Khái niệm định danh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ (Trang 30 - 36)

Trong cuộc sống, con ngƣời có thể chỉ miêu tả sự vật hiện tƣợng mà không cần định danh (tức là phi định danh hoá sự vật, hiện tƣợng). Tuy nhiên, định danh là một nhu cầu của ngôn ngữ, đúng hơn là nhu cầu của con ngƣời trƣớc thế giới khách quan. ỘCon người cần đến các tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không khắỢ [9; 167]. Định danh đã thể hiện khả năng tƣ duy của con ngƣời, giúp ắch cho tƣ duy của con ngƣời. ỘTri giác cảm tắnh cho ta sự vật, lắ tắnh cho ta tên gọi sự vậtỢ [55; 88].

Con ngƣời tạo ra ngôn ngữ bằng cách tri giác, phân cắt hiện thực khách quan, gọi tên hiện thực để tạo ra các đơn vị từ vựng và ghép những tên gọi ấy lại để tạo ra các từ tổ và câu. Cơ chế để tạo ra các đơn vị từ vựng là cơ chế định danh mà cơ chế này là nội dung quan trọng của cấu tạo từ, bao gồm các phƣơng thức định danh hiện thực bằng từ đơn, từ láy, từ phái sinh và từ ghép. Còn cơ chế tạo ra từ tổ và câu là cơ chế tổ hợp cú pháp.

Theo Từ điển giải thắch thuật ngữ ngôn ngữ học thì định danh là ỘSự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câuỢ [118; 89].

Muốn định danh một khách thể mới, ngƣời ta sử dụng những yếu tố ở bình diện cái biểu hiện và ở bình diện cái đƣợc biểu hiện đã có trong ngôn ngữ, tức là sử dụng những hình thức đã biết để biểu hiện một nội dung mới diễn ra; hoặc bằng cách tổ chức lại các đơn vị đã có sẵn, những yếu tố đã có sẵn theo mô hình nhất định. .. Đđđắắỵ nêu ra cụ thể bảy phƣơng thức định danh nhƣ sau: sử dụng tổ hợp âm biểu thị đặc trƣng nào đó trong số các đặc trƣng của đối tƣợng, mô phỏng âm thanh (tức tƣợng thanh), phái sinh, ghép từ, cấu tạo các biểu ngữ đặc ngữ, can Ờ ke (hay sao phỏng), vay mƣợn [theo 98; 50,51]. Đó là những phƣơng thức định danh trực tiếp.

Phƣơng thức định danh còn đƣợc quy định bởi loại hình ngôn ngữ. Nguyễn Đức Tồn đƣa ra một phƣơng thức định danh nữa mà theo ông là rất phổ biến trong tiếng Việt, đó là cách chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ v.v.). Vắ dụ, mèo Ờ gái nhân tình, tép riu

Ờ ngƣời hèn kém, gấu Ờ hung dữ, hỗn láo v.v. Đây là phƣơng thức định danh thứ cấp hay gián tiếp. ỘVề thực chất, phương thức định danh gián tiếp gắn bó khăng khắt với

sự chuyển nghĩa của các từ, (Ầ). Sự khác biệt giữa định danh trực tiếp và sự chuyển nghĩa (tức định danh gián tiếp) chỉ là quan điểm xem xét, hay từ góc độ nghiên cứu. Cùng một hiện tượng ngôn ngữ được xem xét từ góc độ danh học và từ góc độ ngữ nghĩa họcỢ [98; 53].

Luận văn của chúng tôi chỉ đề ra nhiệm vụ nghiên cứu phƣơng thức định danh trực tiếp (sử dụng tổ hợp âm biểu thị đặc trƣng nào đó trong số các đặc trƣng của đối tƣợng, mô phỏng âm thanh, ghép từ, vay mƣợn) mà không đặt mục đắch nghiên cứu phƣơng thức gián tiếp Ờ chuyển nghĩa nói trên.

1.2.2. Định danh từ vựng

1.2.2.1. Vài nét về từ vựng học

- Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tƣơng đƣơng. Từ vựng học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học. Từ vựng học có những bộ môn sau: từ nguyên học, danh học, ngữ nghĩa học, từ điển học.

