản 2 Điều 164; khoản 1 Điều 169; Điều 181; Điều 227 và khoản 1 Điều 249). Trên cơ sở số liệu trong các báo cáo án đình chỉ điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (các năm 2000, 2002 và 2003) và Báo cáo thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án (các năm 2001, 2002 và 2003) cho thấy việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng như sau.
Thứ nhất, về tổng số vụ án và số bị can do cơ quan Điều tra và cơ quan Viện kiểm
sát đình chỉ điều tra trong năm 2000, 2002 và 2003 [84], [86], [87]:
Bảng 1.2: Số vụ và số bị can bị đình chỉ điều tra do Cơ quan Điều tra
và Viện kiểm sát áp dụng
Năm
Quyết định đình chỉ điều tra
Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát
Số vụ án Số bị can Số vụ án Số bị can
2000 1559 2548 1933 4231
2002 1236 1610 957 1614
2003 1118 1512 803 1677
Phân tích cụ thể từng năm cho thấy:
1) Năm 2000 (từ ngày 1/12/1999 đến ngày 31/7/2000): Tổng số án đình chỉ là 3492 vụ, 6779 bị can. Trong đó cơ quan Điều tra đình chỉ 1559 vụ, 2548 bị can (chiếm 44,64%), Viện kiểm sát đình chỉ 1933 vụ, 4231 bị can. Cấp tỉnh đình chỉ 565 vụ, 1469 bị can. Cấp huyện đình chỉ 2927 vụ, 5310 bị can. Trong số bị can được đình chỉ có 1339 trường hợp áp dụng tạm giam. Lý do căn cứ đình chỉ như sau:
a) Đình chỉ theo Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988: 482 vụ, 912 bị can (chiếm 13,8% số vụ đình chỉ). án an ninh 11 vụ, 16 bị can. án ma túy 70 vụ, 178 bị can. án kinh tế 96 vụ, 142 bị can. án trị an-xã hội 301 vụ, 570 bị can. Tôi chức vụ và hoạt động tư pháp 4 vụ, 4 bị can. 292 trường hợp tạm giam.
b) Đình chỉ theo Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988: 362 vụ, 593 bị can (chiếm 10,36% số vụ đình chỉ). án an ninh 15 vụ, 27 bị can. án ma túy 39 vụ, 75 bị can. án
kinh tế 78 vụ, 117 bị can. án trị an-xã hội 227 vụ, 372 bị can. Tội chức vụ và hoạt động tư pháp 3 vụ, 2 bị can. 223 trường hợp tạm giam.
c) Đình chỉ vì người bị hại rút yêu cầu theo khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988: án trị an xã hội 804 vụ, 1078 bị can (chiếm 23,02% số vụ đình chỉ). 425 trường hợp tạm giam.
d) Đình chỉ do miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 48, Điều 59 và Điều 16 Bộ luật hình sự năm 1985: 696 vụ, 1529 bị can (chiếm 19% số vụ đình chỉ). án an ninh 17 vụ, 57 bị can. án ma túy 27 vụ, 91 bị can. án kinh tế 171 vụ, 359 bị can. án trị an-xã hội 476 vụ, 1016 bị can. Tội chức vụ, hoạt động tư pháp 5 vụ, 6 bị can.
đ) Đình chỉ theo Nghị quyết số 32/QH ngày 21/12/1999: 1148 vụ, 2669 bị can (chiếm 32,9% số vụ đình chỉ). án an ninh 13 vụ, 24 bị can. án ma túy 25 vụ, 42 bị can. án kinh tế 265 vụ, 471 bị can. án trị an-xã hội 845 vụ, 2132 bị can.
2) Năm 2002: Tổng số vụ án đình chỉ là 2193 vụ, 3224 bị can. Trong đó cơ quan Điều tra đình chỉ điều tra 1236 vụ, 1610 bị can, chiếm 25% trên tổng số án kết thúc điều tra, tạm giam 223 bị can. Viện kiểm sát đình chỉ điều tra 957 vụ, 1614 bị can, có 183 bị can tạm giam. Lý do căn cứ đình chỉ như sau:
a) Đình chỉ điều tra vì không phạm tội: 534 bị can (chiếm 16,5% trên tổng số án đình chỉ), có 86 người bị tạm giam: án an ninh: 0, án ma túy: 93 bị can, án kinh tế: 201 bị can, án trị an: 240 bị can.
b) Đình chỉ do miễn trách nhiệm hình sự: 1171 bị can, có 184 bị can bị tạm giam: án an ninh: 19 bị can, tạm giam 18 bị can. án ma túy: 54 bị can, tạm giam 15 bị can. án kinh tế 394 bị can, tạm giam 71 bị can. án trị an: 723 bị can, tạm giam 80 bị can.
c) Đình chỉ lý do khác: 1519 bị can (chiếm 47%), có 136 bị can tạm giam.
