Quán ngữ tình thái tiếng Việt

Một phần của tài liệu Quán ngữ tình thái Tiếng Việt (Trang 35 - 38)

Như đã nêu trong phần đặt vấn đề, đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi chọn là những tổ hợp từ, những lối nói đã tạo thành những đơn vị, khối hay khuôn cấu trúc tương đối ổn định được người nói dùng như một công cụ có chức năng của những tác tử tình thái tác động vào nội dung mệnh đề theo kiểu nào đó. Sở dĩ chúng tôi gọi những tổ hợp này là

QNTT bởi về cơ bản chúng cũng có những đặc điểm về hình thức và ý nghĩa tương đồng với những tổ hợp từ được gọi là QN được nhiều người chấp nhận. Song, cũng dễ nhận thấy là ngoại diên khái niệm QNTT, theo quan niệm của chúng tôi về một phương diện nào đó, hẹp hơn so với quan niệm của các nhà từ vựng học. Nói một cách cụ thể hơn, ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm đến các đơn vị QN đã được mã hóa, dùng để trình bày những dạng có thể thức hoặc tham gia cấu tạo nên khung câu. Do đó, người đọc có thể thấy trong danh sách các QNTT mà chúng tôi thu thập vắng mặt rất nhiều tổ hợp mà mọi người quen gọi là QN nhưng lại có thể thêm nhiều tổ hợp, kết cấu trước nay chưa ai bàn đến và cũng không loại trừ khả năng có những tổ hợp đã được nói đến nhưng lại không được coi là QN. Chẳng hạn các tổ hợp từ kiểu: hình như, có lẽ, tất nhiên, đương nhiên, có khi, vả lại,… mà trước nay các sách ngữ pháp vẫn gọi là phó từ, liên từ. Thiết nghĩ điều này cũng dễ hiểu, không có gì đáng phải bàn cãi. Bởi lẽ, việc gọi những tên khác nhau cho cùng một đối tượng hay ngược lại những đối tượng khác nhau được xếp vào cùng một khái niệm cũng là điều thường thấy. Nó phụ thuộc vào góc độ mà người ta chọn để xem xét đối tượng. Ở đây, xin nhắc lại một lần nữa tiêu chí đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với các tổ hợp từ được chúng tôi tập hợp để nghiên cứu trong luận văn này là khả năng biểu đạt các ý

nghĩa tình thái chứ không phải gì khác. Dùng khái niệm QN của từ vựng học, thực ra chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tính chất “khối” tương đối ổn định và quen dùng của chúng mà thôi. Và như vậy, chúng tôi có thể tóm tắt một số đặc điểm về bản chất của QNTT tiếng Việt như sau:

o Là cụm từ cố định, có tính ổn định tương đối về cấu trúc và thành phần từ vựng cấu tạo nên nó.

o Có chức năng bày tỏ, bộc lộ sắc thái biểu cảm. Đây là đặc điểm khác hẳn với những QN chỉ dùng trong phong cách khoa học, có chức năng liên kết.

o Về cấu trúc, thường có cấu trúc là cụm từ, một số trường hợp có kết cấu là cụm chủ – vị (chẳng hạn: ai có ngờ đâu, ai có dè

đâu,…).

o Về chức năng tạo câu, QNTT tương đương với từ.

o Về ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa của QNTT tương đương với ý nghĩa của một từ hoặc cụm từ.

o Là cụm từ cố định (đơn vị có sẵn trong vốn từ vựng của ngôn ngữ) nhưng ranh giới của lớp từ này với cụm từ tự do (đơn vị cấu tạo tự do trong lời nói) là không rõ ràng, cụ thể.

Từ những đặc điểm trên, qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi tổng hợp và đưa vào danh sách một số QNTT TV thường dùng. Chúng cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn (x.Phụ lục).

* Tiểu kết

Nhìn chung, ở chương này, chúng tôi đã bước đầu xác định một số đặc điểm cơ bản của lớp từ được chọn làm đối tượng khảo sát ở luận văn – QNTT tiếng Việt. So sánh với thành ngữ, chúng tôi rút ra vài đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm quán ngữthành ngữ. Luận văn đưa ra bốn loại QN được phân biệt nhau trên cơ sở giữa chúng có sự khác nhau về công dụng. Từ đó nhận ra QNTT – dùng trong chức năng

dụng học – là loại được sử dụng phổ biến hơn cả. Cũng cần nói thêm rằng, trong chương này, luận văn chỉ đề cập đến một khía cạnh khá nhỏ trong một phạm trù rộng lớn như khái niệm tình thái. Đó là chúng tôi nhận ra rằng phần lớn ý nghĩa tình thái đều có liên quan đến trạng thái nhận thức, đánh giá, thái độ, tâm lí và tình cảm của người nói. Cùng với những phương tiện từ vựng khác, QNTT là đơn vị có khả năng biểu hiện ý nghĩa tình thái với đặc điểm và cách dùng riêng.

Một phần của tài liệu Quán ngữ tình thái Tiếng Việt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)