Quy mô, công suất của trạm trung chuyển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai docx (Trang 98 - 100)

Quá trình xác định khối lượng phế liệu, CTRCN thông thường và CTNH sẽ đưa về trạm trung chuyển và công suất, sức chứa của trạm trung chuyển phải được tiến hành một cách cẩn thận trong quá trình quy hoạch và thiết kế trạm trung chuyển. Khối lượng chất thải đưa về trạm phải được tính toán dựa trên số liệu điều tra khối lượng phát thải từ tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN (đối với các KCN đang hoạt động, đã cho thuê 100% đất) và dựa vào số liệu dự báo (đối với các KCN đang hoạt động, chưa cho thuê hết 100% đất hoặc chưa đi vào hoạt động).

Quy mô, công suất của trạm trung chuyển còn được xác định dựa vào diện tích đất hiện có để xây dựng trạm, nguồn vốn đầu tư để xây kho chứa, mua trang thiết bị, mua xe vận chuyển CTRCN thông thường và CTNH, nguồn nhân lực có thể huy động cho hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN thông thường và CTNH tại trạm trung chuyển.

Phụ thuộc vào nguồn kinh phí đầu tư, công ty kinh doanh hạ tầng KCN nên phân tích tính kinh tế giữa quy mô, công suất của trạm trung chuyển và chi phí hoạt động của Trạm bao gồm cả khấu hao thiết bị, phương tiện vận chuyển, chi phí điện, nước

và lương cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại Trạm trung chuyển. Ví dụ: khi tăng quy mô, công suất của trạm trung chuyển và sử dụng ít xe vận chuyển nhưng tăng thời gian làm việc của công nhân sẽ đạt hiệu quả hơn là sử dụng trạm trung chuyển quy mô, công suất nhỏ và mua nhiều xe vận chuyển.

Việc tính toán quy mô diện tích các kho lưu chứa CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN được dựa trên các yếu tố: Thể tích CTNH phát sinh, Số ngày lưu giữ CTNH trong kho chứa, Tần suất thu gom CTNH, Loại phương tiện được sử dụng để vận chuyển CTNH.

Căn cứ vào số liệu điều tra các thành phần CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN có thể đề xuất phương án lưu chứa từng loại CTNH ở những khu vực riêng biệt.

+ Đối với CTNH dạng lỏng:

Đối với những chủng loại CTNH dạng lỏng (Dầu nhớt thải, dung môi thải, dung dịch hóa chất thải,…) được chứa tại các bồn chứa riêng biệt, được ngăn cách với nhau bằng các đê bao để tránh đổ tràn, nền bên trong khu vực đê bao được chống thấm.

Việc xác định dung tích các bồn chứa CTNH dạng lỏng được dựa trên thể tích của CTNH phát sinh hàng tháng và thời gian lưu giữ.

Dung tích bồn chứa CTNH dạng lỏng (m3

) = [Thể tích CTNH dạng lỏng phát sinh (m3/tháng) X Thời gian lưu chứa CTNH (tháng)]

+ Đối với CTNH dạng rắn:

Đối với những chủng loại CTNH dạng rắn được chứa trong các ngăn kho riêng biệt, được ngăn cách bằng các vách ngăn (có thể xây bằng gạch) để tránh pha trộn với nhau và tránh phản ứng với nhau gây ra nguy cơ cháy nổ. Nền các ngăn chứa CTNH dạng rắn và bùn được chống thấm, có hệ thống thu gom nước rỉ từ chất thải đến khu xử lý nước thải tại kho trung chuyển CTNH của KCN.

Việc xác định diện tích cần thiết cho mỗi ngăn chứa CTNH dạng rắn được tính toán bằng công thức sau:

Diện tích kho chứa CTNH dạng rắn (m2

) = [Thể tích CTNH dạng rắn phát sinh (m3/tháng) X Thời gian lưu chứa (tháng)]/Chiều cao của lớp CTNH (m)

Nếu số liệu điều tra xác định khối lượng của một nhóm CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN được tính theo đơn vị kg/tháng, thì phải chuyển đổi sang đơn vị m3

/tháng trên cơ sở xác định tỷ trọng (khối lượng riêng) của nhóm CTNH đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai docx (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)