Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁN NGỮ TÌNH
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa – chức năng của QNTT tiếng Việt 1 Vấn đề chung
2.2.1. Vấn đề chung
Trên quan điểm chức năng, khi nói đến vấn đề nghĩa, Cao Xuân Hạo đã viết: “(…) người ta đã từng thấy có thể phân định đơn vị từ, phân chia từ loại, phân biệt thực từ và hư từ…, căn cứ vào những tiêu chí ngữ nghĩa được hiểu một cách đơn giản hóa quá mức nghĩa ở đây chẳng qua là khả năng biểu hiện những sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực, không thấy rằng chức năng biểu thị và cương vị ngữ pháp không phải là một, cũng không thấy rằng nghĩa biểu hiện mới chỉ là một trong các bình diện đa dạng của nghĩa.
Cách quan niệm sơ lược về nghĩa khiến cho phần đông các tác giả không thấy cần biết đến nghĩa logic ngôn từ, ý nghĩa tình thái, giá trị thông báo, giá trị ngôn trung (illocutionnary force), giá trị xuyên ngôn (perlocutionary force)” [2, tr.4-5].
Theo đó, tác giả đã xếp một số yếu tố biểu thị tình thái của câu, trong đó có các QNTT, vào cấu trúc Đề - thuyết, với tư cách là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt. Trong công trình nghiên cứu của mình, Cao Xuân Hạo đã dành hẳn một chương mục để miêu tả những yếu tố biểu thị tình thái của câu trong cấu trúc cú pháp cơ bản, gồm những yếu tố tình thái làm thành đề của câu, những yếu tố biểu thị tình thái được xử lí như một phần thuyết tình thái (được đánh dấu bằng thì
Xét ví dụ sau:
(27) Dù sao (thì) cung đã muộn rồi.
(28) Anh ở đây mà phiền thì lạ thật.
(Ghi chú: Đ: đề; T: thuyết; đ: đề; t: thuyết; C: câu)
Như vậy, qua phân tích và lí giải của Cao Xuân Hạo theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, ta thấy, những QNTT dẫu sao (thì), (thì) lạ
thật, đảm nhiệm chức năng thành phần câu. Dù tác giả có gọi đó là siêu
đề hay thuyết tình thái và cho là “cả hai gói câu nói vào một cái khung tình thái” [2, tr.181], nhưng vẫn quả quyết “Nó hoàn toàn đáp ứng với định nghĩa của một phần Đề: đó là cái phạm vi ứng dụng của phần Thuyết, tức phần còn lại của câu” [2, tr.176].
Trái lại, có tác giả lại xếp lớp từ này vào Tình thái ngữ và cho rằng:
“Chúng không tham gia vào cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung phản ánh hiện thực khách quan. Nó là hình thức thể hiện một trong hai thành phần nghĩa cơ bản của câu, thành phần nghĩa tình thái dụng học. Tuy có vai trò quan trọng về nghĩa nhưng tình thái ngữ vẫn không được xem là thành phần chính của câu, bởi lẽ:
-Tình thái ngữ không phải là thành phần ngữ pháp bắt buộc phải có trong câu bình thường để đảm bảo tính hoàn chỉnh, độc lập của câu như chủ ngữ, vị ngữ. Đ TT C đ2 đ3 C t3 t2 T Đ
-Tình thái ngữ tồn tại theo phương thức đi kèm với cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung phản ánh hiện thực”. [5, tr.92-94].
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tạm gác sang một bên vấn đề quy từ loại hay thành phần câu cho những tổ hợp nêu trên. Chúng đều được coi là những QNTT( với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ), và chúng tôi sẽ khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng của lớp từ này.
Trước hết, dựa theo giáo trình “Sơ thảo Ngữ pháp chức năng” [2, tr.177-179], chúng tôi xin khái lược một số nét cơ bản về ngữ nghĩa của QNTT tiếng Việt như sau:
- Giới thiệu điều được nhận định hay trần thuật như có một giá trị chân lí tương đối hay một khả năng xác thực hạn chế nào đó thật ra, kể
ra, suy ra, xem ra, may ra, nhỡ ra (một cái), lẽ ra, lí ra, đằng thằng ra, thiếu chút nữa,…
Ví dụ:
(29) Thật ra thì tôi có biết gì đâu.
(30) Nói cho đúng ra thì anh cũng có nóng. (31) Ngữ này xem ra cũng biết điều.
(32) May ra thì cũng được vài thúng gạo. (33) Lẽ ra anh phải đến sớm hơn.
(34) Phải cẩn thận, nhỡ ra một cái thì phiền lắm.
- Khẳng định tính đương nhiên trong mọi tình huống: dẫu sao (thì)… cũng…, thế nào cũng…., đằng nào cũng…, đằng nào (mà)… chẳng.