- Danh học gồm có tên riêng (nhân danh và địa danh) và tên chung. Nếu tên chung là những từ chỉ một lớp đối tƣợng cùng loại, liên hệ đến khái niệm thì tên riêng chỉ là những kắ hiệu định danh cho một đối tƣợng cá biệt, đơn lẻ, không có mối liên hệ đến bất kì một khái niệm nào. Tên chung và tên riêng đều có nghĩa, nhƣng tên riêng chỉ có nghĩa khi nó xác lập đƣợc mối liên hệ trực tiếp giữa với đối tƣợng đƣợc định danh. ỘSự khác nhau giữa các từ chung với tên riêng là nhóm từ thứ nhất mang tắnh khái quát cao nhất còn nhóm từ thứ hai mang tắnh định danh caoỢ [dẫn theo 79; 12].

1.2.2.2. Định danh từ vựng

Hiện thực thƣờng đƣợc gọi tên theo cách tri nhận của con ngƣời. Sự gọi tên này đã tạo ra các từ, các cụm từ cố định, thành hệ thống từ vựng.

Định danh ở cấp độ từ vựng là đặc biệt quan trọng đối với con ngƣời. ỘVới khả năng đặt tên sự vật, con người hoàn toàn chiếm lĩnh được thế giới tự nhiên cả trong tồn tại cảm tắnh và cả trong tồn tại lắ tắnh của nóỢ [9; 194].

Sự gọi tên để tạo ra các từ (định danh sự vật) gồm ba yếu tố nhƣ sau: Ộthứ nhất, một dãy âm tố có liên hệ với nhau, tạo thành từ với mặt bên ngoài của nó, tức là vỏ âm thanh, vỏ ngữ âm của từ, hoặc là từ ngữ âm; thứ hai, sự vật được gọi bằng từ đó; thứ ba, ý nghĩa mà từ gây ra trong ý thức chúng ta. Tất cả ba yếu tố này gắn với nhauẦỢ [71; 34].

Tên gọi và khách thể mà nó quy chiếu có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ ấy có lắ do hay không lắ do, phi võ đoán hay võ đoán? Mác, Ăng-ghen, Lê-nin khi bàn về ngôn ngữ đã viết: ỘTên gọi một vật rõ ràng là không có liên can gì đến bản chất của sự vật đó cả, tôi tuy có biết người kia tên là Giắc, nhưng vẫn không biết ông ta là người như thế nào cảỢ [55; 28, 29]; hay: Ộtên gọi là một cái ngẫu nhiên, chứ không biểu hiện được chắnh ngay bản chất của sự vậtỢ [55; 89]. Theo F. de Saussure, Ộmối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đoánỢ hay ỘTắn hiệu ngôn ngữ là võ đoánỢ [73; 122]. Tuy nhiên, ông cũng lại chia: võ đoán tƣơng đối và võ đoán tuyệt đối. Võ đoán tƣơng đối là các trƣờng hợp: có lắ do về âm thanh (từ tƣợng thanh), có lắ do về hình thái học (cấu tạo từ), có lắ do về ngữ nghĩa (chuyển nghĩa).

Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết cũng quan niệm: ỘNhững khái niệm được biểu thị hoàn toàn do quy ước, hay là do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thắch lắ doỢ [28; 56].

Đỗ Hữu Châu lại khẳng định: Ộnguyên tắc tạo thành các tên gọi là nguyên tắc có lắ doỢ, nhƣng Ộnguyên tắc chi phối các tên gọi trong hoạt động bình thường của nó là nguyên tắc không có lắ doỢ [9; 166].

Nguyễn Đức Tồn cũng cho rằng các tên gọi đều có lắ do: Ộtheo chúng tôi, tất cả mọi kắ hiệu ngôn ngữ đều có lắ do, chứ không phải là võ đoánỢ [98; 42]. Ông lập luận: ỘKhông có lắ do thì có lẽ khó mà đặt được tên gọi cho một sự vật mới. Trong lịch sử ngôn ngữ, có lẽ không có ngôn ngữ nào lấy tổ hợp âm vốn vô nghĩa để làm tên gọi cho một đối tượng mới.Ợ [98; 43].

