ĐỊNH DANH VỀ SÔNG NƢỚC VÀ HOẠT ĐỘNG TRÊN SÔNG NƢỚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ (Trang 87 - 90)

HỆ THỐNG TỪ NGỮ GỌI TÊN CHUNG

3.5. ĐỊNH DANH VỀ SÔNG NƢỚC VÀ HOẠT ĐỘNG TRÊN SÔNG NƢỚC

Nam Bộ là vùng có đất hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, có Đồng Tháp Mƣời mênh mang nƣớc, có diện tắch bờ biển và rừng ngập mặn rộng lớn... tạo nên một hệ thống giao thông thiết yếu đối với đời sống kinh tế, xã hội và cả đời sống văn hoá, tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng nơi đây. Một hệ thống từ ngữ liên quan đến sông nƣớc ra đời, phản ánh cuộc sống của con ngƣời và một vùng đất có những điều kiện thiên nhiên đặc trƣng này.

* Nguồn ngữ liệu lấy từ tài liệu [2], [14], [15], [48] và điền dã. * Số lƣợng đơn vị đƣa vào khảo sát: 60 tên gọi. Cụ thể:

- Những từ chung cho các phƣơng ngữ, Nam Bộ vẫn đang sử dụng (8): sông, lạch, kinh, mương, ao, đầm...; kéo, bơi...

- Chỉ vùng nƣớc, đƣờng nƣớc, dòng nƣớc (19): bàu, đìa, rạch, khém, xẽo (cựa gà), rỏng, tắt, con lươn, búng, bùng binh, giáp nước, vàm, vũng, lung, láng, bưng, biền, trấp...

- Chỉ sự vận động của dòng nƣớc, sự thay đổi của con nƣớc (18): nước lên, nước xuống, nước đứng, nước lớn, nước rong (rông), nước ròng, nước giựt, ròng sát,

ròng cạn, ròng rặc (hay ròng kiệt), nước kém, nước nhửng, nước ương, nước nổi, nước nhảy, nước bò, nước quay...

- Chỉ sự vận động của con ngƣời trên sông nƣớc (14): cạy, bát (hay quát), nạy, lội, chèo (gồm: chèo liệc, chèo lạu, chèo bán, chèo rà, chèo mái dài, chèo mái cuốc, chèo mái một, chèo đưa linh)...

3.5.1. Nguồn gốc

a) Thuần Việt: Từ ngữ về sông nƣớc đa số là thuần Việt, chiếm 94 %.

b) Vay mượn: Khơme: vàm, bưng (piam, bâng Ộhồ toỢ), Mã Lai: cù lao

(pulaw)...

3.5.2. Cấu tạo

a) Tên đơn

Từ đơn tiết (tỉ lệ 47%- 28/ 60): lạch, kinh, mương, bàu, đìa, rạch, khém, rỏng, tắt, búng, vàm, vũng, lung, láng, bưng, biền, trấp...

b) Tên ghép

Từ ghép (tỉ lệ 53 %) theo kiểu ghép chắnh phụ: con lươn; chèo liệc, chèo lạu, chèo bán, chèo rà, chèo mái dài, chèo mái cuốc, chèo mái một, chèo đưa linh; nước lên, nước xuống, nước đứng, nước lớn, nước rong (rông), nước ròng, nước giựt, ròng sát, ròng cạn, ròng rặc (hay ròng kiệt), nước kém, nước nhửng, nước ương, nước lớn, nước quay, nước son...

* Mô hình tên ghép chắnh phụ:

Yếu tố chỉ loại Yếu tố phân biệt Bậc 1 Bậc 2

Vắ dụ: con lươn con lươn

nước ròng sát nước ròng sát

* Từ loại trong các thành tố của từ ghép: Trong 26 tên ghép xác định đƣợc từ loại của các thành tố, chúng tôi thấy:

- Danh Ờ động: 8/ 26 (chiếm 31 %): nước quay, nước lên, nước đứng, nước rong, nước ròng, nước giựt, nước nhảy, nước bò...

- Danh Ờ tắnh: 7/ 26 (chiếm 27 %): nước lớn, nước kém, nước nhửng, nước ương, nước nổi, nước son...

- Động Ờ tắnh: 5/ 26 (chiếm 19 %): ròng sát, ròng sạn, ròng kiệt, ròng rặc, chèo mái dài...

- Động Ờ động: 3/ 26 (chiếm 12%): chèo rà, chèo mái cuốc, chèo đưa linh...

