Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của UBND cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND cấp xã chỉ nên quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc, những vấn đề khung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Còn những vấn đề cụ thể, chi tiết nên để cho từng địa phương tự quy định nhưng phải đúng

luật, bởi mỗi địa phương có những đặc thù riêng về địa lý, dân cư và có sự phát triển khác nhau trên các phương diện khác nhau (giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi và hải đảo…), nên UBND cấp xã ở thành thị phải được tổ chức khác ở nông thôn, ở vùng đồng bằng phải được tổ chức khác ở miền núi và hải đảo. Chẳng hạn như ở những vùng nông thôn, UBND có cán bộ chuyên trách về nông nghiệp còn ở nhũng vùng mà cư dân chủ yếu làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản thì nên có cán bộ chuyên trách về ngư nghiệp.

Về trật tự hình thành các chức danh trong tổ chức bộ máy của UBND cấp xã: Để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân một cách có hiệu quả nhất đồng thời phát huy vai trò của HĐND trong điều kiện hiện nay, theo em chúng ta nên thực hiện phương án HĐND cấp xã bầu ra UBND cấp xã nhưng riêng chức danh Chủ tịch UBND cấp xã nên để nhân dân trong xã trực tiếp bầu ra, chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp quyết định phê chuẩn. Việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi khi được nhân dân trực tiếp bầu giữ cương vị Chủ tịch UBND cấp xã tức là đã có uy tín và lòng tin của nhân dân. Do vậy việc áp dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào xã, phường, thị trấn sẽ có nhiều thuận lợi hơn, sự chấp hành của nhân dân sẽ triệt để hơn. Mặt khác Chủ tịch UBND cấp xã cũng sẽ làm việc tận tuỵ hơn, có trách nhiệm cao hơn trong hoạt động quản lý điều hành của mình..

Đối với các thành viên của UBND, phải có sự phân công, phân nhiệm công tác rõ ràng. Điều này đảm bảo cho các chủ thể có điều kiện chủ động, sáng tạo trong khuôn khổ những nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, tránh bị ràng buộc, cản trở lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã thể hiện tương đối cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND trong hoạt động chấp hành, điều hành ở địa phương, đã đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND bằng việc quy định cho Chủ tịch UBND nhiều nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể hơn (Điều 127). Ở đây có điểm đáng lưu ý đó là việc pháp luật chỉ quy định chung

cho Chủ tịch UBND các cấp chứ chưa cụ thể cho Chủ tịch UBND cấp xã. Vì vậy, Chủ tịch UBND cấp xã rất khó thực hiện. Thực tế cần ban hành quy chế hoạt động của UBND cấp xã để cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính. Chủ tịch UBND cấp xã là người đứng đầu UBND cấp xã. Cần phải quy định rõ trong luật về thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch UBND và tập thể UBND theo hướng phân định rõ những loại việc bắt buộc phải thảo luận và biểu quyết của UBND, những loại việc thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND.

Việc chuyên môn hoá hoạt động quản lý nhà nước đối với các thành viên của UBND cấp xã đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước của UBND đi vào nề nếp, đảm bảo tính ổn định, thống nhất, có hiệu quả và tuân theo pháp luật. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng bất cập hiện nay là sau mỗi lần bầu UBND khoá mới, những thành viên của UBND mới được bầu và được phân công các lĩnh vực công tác lại phải mất thời gian và công sức làm quen với công việc hành chính, với các quy định của pháp luật trong cương vị mới, gây xáo trộn trận tự quản lý hành chính ở những lĩnh vực đó.

Trong các hình thức hoạt động của UBND thì phiên họp là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất. Vì thế, nâng cao chất lượng của phiên họp UBND là một trong những điều kiện tiên quyết đến hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã. Bởi tại phiên họp của UBND tập trung đầy đủ các thành viên của UBND, nó thể hiện sự đóng góp trí tuệ tập thể đối với các chương trình làm việc của UBND, với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và với những vấn đề quan trọng khác của xã, phường, thị trấn. Vì vậy mà cần phải tiêu chuẩn hoá các thành viên của UBND bằng một văn bản pháp luật, trong đó quy định rõ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, năng lực nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời có kế hoạch để bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cho các thành viên UBND cấp xã.