Ví dụ:
(35) Dù sao thì cũng đã muộn rồi.
- Nhận định về một khả năng cùng cực: ít ra thì, giỏi lắm là, may lắm là, cùng lắm thì, quá lắm thì,…
(37) Cùng lắm thì lấy thóc giống ra mà bán.
- Thừa nhận giá trị chân lí của một nhận định được tiền giả định, hoặc nhấn mạnh giá trị chân lí của nhận định kế theo: quả thật, quả tình, quả tình, phải nói.
- Dẫn nhập một khả năng, một phỏng đoán, một nhận định về khả năng: có thể, có lẽ, hình như, dường như, dẫu như, tưởng như, không loại trừ, không chừng, chưa biết chừng, nghe đâu, nghe nói, không khéo.
- Dẫn nhập một sự tình kèm theo một sự đánh giá trong quan hệ với tình huống: có điều, được (một) cái, khốn nổi, hiềm một nổi, (chỉ) mỗi tội, (chỉ) tiếc cái, đáng tiếc, đáng buồn, đáng mừng,…
- Nhận định về chân lí đương nhiên của sở thuyết: tất nhiên, (lẽ)
đương nhiên, cố nhiên, hẳn, ắt, chắc chắn, chắc hẳn, chắc đúng, quả
thật, vị tất, chưa chắc, không nhất thiết,…
- Nhận định về tính cùng cực của cái sự tình hay khả năng do sở thuyết biểu thị: hết sức, hay nhất, tốt hơn cả, tệ nhất, đáng tiếc nhất, may lắm, ít nhất,…
- Nhận định về ưu thế (về thực tiễn, về đạo đức) của điều được nói trong phần tiếp theo: tốt hơn, chẳng thà,…
- Giới thiệu điều sau đó là một điều kiện duy nhất cần thiết: miễn, miễn sao, chỉ xin một điều, chỉ cốt (sao)…
- Nhận định về tính bất ngờ của điều được nói trong phần tiếp theo:
không ngờ, ai ngờ, ai có dè, ngờ đâu, dè dâu,…
- Dẫn nhập một sự tình mới phát hiện hay có tác dụng giải thích: lẽ
ra, hóa ra, chẳng hóa ra, số là, chả (…) là.
Vấn đề mà luận văn tập trung giải quyết là việc phân tích khía cạnh ngữ nghĩa của các QNTT nằm trong nhóm, tức là sự phân loại các kiểu nghĩa thường gặp của QNTT và mô tả chúng theo cách tiếp cận của ngữ nghĩa- chức năng. Như vậy, phân tích các kiểu nghĩa, luận văn không chỉ
sử dụng các tri thức của ngữ nghĩa học truyền thống mà còn tận dụng các kết quả phân tích ngữ nghĩa học gần đây cho vấn đề đặt ra.
Với tư cách là một đơn vị biểu đạt ý nghĩa tình thái, các QNTT thường có ý nghĩa, chức năng riêng. Nghĩa của chúng không chỉ thuộc vào nghĩa từ vựng, vào nghĩa ngữ pháp mà còn gắn với ngữ nghĩa – ngữ dụng trong câu. Như vậy, nghĩa của chúng không phải là phép cộng cơ giới đơn thuần nghĩa của từng thành tố tạo thành tổ hợp. Nói cách khác, mỗi QNTT có thể được xem như là một thể hoàn chỉnh, hoạt động như một khối có sẵn trong đó các thành tố đã ít nhiều mất tính độc lập. Chẳng hạn, xét QNTT chỉ có điều P, trong các ví dụ sau:
(38) Có chiến đấu thì có hi sinh. Chỉ có điều anh ấy mất mà không biết con mình là trai hay gái. (Kiếp người, tr.78)
(39)Thì ra ở đây cũng có những nhà tầng nay mai. Chỉ có điều
những khu đất rộng rãi lên nhà tầng không phải của anh em trong đơn vị. (VNQĐ 3/95, tr.15).
(40)Bình yên và bão tố đều cần cả, miễn là đúng lúc đúng chỗ. Chỉ
có điều cô đến với bình yên của mình và bỏ lại bão tố cho ông Xung, cô tàn nhẫn quá. (Phù thủy, tr.180)
(41)Thiên đình lại phải đại nghị. Có điều không ai tâu trình được điều gì thực sự bổ ích. (Tuyển tập truyện ngắn I/tr.194).
