Kiến nghị về việc nâng cao chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu v6182 (Trang 83 - 91)

c. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:

3.3.5.Kiến nghị về việc nâng cao chất lượng kiểm toán

KTĐL là hoạt động không thể thiếu được trong cơ chế thị trường. Hầu hết các nước phát triển hoạt động này đều được kiểm soát rất chặt chẽ, ở nước ta trong điều kiện hiện nay hoạt động này luôn cần kiểm soát bởi Nhà nước và các tổ chức Hội nghề nghiệp nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp và không ngừng nâng cao chất lượng cũng như uy tín nghề nghiệp.

Các giải pháp từ phía nhà nước: Nhà nước (mà trực tiếp là Bộ Tài chính) có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển thị trường nói chung và thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán nói riêng. Để nâng cao chất lượng kiểm toán, tạo tiền đề cho sự phát triển của các công ty kiểm toán thế giới, bên cạnh việc ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, kiểm toán nói chung nhà nước thường xuyên có những quyết định, quy chế mới hoàn thiện phù hợp với thực tế các giải pháp từ phía nhà nước:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam phù hợp với tình hình mới.

- Bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh văn bản pháp quy phù hợp với tình hình mới và xu hướng hội nhập.

- Có chính sách hỗ trợ để nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ chuyên môn của các KTV.

- Tổ chức hướng dẫn, đào tạo cho kế toán, KTV khi ban hành các quy định mới. Quy định thể thức thi tuyển và cấp chứng chỉ KTV. Khuyến khích các doanh nghiệp kiểm toán đăng ký hành nghề kiểm toán mua bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp.

- Nhà nước khuyến khích tất cả các doanh nghiệp và các tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC hàng năm hoặc Báo cáo quyết toán dự án đầu tư trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai BCTC.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 33 chuẩn mực kiểm toán, 22 chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp lý khác có liên quan như Nghị định số: 105/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, về tiền lương nhân viên có Thông tư số: 81/TT-BTC ngày 13/08/2004….

Các giải pháp từ các tổ chức nghề nghiệp: Để Hội Kế toán Việt Nam thực hiện tốt chức năng của mình là giám sát đội ngũ hành nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp và các hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam cần có những giải pháp sau:

Cần hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển Hội thực sự trở thành một tổ chức nghề nghiệp theo một lộ trình phù hợp với chiến lược hội nhập.

Cần có bộ máy chuyên trách, thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, các ban tư vấn về kế toán, kiểm toán có chế độ và chương trình làm việc thường xuyên, chủ động tư vấn với Chính phủ và Bộ Tài chính trong việc phát triển nghề và dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Khuyến khích các công ty kiểm toán nước ngoài liên doanh với công ty kiểm toán Việt Nam để phát triển và chuyển giao công nghệ.

Về phía công ty kiểm toán VNFC: Là một công ty mới được thành lập trong một thời gian chưa phải là dài nên VNFC còn gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định nhân sự, thu hút khách hàng. Để phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng tạo uy tín trong thị trường, BGĐ công ty xây dựng những chính sách mới phù hợp với tình hình hiện nay:

- Công ty có chính sách đãi ngộ tốt đối với cán bộ công nhân viên: có chính sách tuyển dụng hợp lý, thường xuyên tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ (cử nhân viên đi học cao học ở trong nước và nước ngoài), đồng thời ban lãnh đạo luôn quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên, có chế độ thưởng phạt công khai.

- Thiết kế chương trình kiểm toán chung, nhưng trong quá trình thực hiện KTV luôn vận dụng phù hợp và sáng tạo đối với thực tế của từng khách

hàng cụ thể.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy móc công nghệ thông tin hiện đại đầy đủ cho các KTV.

- Giữ gìn tốt mối quan hệ với khách hàng cũ chủ động gửi thư mời đối với khách hàng mới, quảng cáo thương hiệu của mình bằng việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao với chi phí phải chăng và thời gian hợp lý.

- Mở rộng quy mô hoạt động và thực hiện chỉ tiêu đạt lợi nhuận cao trong năm.