Ở mỗi lĩnh vực hoạt động của UBND cấp xã đều có các công chức chuyên môn đảm nhiệm. Trách nhiệm của UBND là khâu mối các cán bộ công chức với nhau và với các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị để hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy mà không cần thiết phải thành lập các Ban chỉ đạo, các Ban của UBND, bởi như vậy sẽ không phân định rõ được trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm của tập thể. Yêu cầu của thể chế người đứng đầu là phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân thì bộ máy mới thực sự phát huy hiệu quả.

Cần mạnh dạn có phương án quản lý đội ngũ công chức chuyên môn theo ngành, có sự điều động, luân chuyển cán bộ, công chức giữa các xã, phường, thị trấn hoặc từ xã lên huyện và ngược lại, nhằm tránh tình trạng cục bộ địa phương, chia bè phái, móc nối để tham nhũng.

Tóm lại, việc làm cho bộ máy hành chính cấp xã gọn nhẹ, hoạt động thực sự năng động và có hiệu quả cũng là một trong những mục tiêu của ngành Tổ chức nhà nước trong năm 2008 nhằm đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2010, phát huy tinh thần của Nghị quyết Trung ương 05 khoá IX về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thông chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

3.3.2.4. Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở cấp xã

Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở xã, phường, thị trấn tức là đảm bảo cho UBND cấp xã đủ điều kiện, phương tiện làm việc, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế tri thức phát triển. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là kỹ năng hành chính và áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, thực hiện yêu cầu của việc cần thiết xây dựng một nền hành chính hiện đại: nền hành chính mà ngưòi dân là

“khách hàng” của chính quyền. Mọi yêu cầu của người dân sẽ được chính

quyền đáp ứng một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất thông qua các phương tiện hiện đại, ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện

nay để thực hiện các dịch vụ hành chính công. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 vào dịch vụ hành chính công là một trong những yếu tố quan trọng đẩm bảo cho cải cách hành chính thành công. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế ban hành, có thể áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả dịch vụ hành chính. Nhưng hiện nay mô hình này vẫn chưa được phát triển trên diện rộng ở Việt Nam. Nó mới chỉ đang được khuyến khích áp dụng ở một số cơ quan như Tổng cục Tiêu chẩn- Đo lường- Chất lượng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Sở giao thông công chính, Uỷ ban nhân dân... Nhưng nó vẫn đang khẳng định được tính ưu việt của mình trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và phục vụ công chúng một cách thiết thực, có hiệu quả. Hơn nữa nó cũng rất phù hợp với đòi hỏi thực tế và xu thế phát triển của nền hành chính hiện đại. Áp dụng ISO 9000 để loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian, giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực, trách nhiệm cũng như ý thức phục vụ của người cán bộ nâng lên rõ rệt, làm phá vớ bức tường chắn giữa cơ quan nhà nước với nhân dân. Vì thế mà ISO 9000 được xem là giải pháp tốt và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể quản lý, đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính công, giảm nhẹ bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức.

Ngoài ra, UBND các cấp trong đó có UBND cấp xã cũng phải tích cực trong việc triển khai áp dụng đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước để góp phần xây dựng một Chính phủ điện tử vững mạnh trong tương lai. Bảo đảm tốt hệ thống truyền thanh, bưu điện- văn hoá xã để nhân dân tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Bên cạnh đó, cũng cần phải quy hoạch và xây dựng công sở theo hướng tập trung và từng bước hiện đại, có đủ phương tiện làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến liên hệ giải quyết công việc. Từ nay đến năm 2010, khắc phục xong tình trạng một số xã chưa có trụ sở Uỷ ban hoặc có nhưng ở mức độ chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của UBND cấp xã. Cần

phải có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân cấp xã để khi áp dụng những quy trình hiện đại vào trong hoạt động quản lý thực sự phát huy hiệu quả.