Theo nhƣ sự hiểu biết của chúng tôi thì định danh có thể có lắ do hoặc không lắ do. Từ đơn (sơ cấp) lúc đầu không có lắ do (trừ những từ mô phỏng, bao gồm mô phỏng hiện thực và mô phỏng cấu âm). ỘTrong tiếng Việt, những từ đơn âm tiết thường không có cớ trực tiếp để cắt nghĩaỢ[105; 118]. Hoàng Tuệ trong vắ dụ về nghĩa của từ ỘđầuỢ, ỘtrâuỢ, ỘlúaỢ đã cho rằng Ộkhông giải thắch nổi vì sao gọi thế; có đi ngược lên tới cội nguồn xa của ngôn ngữ thì nói chung cũng chẳng phát hiện được mối quan hệ giữa một mặt là âm thanh được phát ra, mặt khác là ý niệm được gợi ra, trong những từ như thế của tiếng Việt, những từ đơn, thành một tiếng gọi của tổ tiên chúng ta để lại thế và bây giờ chúng ta cứ thế dùngẦỢ [106; 75, 76].

Hiện nay, việc tạo từ mới là những từ đơn đơn tiết trong tiếng Việt là không thể, mặc dù các âm tiết vẫn còn để biểu hiện nghĩa theo nguyên lắ võ đoán (Ộtiếng Việt

có thể có 11900 âm tiết. Nhưng hiện nay mới có 6100 âm tiết được dùng để biểu hiện nghĩaỢ [99; 130]).

Còn từ ghép, yếu tố thứ hai Ờ thứ cấp, hoặc chuyển nghĩa đều có lắ do.

Đối với tiếng Việt, các từ ghép đƣợc hình thành theo phƣơng thức phụ nghĩa. Song việc lựa chọn yếu tố chắnh và phụ nhƣ thế nào còn Ộbị chế định bởi chắnh nếp nghĩ, nếp cảm, nếp tư duy của người ViệtỢ [99; 132] nữa. Vắ dụ Ộmáy làm lạnhỢ đƣợc ngƣời Việt quy về tủ bởi hình dáng của nó: tủ lạnh.

Chúng tôi hình dung cơ sở định danh gồm hai dạng:

- Dạng không có lắ do (võ đoán). Nếu ở lĩnh vực từ thì thƣờng là từ đơn Ờ định danh sơ cấp. Vắ dụ: heo, mền, xe, cải, đìaẦ Hay ngay cả từ láy, chẳng hạn: chôm chôm, bồn bồn... cũng vậy, chúng chẳng có lắ do nào cả, chỉ là Ộkĩ thuậtỢ ngôn ngữ thuần tuý mà thôi.

- Dạng có lắ do (phi võ đoán), .. ỵắđ quan niệm Ộsự cố định (hay gắn) cho một kắ hiệu ngôn ngữ một khái niệm Ờ biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) Ờ các thuộc tắnh, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từỢ [dẫn theo 98; 33, 34]. Hay nhƣ Nguyễn Văn Tu: ỘCũng như trong các ngôn ngữ, tiếng Việt có nhiều từ ghép hay từ đơn có cơ sở để cho ta hiểu nghĩa. Cơ sở cắt nghĩa từ có thể ở vỏ âm thanh hay ở các từ tố tạo ra Ợ [105; 118]. Chúng tôi hoàn toàn nhất trắ với quan điểm của F. de Saussure và Nguyễn Đức Tồn: từ tƣợng thanh có lắ do tuyệt đối, từ ghép có lắ do tƣơng đối. Dạng này bao gồm có lắ do khách quan và có lắ do chủ quan.

+ Lắ do khách quan (đối tƣợng định danh), yếu tố thứ hai - định danh thứ cấp. Vắ dụ, từ hình dạng của đối tƣợng: đậu phụng, sở dĩ gọi là ỘphụngỢ (hay ỘphộngỢ) vì hạt của loại đậu này trông giống mắt chim phụng; hay từ màu sắc của đối tƣợng: ngựa tắa cháy, việc đặt tên loài ngựa này là căn cứ vào màu lông đỏ sậm của chúng v.v.