Yếu tố chỉ loại + Yếu tố phân biệt (đ ặc điểm của đ ối tượng)

- Tắnh Ờ danh: 1/ 26 (chiếm 3,8 %): giáp nước...

Nhƣ vậy, ngƣời Nam Bộ khi định danh thƣờng chú ý đến tắnh chất và vận động của con nƣớc nhiều hơn.

3.5.3. Phương thức biểu thị

a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng để định danh

Có thể hình dung qua mô hình sau:

- Tắnh chất của con nƣớc, dòng nƣớc, sự vận động của dòng nƣớc, tinh chất của động tác: 21/ 60 Ờ 35% (nước lớn, ròng sát, ròng cạn, ròng rặc, ròng kiệt, nước kém, nước ương, nước nổi, nước nhửng, nước quay, nước lên, nước xuống, nước rong, nước giựt, nước đứng, nước nhảy, nước bò; chèo bán, chèo mái dài, chèo mái một...). Ngƣời Nam Bộ phân biệt mực nƣớc, sự vận động của con nƣớc:

Lên (+)

Nước nhảy (Ộ17 nƣớc nhảy khỏi bờỢ), nước bò, nước lớn, nước lên, nước lũ, nước nổi...

Dừng (0)

Nước đứng, nước nhửng, nước ương (nƣớc dừng lại), nước quay (dừng lại để đổi chiều) ...

Xuống

(-)

Nước giựt (rút nhanh, bất ngờ), nước kém, nước ròng Ờ ròng cạn (có thể xắn quần lội qua, đi xuồng phải chống sào), ròng sát (nƣớc rút xuống sát đáy sông), ròng rặc hay ròng kiệt (nƣớc rất ắt, chỉ còn một đƣờng tim nhỏ giữa lòng sông)...

- Hình thức: 2/ 60 Ờ 3,3% (con lươn, chèo đưa linh). - Hoạt động: 2/ 60 Ờ 3,3% (chèo rà, chèo mái cuốc). - Màu sắc: 1/ 60 Ờ 1,6% (nước son).

Rõ ràng, khi tri giác để định danh sự vật, hoạt động liên quan đến sông nƣớc, ngƣời Nam Bộ đã chú trọng đến tắnh chất và sự vận động của con nƣớc, dòng nƣớc. Do vậy, những cái tên chỉ vật vô tri ấy trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với đời sống sông nƣớc và giàu chất Nam Bộ hơn.

b) Tạo những tên đơn hoặc ghép thêm yếu tố võ đoán (hoặc chưa rõ lắ do) theo phương thức cấu tạo từ để tạo tên ghép

Vắ dụ: cạy, bát, chèo liệc, chèo lạu, lạch, kinh, mương, bàu, đìa, rạch, khém, rỏng, tắt, búng, bùng binh, vàm, vũng, lung, láng, bưng, biền, trấp...

Vay mƣợn không nhiều của Khơme và Malaixia...

3.5.4. Ngữ nghĩa

- Chúng tôi căn cứ vào hình thức bên trong của từ, tức là ý nghĩa của các thành tố của từ để khảo sát. Thấy rằng, những nghĩa tố chỉ tắnh chất, sự vận động của con nƣớc, dòng nƣớc trong các từ ghép chiếm đa số. Hệ thống từ đơn đa số không có lắ do, các từ ghép hầu nhƣ đều có lắ do. Các yếu tố phụ trong từ ghép chắnh phụ nhằm cụ thể hoá cho yếu tố chỉ loại lớn đứng trƣớc.

Nhóm từ chỉ sự vận động, tắnh chất của con nƣớc, dòng nƣớc, địa hình liên quan đến nƣớc có mặt trong PNNB khá phong phú và sinh động phản ánh một vùng quê sông nƣớc nơi đây.

Ngƣời Nam Bộ phân biệt con nƣớc, mực nƣớc theo thời gian: hằng năm có

nước lũ, nước nổi; hằng tháng có nước rong (nƣớc thuỷ triều lên, khoảng 15, 30 âm lịch), nước kém (thuỷ triều xuống, khoảng 7 -> 10, 20 -> 25 âm lịch); hằng ngày có

nước lớn (nƣớc lên), nước đứng (nƣớc dừng lại, không lên không xuống), nước ròng

(nƣớc xuống).

- Xuất hiện hiện tƣợng đồng nghĩa trong nhóm từ này: ròng rặc Ờ ròng kiệt, xẽo Ờ cựa gà v.v.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)