3.3.2.5. Đổi mới công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ là khâu then chốt, khâu trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, quyết định đến sự thành công hay thất bại của cách mạng. Mác- Lênin đã chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành

được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên tiến có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [1, tr.473]. Khi đã có chính quyền, qua thực tiễn, Lênin đã khẳng định: “nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh hiện nay là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [2,

tr.499].

Các quyết định trong quá trình quản lý Nhà nước đều tác động đến nhân tố con người, vì vậy hiệu lực quản lý Nhà nước trước hết phụ thuộc vào trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế- xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Chúng ta đang đứng trước một thực tế khó khăn đó là sự hẫng hụt về năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bô, công chức của UBND cấp xã. Phần thiếu hụt cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là trình độ học vấn, trình độ quản lý hành chính nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học… Trong khi thực hiện nhiệm vụ, các cán bộ, công chức cấp xã vẫn chưa quen với cách điều hành công việc theo pháp luật, vẫn chủ yếu làm theo thói quen cũ hoặc theo cảm tính, mang nặng tính chất của thời kỳ bao cấp và tập tục truyền thống của làng, xã từ thời kỳ trước.

Chúng ta chưa có một chiến lược quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã với tư cách là đội ngũ cán bộ nguồn của bộ máy quản lý nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng. Nội dung, chương trình bồi dưỡng đào tạo còn chưa sát với thực tiễn và yêu cầu của sự vụ, còn nặng về lý luận chung, ít bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể. Phương thức bồi dưỡng còn nặng nề, cồng kềnh, kém hiệu quả, chưa xác định được tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại cán bộ cấp xã nên việc bố trí, sử dụng cán bộ còn tuỳ tiện, thiếu ổn định. Chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều điểm bất hợp lý giữa các loại đối tượng , chưa đủ sức thu hút được người tài về làm việc tại xã, phường, thị trấn.

Chúng ta chưa phát huy được tính dân chủ mạnh mẽ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Cán bộ, công chức cấp xã là cán bộ trực tiếp làm việc với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, nhưng hiện nay chưa có một cơ chế hữu hiệu nào để đảm bảo cho nhân dân được trực tiếp tham gia tuyển chọn và giám sát các chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, thời kỳ mà nền kinh tế tri thức đang phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong xã hội. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng là vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và UBND cấp xã nói riêng. Để làm được điều đó chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế- xã hội và tiến trình cải cách hành chính. Cần tập trung nghiên cứu, làm rõ đặc điểm, tính chất của dân cư trên địa bàn các xã, phường, thị trấn và cán bộ, công chức cấp xã. Tiến hành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trên cơ sở đó có thể đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ kém phẩm chất, không đủ tiêu chuẩn, thực hiện trong sạch bộ máy hành chính nhà nước cấp cơ sở. Đồng thời có chế độ khen thưởng, động viên kịp

thời đối với những cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kể cả bằng vật chất và tinh thần, kể cả việc nâng lương trước thời hạn.

Thứ hai, Thực hiện đổi mới công tác cán bộ từ khâu quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm, sử dụng và chế độ chính sách phù hợp đối với cán bộ, công chức dựa trên tình hình thực tế của từng địa phương, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

+ Trước hết cần điều tra cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để có biện pháp cụ thể nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh. Để tạo nguồn bổ sung, cần chú ý lựa chọn những người trẻ, khoẻ, có văn hoá, có lòng nhiệt tình, có chuyên môn, có khả năng phát triển. Trước khi tham gia vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có thể cho đi dự lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức quản lý Nhà nước rồi sau đó mới có chiến lược đào tạo lâu dài. Ngoài ra cần phải đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ cấp xã nhằm đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

Để việc đào tạo có hiệu quả cần thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w