Chúng ta dễ dàng nhận thấy những phát ngôn có chứa QNTT chỉ có
điều luôn giả định sự tồn tại của một phát ngôn QNTT nào đó có trước. Theo Từ điển tiếng Việt (2000), quan hệ ngữ nghĩa giữa P và QNTT là quan hệ bổ sung, “P là ý bổ sung quan trong cho QNTT” [12,198]. Cách giải thích này, theo chúng tôi là chưa thật chính xác. Qua quan sát và phân tích ngữ liệu, chúng tôi cho rằng tổ hợp từ có điều trong kiểu cấu trúc Q (chỉ) có điều P không chỉ cho biết P là sự bổ sung cho QNTT mà còn cho biết thái độ và sự đánh giá của người nói rằng sự bổ sung, điều
chỉnh này là không nhiều, có giới hạn. Nét nghĩa tình thái đánh giá
không nhiều, có giới hạn này là do từ có mang lại. Điều này có nghĩa là với tư cách là một QNTT, có không còn là một tình thái từ. Nó thường đứng trước danh từ, đôi khi có “chỉ” đi kèm ở trước biểu thị mức độ
thấp, ít của điều được nêu ra ở danh từ.
Ví dụ: (42) Mỗi bữa, nó ăn (chỉ) có hai chén cơm.
Như vậy, rõ ràng là ngay trong trường hợp nghĩa của các thành tố tạo thành QNTT còn rất gần với nghĩa từ vựng vốn có của nó thì thật ra chúng có nét nghĩa khác so với nghĩa của tổ hợp tự do có cùng hình thức. Điều này cũng sẽ được khẳng định hơn trong trường hợp các QNTT cũng do tổ hợp các từ với nhau tạo nên, song hầu như rất khó nhận biết hay tìm ra được sợi dây liên hệ về ngữ nghĩa mà QNTT biểu thị với nghĩa của các thành tố cấu thành tổ hợp. Đó là trường hợp các QNTT kiểu: ai đời P bao giờ, chẳng qua P, cực chẳng đã P, dễ thường P, dù thế nào đi nữa P, khéo mà P, không khéo mà P, gì thì gì P, P quá đi chứ, của đáng tội P,…
Có thể nói, ở đây đã diễn ra một sự chuyển biến sâu xa về mặt nghĩa. Chúng ta không thể trực tiếp dựa vào nghĩa của các yếu tố ghép thành tổ hợp để tìm ra nghĩa cho toàn tổ hợp, cho dù chỉ là nghĩa bề mặt. Ngô Hữu Hoàng cho rằng đây là ngữ nghĩa bậc hai và phân tích cơ chế hình thành nó qua ví dụ sau:
Xét cụm từ chả/ chẳng trách của hai phát ngôn dưới đây: (43) Em chả/ chẳng trách anh được.
(44) Thế thì mỡ đặt miệng mèo. Chả/ chẳng trách có trời giữ.
Đứng về mặt quan hệ cú pháp - ngữ nghĩa mà nói, có thể thấy ngay
chả/ chẳng trách(43) là một tổ hợp cú pháp bình thường, có vị ngữ động từ trách ở dạng phủ định, có một mệnh đề thông tin trực tiếp là “Người nghe không bị trách cứ”. Thế rồi từ cái “lịch sử” ngữ nghĩa đó, trong nói
năng, giao tiếp, người ta lại dùng đi dùng lại cho bất kì một hiện tượng nào đó không thể không xảy ra từ một hệ quả tất yếu (nên phải chấp nhận mà không trách cứ), biến nó thành một loại ngữ nghĩa tình thái, giao cho nó nhiệm vụ báo hiệu một tình cảm, một thái độ chấp nhận đối với thực tế mà mệnh đề thông tin ngay sau đó phản ánh. Và chả/chẳng trách (44) vì thế mà mất đi quan hệ cú pháp giữa hai thành tố chả và
trách, bị hình thái hóa thành một chỉnh thể từ vựng – ngữ pháp không thể tách rời và về cú pháp trở thành thành phần độc lập của câu, khi cắt bỏ đi thì nội dung thông tin của phát ngôn không hề thay đổi mà chỉ vắng bóng hoặc khiếm khuyết về cấp độ nghĩa tình thái. Bên cạnh đó
chả trách có các tổ hợp hư từ công cụ đồng nghĩa khác có cùng chức năng như thảo nào, đúng là, thật là… rất xa lạ với chả trách của ví dụ (43), và phát ngôn này không thể chấp nhận được khi nói:
(43’) Em thảo nào/ đúng là/ thật là anh được.