3) Năm 2003: Tổng số vụ án do cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra là 1921 vụ, tổng số bị can do cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra là 3189 bị can, có 322 người bị tạm giam. Trong đó: Cơ quan Điều tra đình chỉ điều tra 1118 vụ, 1512 bị can. Viện kiểm sát đình chỉ chỉ điều tra 803 vụ, 1677 bị can. Lý do căn cứ đình chỉ như sau:
a) Đình chỉ điều tra do khởi tố oan vì bị can không phạm tội phải bồi thường theo Nghị quyết 388/QH: 314 bị can, chiếm 0,9% trên tổng số bị can đình chỉ. Trong đó các tội về kinh tế: 116 bị can, 16 người bị tạm giam. Các tội về ma túy: 20 bị can, 7 người bị tạm giam. Các tội trị an: 178 bị can, 15 người bị tạm giam.
b) Đình chỉ theo Điều 19, 25 và 69 Bộ luật hình sự năm 1999: 1741 bị can, 264 người bị tạm giam. Trong đó các tội về an ninh quốc gia: 58 bị can. Các tội về chức vụ và hoạt động tư pháp: 17 bị can, 1 người bị tạm giam. Các tội về kinh tế: 518 bị can, 71 người bị tạm giam. Các tội về ma túy: 100 bị can, 81 người bị tạm giam. Các tội về trị an: 1048 bị can, 150 người bị tạm giam.
c) Đình chỉ lý do khác: 1134 bị can.
Như vậy, tỷ lệ số bị can được đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự trên tổng số bị can bị đình chỉ điều tra như sau:
Bảng 1.3: Tỷ lệ tổng số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự
trên tổng số bị can bị đình chỉ điều tra
Năm Tổng số bị can
bị đình chỉ điều tra
Tổng số bị can bị đình chỉ
điều tra do miễn TNHS Tỷ lệ %
2000 6779 1529 22,5
2002 3224 1171 36,3
2003 3189 1741 54,6
Cộng 13192 4441 33,7
Bảng 1.4: Số vụ và số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự
Năm
Quyết định đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự (theo Điều 19, 25 và Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999)
Loại án Số vụ Số bị can
An ninh quốc gia 17 57
2000 Kinh tế 171 359
Trị an-xã hội 476 1016
Tội chức vụ & hoạt động tư pháp 5 6
Tổng cộng 696 1529
Bảng 1.5: Số vụ và số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự
Năm
Quyết định đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự (theo Điều 19, 25 và Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999)
Loại án Số bị can Số người bị tạm giam
2002
An ninh quốc gia 19 18
Ma túy 54 15
Kinh tế 394 71
Trị an-xã hội 723 80
Tổng cộng 1190 184
Bảng 1.6: Số vụ và số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự
Năm
Quyết định đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự (theo Điều 19, 25 và Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999)
Loại án Số bị can Số người bị tạm giam
2003
An ninh quốc gia 58
Chức vụ và hoạt động tư pháp 17 1
Kinh tế 518 71
Ma túy 100 81
Trị an-xã hội 1048 150
Thứ hai, về tổng số vụ án và tổng số vụ án do Tòa án nhân dân các cấp áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong quý 4 năm 2000 đến 9 tháng năm 2003 (xét xử sơ thẩm) như sau [70], [71], [72]:
1) Quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2001: Toàn ngành Tòa án đã đưa ra xét xử 41367 vụ (chiếm 94,8%), 58757 bị cáo (chiếm 94,3%). Quyết định của Tòa án áp dụng miễn trách nhiệm hình sự: 60 bị cáo.
2) Quý 4/2001 đến 9 tháng đầu năm 2002: Toàn ngành Tòa án đã đưa ra xét xử 44497 vụ (chiếm 94,9%), 63251 bị cáo (chiếm 94,1%). Quyết định của Tòa án áp dụng miễn trách nhiệm hình sự: 52 bị cáo.
3) Quý 4/2002 đến 9 tháng đầu năm 2003: Toàn ngành Tòa án đã đưa ra xét xử 49028 vụ (chiếm 96,5%), 73311 bị cáo (chiếm 95,2%). Quyết định của Tòa án áp dụng miễn trách nhiệm hình sự: 47 bị cáo.
Phân tích từng thời gian cho thấy:
a) Quý 4/2000 đến 9 tháng đầu 2001:
Địa phương
Quyết định của Tòa án miễn trách nhiệm hình sự
Tòa án nhân dân cấp tỉnh 14
Tòa án nhân dân cấp huyện 46
Tòa án Quân sự và khu vực 0