+ Lắ do chủ quan (chủ thể định danh) thƣờng là tên riêng (trong địa danh, nhân danh). Vắ dụ, Đỗ Cử Nhân (tên ngƣời), Nguyễn Thanh Bạch (tên ngƣời), Giồng Nhãn

(tên đất), Tân Hiệp (tên đất)Ầ Cũng có khi tên riêng không có lắ do. Vắ dụ, sông Cái

(nhƣng sông lại không lớn), Nguyễn Thị Út (nhƣng không phải con út)Ầ

Có thể quan niệm rằng toàn bộ thế giới xung quanh chúng ta đƣợc con ngƣời xác lập thành hai tiểu thế giới: thế giới thực tại và thế giới biểu tƣợng. Đó là những

khách thể định danh. Giữa khách thể đƣợc định danh và chủ thể định danh có những mối quan hệ khăng khắt.

Quá trình tâm lắ diễn ra nơi con ngƣời trong quá trình định danh có lắ do là: trƣớc một khách thể cần định danh, với tất cả những thuộc tắnh đặc trƣng về khách thể ấy thì con ngƣời chỉ cần chọn một thuộc tắnh đặc trƣng nào đấy để định danh mà thôi chứ không chọn hết tất cả. Thông thƣờng, ngƣời ta chọn những thuộc tắnh cơ bản, quan trọng của đối tƣợng để định danh, ỘẦkhi định danh một sự vật, không có gì lắ tưởng hơn là chọn ra được đặc trưng nào đó thuộc đặc trưng bản chất của sự vật để làm cơ sở gọi tên nóỢ [98; 37]. Những thuộc tắnh đó phải là những thuộc tắnh gắn với sự vật trong mọi điều kiện, không có nó sự vật không thể tồn tại, thuộc tắnh đó biểu thị bản chất của sự vật định danh và phân biệt nó với sự vật khác.

Những đặc trƣng Ộnổi bậtỢ hay Ộnổi trộiỢ về hình thức bên ngoài nhƣ màu sắc, hình dáng (hình dạng) của sự vật, hiện tƣợng v.v. thƣờng dễ dàng tác động tới thị giác của con ngƣời. Do đó, nó thƣờng là thuộc tắnh đƣợc con ngƣời chọn làm tên gọi cho đối tƣợng. ỘKhi gọi tên sự vật, người Việt đồng thời nhấn mạnh cả đặc trưng của chúng có thể tri giác được bằng mắt. Thậm chắ một sự vật trừu tượng hay hình thù nhất định.Ợ [98; 52]. Chẳng hạn: tấmbức đƣợc phân biệt bởi hình dáng cụ thể trong không gian vào thời điểm nói, treo thẳng đứng, trong khung thì ngƣời Việt ở Nam Bộ gọi là bức hình, tƣ thế nằm, không để trong khung thì gọi là tấm hình; viênhạt đƣợc phân biệt về kắch thƣớc ở thời điểm nói, kắch thƣớc lớn: viên ngọc, kắch thƣớc nhỏ: hạt ngọcẦ Hoặc, sự vật nhƣ phổi, đƣợc ngƣời Việt hình dung thành ỘláỢ (lá phổi), thành ỘbuồngỢ (buồng phổi); lòng, đƣợc hình dung thành tấm mỏng, phẳng (tấm lòng). Ngƣời Nam Bộ hình dung dạ dày là ỘbaoỢ (bao tử), cái đèn thắp bằng dầu hoả đƣợc ngƣời Nam Bộ hình dung nhƣ ỘcâyỢ (cây đèn), cái bút thành ỘcâyỢ (cây viết)Ộ v.v.