Trong khi đó đối với (44), chúng ta có thể thay thế được hàng loạt các đồng nghĩa ấy theo trục liên tưởng:
(44’) … Thảo nào/ đúng là/ thật là… có trời giữ”. (tr.26-27)
Lập luận như trên đã cho thấy các QNTT được dùng như công cụ để người nói thực hiện sự đánh giá đối với nội dung mệnh đề, cho biết điều được nói ra là chân thực hay không chân thực, khen hay chê, tán thành hay phản đối điều ấy. Trong thực tế giao tiếp, việc dùng ngôn ngữ để hỏi lại, để chất vấn hay bác bỏ điều được nói ra trước đó hoặc để đánh giá, chú giải nó về một phương diện nào đó, là khá phổ biến. Chẳng hạn, khi ai đó nói: nói khí không phải P, nói bỏ ngoài tai P, nói bỏ quá cho P, khí vô phép P, nói không phải nói P, … thì ngoài việc thông báo P, người ấy còn thể hiện sự đánh giá của cá nhân mình rằng: “điều tôi nói ra (P) theo phép lịch sự thông thường hay theo suy nghĩ của tôi là có gì đó không đúng, không phải lắm nhưng tôi vẫn nói và mong được người đối thoại
thông cảm mà bỏ qua cho”. Với tư cách là người bản ngữ, người nghe mặc nhiên hiểu thông điệp này khi tiếp nhận một phát ngôn mở đầu bằng một trong số các QNTT trên. Và từ đó, một cách ngẫu nhiên, họ tự chuẩn bị cho mình “tâm thế” tiếp nhận cũng như cách thức phản ứng, hồi đáp lại thích hợp.
Như đã trình bày, để đáp ứng yêu cầu của luận văn, chúng tôi cố gắng hướng tới một cách phân từ loại khả dĩ kiểm soát được của những đơn vị của nhóm QNTT. Nhóm từ này phải đáp ứng không những với các tiêu chuẩn ngữ pháp đặt ra với tư cách là điều kiện tiền đề cho sự phân loại nghĩa của các thành viên mà còn thoả mãn tính tự nhiên của người bản ngữ trong cách nói năng thường ngày: mỗi một QNTT ngầm chứa những khả năng ngữ nghĩa mà người Việt đã thừa nhận như một thành tố nói năng không thể thiếu được trong giao tiếp hằng ngày. Nguồn tư liệu mà chúng tôi hiện có đã cho thấy các QNTT không chỉ phức tạp, đa dạng ở phương diện hình thức mà còn thể hiện rõ nét hơn ở phương tiện nội dung ngữ nghĩa. Tuy nhiên, chúng thống nhất với nhau ở một điểm, đó là cùng được người nói sử dụng như một phương tiện, một công cụ tác động vào nội dung mệnh đề nhằm biểu thị những ý nghĩa tình thái nhất định. Có thể thấy rằng QNTT có tầm quan trọng rất lớn trong việc kiến tạo ngữ nghĩa tình thái cho phát ngôn.
Có thể nói, cùng với sự phát triển của các bộ môn ngôn ngữ khác, ngữ nghĩa học hiện nay cũng không ngừng có những hướng tìm tòi mới. Hiện nay, bên cạnh việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa của bản thân từng từ, người ta còn chú ý đến nghĩa của từ trong quan hệ với câu, với phát ngôn. Việc xem xét nghĩa của từ còn được đặt trong mối quan hệ của người phát ngôn – chủ thể sử dụng phát ngôn với nội dung của phát ngôn, với thực tiễn, hoàn cảnh nói năng và với người đối thoại. Và như đã xác định ở phần trên, công trình này đi theo hướng tìm hiểu ngữ nghĩa
– chức năng của QNTT tiếng Việt. Áp dụng những khuynh hướng này vào việc nghiên cứu ngữ nghĩa chức năng của QNTT TV, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại một kết quả nghiên cứu thiết thực gắn với thực tiễn sử dụng chúng.
Đỗ Hữu Châu trong một chuyên luận viết về từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đã phân loại các chức năng giao tiếp cơ bản của các tín hiệu trong thông điệp. Theo đó, các tín hiệu trong thông điệp được phân thành bốn chức năng: miêu tả, dụng học, phát ngôn và cú học. [12, tr.58- 59]. Theo cách phân loại này, lớp từ mà chúng tôi đang xét thuộc vào loại tín hiệu mang chức năng dụng học “…bộc lộ người nói, người nghe, bộc lộ quan hệ giữa người nói và người nghe với nhau. Nó cũng bộc lộ thái độ của người hỏi và người nghe đối với sự vật hiện tượng…”[12] và
chức năng phát ngôn (“Theo chức năng này, tín hiệu và thông điệp có quan hệ tới các hành vi phát ngôn đó. Nhờ chức năng này mà các hoạt động giao tiếp được bắt đầu, tiếp diễn bình thường và đi đến kết thúc. Mặt khác chức năng này sẽ làm cho người đối thoại nhận biết các hành vi phát ngôn (xác tín, đồng tình, bác bỏ, yêu cầu, khuyên bảo, hỏi, hứa hẹn,…) [12, tr.59].
Để làm rõ bình diện ngữ nghĩa chức năng của QNTT TV, chúng tôi chỉ khảo sát ba chức năng cơ bản sau:
- Chức năng đánh giá
- Chức năng tham gia biểu thị mục đích phát ngôn.