- Mở rộng giao lưu hợp tác với các tổ chức quốc tế trao đổi kinh nghiệm và lĩnh hội kiến thức nghề nghiệp có lợi cho sự phát triển.

- Để hoạt động kiểm toán hiệu quả, đa dạng hoá loại hình dịch vụ cung cấp và việc bố trí nhân lực hợp lý công ty có thể thành lập các phòng kiểm toán nghiệp vụ chuyên thực hiện kiểm toán phân loại theo khách hàng: Kiểm toán các khách hàng chịu thuế thu nhập đặc biệt: các công ty rượi, bia…; Kiểm toán các doanh nghiệp Nhà nước: Tổng công ty than, các công ty bưu chính viễn thông; Kiểm toán các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Kiểm toán các dự án, các công trình xây dựng cơ bản. Các nhân viên và lãnh đạo các phòng ban thể hỗ trợ và kết hợp với nhau trong cùng một cuộc kiểm toán để đảm bảo đủ nhân lực và không lãng phí nguồn nhân lực.

Thực tế hoạt động của công ty diễn ra tương đối tốt, với một đội ngũ KTV trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi nên trong thời gian tới VNFC phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp kiểm toán trẻ và thành công nhất ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Giai đoạn thực tập tốt nghiệp đã giúp em biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân về chuyên ngành kiểm toán đã được học ở trường cũng như là thực tế của một Công ty kiểm toán. Em đã hiểu được phần nào về Bộ máy tổ chức của Công ty, Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên nói riêng, được thực hiện ở Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam mà em đã trình bày ngắn gọn ở trong bài viết này. Em nhận thấy, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên là một chu trình kiểm toán khá phức tạp và mất nhiều thời gian, đặc biệt là việc thu thập các thông tin để có thể hiểu biết thêm về chính sách tiền lương tại đơn vị khách hàng; do đó đòi hỏi khá nhiều khả năng xét đoán và kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV.

Do còn thiếu về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm bản thân có hạn, nên em không thể thể hiện tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC, mà chỉ có thể so sánh công tác kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do KTV của VNFC thực hiện tại 2 khách hàng khác nhau nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cùng một số kiến nghị để hoàn thiện quy trình: “kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện”.

Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại Công ty và các anh chị KTV đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho chúng em trong giai đoạn thực tập này.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, các cô trong Khoa Kế toán trường ĐH KTQD đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Phương Hoa

người đã tận tình chỉ bảo để em hoàn thiện đề tài.Em xin chân thành cám ơn.

Sinh viên thực hiện Bùi Thị Ngọc Anh

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán/ GS.TS Nguyễn Quang Quynh/ NXB. Tài chính – 2003

2. Giáo trình kiểm toán tài chính/ GS.TS Nguyễn Quang Quynh/ NXB. Tài chính – 2001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp/ PGS.TS Đặng Thị Loan/ NXB. Thống kê- 2004

4. Kiểm toán Alvin A.Arens/ NXB. Thống kê – 1996 5. Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế

6. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

7. Những Nguyên tắc và Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế 8. Tài liệu nội bộ của VNFC

9. Tạp chí kế toán 2005, 2006 10. Tạp chí kiểm toán 2005, 2006

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ...1

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...3

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...3

1.1.1. Khái niệm chung về kiểm toán Báo cáo tài chính...3

1.1.2. Các cách tiếp cận kiểm toán Báo cáo tài chính...4

1.2. LÍ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN...6

1.2.1. Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương...6

1.2.2. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương...8

1.2.2.1 Các hình thức tiền lương và quỹ lương của doanh nghiệp ...8

1.2.2.2. Hạch toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động...11

1.2.2.3. Đặc điểm chu trình tiền lương và nhân viên ảnh hưởng đến việc thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính...13

1.3. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...17

1.3.1. Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính...17

1.3.2. Một số sai phạm thường gặp trong kế toán tiền lương và nhân viên 17 1.3.3. Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên...18

1.3.4. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính...20

1.3.4.1 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán ...20

1.3.4.2. Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán. ...23

1.3.4.3. Giai đoạn 3: Hoàn thành kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán. ...28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN...32