Tuy nhiên, có lúc, cùng tồn tại cả hai đặc trƣng đƣợc chọn để định danh (lƣỡng khả). Ngay trong một phƣơng ngữ cũng có trƣờng hợp này. Vắ dụ, nồi áp suất (cách thức), nồi hầm (công dụng)trong PNBB; ăn lót lòng (có nét nghĩa của ỘlótỢ là thêm vào, để vào), ăn dằn bụng (có nét nghĩa Ộđè xuống, và giữ dƣới lực ép, không cho trỗi dậy, không cho nổi lênỢ của ỘdằnỢ [65; 236]) trong PNNBẦ

Những gì đƣợc con ngƣời nhận thức giống nhau, chúng cùng một loại, thì trên nguyên tắc, chúng đƣợc gọi tên nhƣ nhau. Vắ dụ, đầu (ngƣời), đầu (gà)Ầ Nếu nhƣ nhiều đối tƣợng có chung nhau thuộc tắnh cơ bản thì khi đặt tên từng cá thể, ngƣời ta

buộc phải chọn những thuộc tắnh không cơ bản. Thuộc tắnh này tuy không cơ bản nhƣng lại có giá trị khu biệt cá thể này với cá thể khác, và nhƣ vậy lúc này nó lại trở thành thuộc tắnh cơ bản. Vắ dụ, nước ròng là nƣớc thuỷ triều xuống, nhƣng nếu xuống đến mức gần nhƣ không còn nƣớc, chỉ còn một đƣờng nƣớc nhỏ giữa lòng sông thì có

ròng rặc, mực nƣớc gần sát đáy sông thì ròng sát

Tên gọi có vai trò quan trọng đối với tƣ duy biết chừng nào. ỘNhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại trong lắ trắ của chúng ta, phân biệt với sự vật, hiện tượng khác cùng loại và khác loạiỢ [10; 98, 99]; hay ỘẦcác tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng sủaỢ [10; 99].

Qua định danh từ vựng, ngƣời ta không chỉ thấy đƣợc lối tƣ duy của cộng đồng ngôn ngữ nhƣ thế nào mà còn thấy đƣợc bóng dáng của tâm lắ dân tộc hay vẻ độc đáo riêng của ngôn ngữ đó. Sự khác nhau về Ộhình thái bên trong của từỢ (Humboldt) chắnh là do sự lựa chọn khác nhau thuộc tắnh nào của sự vật để đặt tên cho sự vật đó. Cũng là một sự vật, một hiện tƣợng nhƣ nhau nhƣng có thể đƣợc khúc xạ khác nhau tuỳ ngôn ngữ vào trong ý nghĩa của các từ ngữ. ỘTrong quá trình tạo ra các từ, có ý nghĩa lớn lao là vấn đề lựa chọn Ộđặc trưng nào đó đập vào mắt mà tôi lấy làm đại diện cho đối tượng để làm cơ sở gọi tên đối tượng. Vai trò của việc lựa chọn này bị quy định bởi một loạt nhân tố, trong đó một phần thuộc về những đặc điểm sinh lắ của con người, một phần thuộc về các chức năng và cơ chế của lời nóiỢ [98; 34].

Thậm chắ, cách định danh còn cho chúng ta thấy đƣợc đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đó: Ộđằng sau các cách định danh từ vựng còn có cả bóng dáng của tâm lắ dân tộc và phần nào thể hiện được nét riêng của một ngôn ngữỢ [72; 36]; hay: ỘCấu tạo từ như thế nào, tức định danh hiện thực như thế nào, là một tiêu chắ quan trọng để phân chia các loại hình ngôn ngữỢ [72; 125].

Ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan và là chiếc cầu nối giữa con ngƣời với hiện thực. Trình độ nhận thức thế giới, mức độ tƣ duy của con ngƣời thể hiện qua ngôn ngữ của họ. Hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ càng phong phú chứng tỏ con ngƣời nhận thức thế giới hiện thực càng sâu sắc: Ộhễ dân tộc nào nhận thức về một mảng hiện thực nào đó sâu sắc thì hệ thống từ vựng định danh tương ứng bao giờ cũng phong phúỢ [72; 35]. Dân tộc, địa phƣơng tiếp xúc, cọ xát với hiện thực nào nhiều nhất thì vốn từ vựng định danh về mảng hiện thực đó cũng nhiều nhất. Vì thế, dấu ấn về

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)