Bảng 2.4: Tình hình hoạt động TD của chi nhánh NHNT tỉnh Quảng ninh Đơn vị tính: Tỷ đồng, triệu USD
Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Sosánh 2006/2005 (%) Sosánh 2007/2006 (%)
I. Tổng dư nợ 792,09 890,82 952,62 112,46 106,93 6 106,93 1.1. Ngắn hạn 177,19 171,17 - VNĐ 177,19 170,29 - Ngoại tệ 0 0,56 1.2. TDH 565,21 679,53 882,5 120,22 129,9 - VNĐ 505,13 587,82 738,8 116,37 125,68 - Ngoại tệ 3,83 5,82 9,2 151,96 158,07 II. Chỉ số phân tích -Nợquá hạn 23,32 26,45 -NợQH/∑DN 3,14 3 2,9 - Dư nợ bình quân 767,2 815,39 - DS cho vay 1328,78 1808,59 2093,6 - DS thu nợ 1253,25 1712,89 1839,9 - Dư nợ TDH/∑ Dư nợ 76 80 80,3 -Dư nợ vay NT/∑ Dư nợ 8,1 10,88 12,6 -Vòng quay vốn TD 1,73 2,2, 2,3
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kd NHNT Quảng Ninh năm 2005, 2006, 2007)
Tổng dư nợ của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm từ 792,09 tỷ đồng năm 2005 lên 890,82 tỷ đồng năm 2006 và đạt 952,62 tỷ đồng năm 2007, trong đó dư nợ TDH tăng trưởng mạnh năm 2006 tăng 114 tỷ đồng so với năm 2005 (tăng 20,22%), năm 2007 tăng 203 tỷ đồng so với năm 2006 (tăng 29,9%). Bên cạnh đó Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ năm 2006 tăng 51,96% so với năm 2005, năm 2007 tăng lên 58% so với năm 2006, đây là một trong những nỗ lực rất lớn của Chi nhánh để giải bài toán tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Tuy tốc độ tăng trưởng TD cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm xuống qua từng năm từ 3,14% năm 2005 xuống 3% năm 2006 và chỉ còn 2,9% năm 2007, đặc biệt là nợ quá hạn của những năm cũ để lại, trong 3 năm gần đây không có nợ quá hạn
Tuy nhiên so sánh với cơ cấu huy động vốn đã phân tích ở trên chúng ta có thể thấy trong khi vốn huy động ngắn hạn tăng mạnh thì dư nợ ngắn hạn lại có chiều hướng giảm sút từ 177,19 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 171,17 tỷ đồng năm 2006, dư nợ TDH của Chi nhánh lại tăng mạnh luôn chiếm 75% trên tổng dư nợ nhưng HĐV TDH/∑VHĐ chỉ chiếm khoảng trên 10%. Dư nợ cho vay ngoại tệ trên tổng dư nợ chỉ đạt xấp xỉ 10% trong 3 năm từ 2005 đến 2007, nhưng vốn huy động ngoại tệ trên tổng vốn huy động lại chiếm tới 50% mặc dù tỷ lệ này đã được giảm thấp so với những năm trước đây (khoảng 70%). Như vậy có một sự bất hợp lý giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn thể hiện ở sự mất cân đối về kỳ hạn huy động, về cơ cấu huy động giữa nội tệ và ngoại tệ hiện Chi nhánh vẫn ở trong tình trạng thừa vốn ngoại tệ, thiếu vốn VNĐ đồng thời mất cân đối giữa kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn (nói cách khác là kỳ hạn TS Có lớn hơn kỳ hạn TS Nợ) dẫn đến nguy cơ về rủi ro lãi suất.