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM...32

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam (VNFC)...32

2.1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty...33

2.1.3. Tình hình hoạt động của Công ty...35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN...37

2.2.1. Tổ chức nhân sự cho cuộc kiểm toán ...37

2.3. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG

TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN...39

2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán...39

a. Các công việc trước khi thực hiện kiểm toán...39

b. Lập kế hoạch kiểm toán...40

c. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết: ...44

2.3.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán...46

2.3.2.1. Thực hiện thủ tục kiểm soát...46

2.3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích...53

2.3.2.3.Thực hiện khảo sát nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết...58

2.3.3. Kết thúc kiểm toán...67

... 70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN...71

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...71

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM...77

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN...79

3.3.1. Kiến nghị về đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ...79

3.3.2. Kiến nghị về thực hiện thủ tục phân tích...80

3.3.3. Kiến nghị về chọn mẫu kiểm toán...81

3.3.4. Áp dụng công nghệ thông tin trong việc hoàn thiện chương trình kiểm toán...82

3.3.5. Kiến nghị về việc nâng cao chất lượng kiểm toán...83

KẾT LUẬN...86

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên bản

1 BCTC Báo cáo tài chính

2 BGĐ Ban Giám đốc

3 BHXH Bảo hiểm xã hội

4 BHYT Bảo hiểm y tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 CBCNV Cán bộ công nhân viên

6 CNV Công nhân viên

7 HĐQT Hội đồng quản trị

8 KPCĐ Kinh phí công đoàn

9 KSNB Kiểm soát nội bộ

10 KTĐL Kiểm toán độc lập

11 KTTT Kinh tế thị trường

12 KTV Kiểm toán viên

13 SXKD Sản xuất kinh doanh

14 TNCN Thu nhập cá nhân

15 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

16 VNFC Công ty Hợp danh kiểm toán

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Kiểm toán theo chu trình...5

Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp thanh toán với NLĐ...12

Sơ đồ 3: Hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ...13

Sơ đồ 4 : Chu trình tiền lương và nhân viên...16

Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy của Công ty VNFC...33

Bảng 1.1: Doanh thu 2 tháng cuối năm 2005 (triệu đồng)...37

Bảng 2.1: Thủ tục kiểm toán tiền lương và nhân viên...45

Bảng 2.2: Tìm hiểu quy chế tiền lương khách hàng ABC...48

Bảng 2.3: Tìm hiểu quy chế tiền lương công ty XYZ...51

Bảng 2.4: Xem xét biến động tiền lương theo tháng của công ty ABC...53

Bảng 2.5: Phân tích biến động nhân sự của công ty ABC...54

Bảng 2.6: Phân loại TK 334 theo chi phí tiền lương công ty ABC...55

Bảng 2.7: Ước tính quỹ tiền lương công ty XYZ...56

Bảng 2.8: Phân tích tỷ lệ tiền lương/Doanh thu công ty XYZ...56

Bảng 2.9: Phân tích biến động tiền lương theo tháng trong năm công ty XYZ...57

Bảng 2.10: Phân tích chi phí tiền lương theo bộ phận công ty XYZ...58

Bảng 2.11: Kiểm tra số nhân viên thực tế tại công ty ABC...59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.12: Kiểm tra chi tiết tiền lương phát sinh qua các tháng công ty ABC..60

Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết việc thanh toán lương cho nhân viên công ty ABC...61

Bảng 2.14: Kiểm tra chi tiết tính toán và nộp quỹ KPCĐ, BHYT, BHXH ...62

Bảng 2.15: Kiểm tra số nhân viên lưu chuyển công tác, mãn hạn hợp đồng công ty XYZ...63

Bảng 2.16: Bảng tổng hợp TK 334 của Công ty XYZ...64

Bảng 2.17: Kiểm tra chi phát sinh lương qua các tháng của các bộ phận chịu chi phí công ty XYZ...64

Bảng 2.18: Kiểm tra chi tiết thanh toán lương của công ty XYZ...65

Bảng 2.19: Tổng hợp bút toán điều chỉnh tại công ty XYZ...67

Bảng 3.1. Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB áp dụng đối với chương trình kiểm toán tiền lương và nhân viên...72

Một phần của tài liệu v6182 (Trang 83 - 91)