SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂMTOÁN CHU TRÌNH

Một phần của tài liệu v6182 (Trang 71 - 77)

c. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂMTOÁN CHU TRÌNH

CHÍNH

KTĐL là ngành kinh doanh dịch vụ đặc thù, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực “ kiểm định” thông tin kế toán. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì đòi hỏi về tính trung thực, đáng tin cậy của thông tin càng cao. Vì vậy chất lượng các dịch vụ kiểm toán không chỉ là vấn đề quan tâm của riêng các công ty kiểm toán, mà là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

Hơn 10 năm qua, hoạt động KTĐL đã có nhiều phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những tồn tại làm hạn chế đến hoạt động KTĐL. Kiểm soát chất lượng hoạt động KTĐL có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở để tăng niềm tin của các đối tượng sử dụng thông tin kết quả kiểm toán. Ngoài ra, KTĐL còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế biết về pháp luật, chính sách tài chính kế toán của Việt Nam cũng như là giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đó là quá trình làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung.

Nằm trong nội dung của việc xây dựng một nền KTTT đầy đủ hoàn thiện và minh bạch trong môi trường kinh doanh, môi trường tài chính, trước những đòi hỏi của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập. Nhu cầu dịch vụ KTĐL hiện nay xuất phát từ 3 nhóm đối tượng chính:

Các đối tượng bắt buộc bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức trung gian và các dự án quốc tế ở Việt Nam. Các đối tượng nửa tự nguyện gồm các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán phục vụ các mục đích vay vốn, cổ phần hoá, phát hành, niêm yết cổ phiếu hoặc một số lý do khác. Các đối tượng tự nguyện hoàn toàn phục vụ cho mục đích quản lý kinh doanh và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Tuỳ theo các đối tượng mà yêu cầu đối với dịch vụ kiểm toán cũng khác nhau.

Có thể thấy nhu cầu dịch vụ kiểm toán hiện nay là đáng kể, nhưng mức cầu này còn thực sự nhỏ bé so với mức đáng lẽ phải có đối với thị trường thực thụ. Trong thời gian tới, nhu cầu kiểm toán có thể tăng lên nhanh chóng do những đòi hỏi hết sức bức bách của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.

Định hướng phát triển của KTĐL tại Việt Nam đến năm 2010 được Bộ Tài chính dự kiến tăng số lượng công ty kiểm toán lên tới hơn 100 công ty, với số lượng nhân viên chuyên ngành khoảng 20.000 người doanh thu đạt khoảng trên 3000 tỷ đồng. Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng phải nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập. Mặc dù chưa chính thức đi vào cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ đối với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), APEC và ASEAN, nhưng Chính phủ cũng thông qua lịch trình hội nhập với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với Quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2000-2005): Giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho hội nhập, củng cố các yếu tố môi trường, cơ sở pháp lý để phát triển dịch vụ, khuyến khích các công ty tổ chức nước ngoài hợp tác liên doanh với các công ty Việt Nam nhằm chuyển giao kỹ thuật và thúc đẩy các công ty trong nước phát triển.

Giai đoạn 2 (2006- 2010): Giai đoạn này củng cố hội nhập, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Các dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam sẽ được cung cấp ra nước ngoài, các

cá nhân và các công ty của Việt Nam có thể tham gia điều hành và nắm giữ các công ty kế toán, kiểm toán ở nước ngoài, đồng thời cho phép các công ty kế toán, kiểm toán mới đầu tư vào Việt Nam.

Giai đoạn 3 (2011- 2020): Giai đoạn hội nhập năng động, Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán kiểm toán.

Để nâng cao chất lượng kiểm toán phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, các công ty kiểm toán và chi nhánh, văn phòng cần tích cực xây dựng và áp dụng một hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ tương ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và có thể cạnh tranh có hiệu quả tại thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Việc khẳng định, nâng cao uy tín và lòng tin của công chúng đối với dịch vụ kiểm toán, đã thúc đẩy các công ty kiểm toán ngày càng hoàn thiện phương pháp làm việc, điều chỉnh, khắc phục những bất hợp lý bằng việc tăng cường đào tạo nhân viên, tự nâng cao chất lượng dịch vụ. Chất lượng kiểm soát hoạt động kiểm toán hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty kiểm toán, nên xây dựng quy trình kiểm toán hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán, giúp kiểm toán viên giảm thiểu rủi ro, tạo uy tín với khách hàng về dịch vụ mình cung cấp. Để có thể hoàn thiện quy trình kiểm toán chung một cách khoa học hơn, phù hợp hơn, chất lượng cao hơn yêu cầu quy trình và chất lượng kiểm toán từng phần hành phải hoàn thiện hơn.

Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoa học là một tất yếu, trong đó kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên là bộ phận quan trọng của kiểm toán BCTC, có ảnh hưởng trực tiếp đến ý kiến cuối cùng của KTV trong báo cáo kiểm toán. Hơn nữa sự phát triển của nền KTTT, ngày càng có nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế dẫn đến sự ra đời của các chế độ chính sách tiền lương mới áp dụng cụ thể cho các doanh nghiệp đó. Nên hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên là cần thiết trong cuộc kiểm toán BCTC.

Qua thời gian ngắn thực tập tại công ty kiểm toán VNFC, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc công ty cùng các anh chị KTV, em đã tìm hiểu về quy trình hoạt động kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên nói riêng em nhận thấy quy trình kiểm toán mà công ty đã xây dựng và áp dụng là tương đối tốt: Từ giai đoạn lập kế hoạch đến kết thúc cuộc kiểm toán luôn được thực hiện một cách đầy đủ, tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam (Tuy nhiên, chương trình kiểm toán chung chỉ là cơ sở để kiểm toán chứ không phải là điều kiện bắt buộc áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán. Với từng cuộc kiểm toán cụ thể thì các KTV của công ty sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế tại từng đơn vị khách hàng để vận dụng linh hoạt chương trình kiểm toán cho phù hợp). Cụ thể là:

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn này công ty kiểm toán tiến hành tiếp cận khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, ký kết hợp đồng kiểm toán tuân theo đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam: Chuẩn mực số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”, Chuẩn mực số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, Chuẩn mực số 210 “Hợp đồng kiểm toán”. Nhìn chung các công việc trong giai đoạn này luôn được KTV chuẩn bị chu đáo và thực hiện cẩn thận để đảm bảo thành công cho toàn bộ cuộc kiểm toán vì thế luôn được các chuyên gia và các khách hàng đánh giá cao. Công ty đã giúp khách hàng hoàn thiện được công tác kế toán, công tác tuyển dụng, quản lý nhân sự và nâng cao hiệu lực của hệ thống KSNB.

Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Dựa trên kế hoạch đã xây dựng, KTV áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp: Thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết.

Trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, KTV tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình này rất chặt chẽ, vì đối với mỗi

loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có sự khác nhau trong tuyển dụng, tính lương và thanh toán lương. Khi KTV nhận định hệ thống KSNB đối với chu trình tiền lương nhân viên trong đơn vị là hiệu quả, để phát hiện ra các sai phạm và kiểm tra tính trung thực hợp lý của các thông tin KTV tiếp tục tiến hành các thủ tục phân tích liên quan đến tiền lương, và tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết tương đối cụ thể đối với các khoản tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương.

Tuy nhiên do có hạn chế về thời gian kiểm toán nên khi KTV thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết chủ yếu là xem xét biến động phát sinh theo các tháng, quý mà ít khi KTV thực hiện các ước tính các khoản tiền lương, KTV cũng ít khi tính lại lương cho người lao động mà chấp nhận Bảng lương đó là hợp lý, vì quan niệm rủi ro lương bị tính sai là thấp. Khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết KTV thường chỉ chú trọng tới các khoản mục có giá trị lớn hoặc các nghiệp vụ lặp lại nhiều lần, số tiền phát sinh lớn.

Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng, quyết định đến kết quả của toàn cuộc kiểm toán. KTV xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ thực hiện đánh giá, soát xét kết quả kiểm toán các phần hành một cách kỹ lưỡng (trong đó bao gồm cả phần hành tiền lương nhân viên) trước khi đưa ra những ý kiến về tình hình tài chính của công ty khách hàng trên Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán được lập tuân theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 700 “Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính”.

Nhìn chung quy trình kiểm toán của công ty là chặt chẽ và tương đối hiệu quả, các ý kiến mà KTV đưa ra là đúng đắn và chính xác nhất đối với từng khách hàng cụ thể.

Tuy nhiên, để khẳng định được vị trí của mình trong thị trường công ty luôn luôn có những phương hướng phát triển phù hợp: Mở rộng quy mô hoạt động trên cả thị trường trong và ngoài nước với việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ chuyên ngành, thu hút nhiều khách hàng, nâng cao uy tín, đạt chỉ tiêu

về lợi nhuận... Bên cạnh nâng cao năng lực chuyên môn cho các KTV chuyên nghiệp, đầu tư kỹ thuật công nghệ, kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ cung cấp. Công ty chú trọng tới các tiêu chuẩn sau:

Tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên: Công ty phải đảm bảo rằng các nhân viên luôn được tuyển dụng một cách chặt chẽ để có đủ năng lực hoàn thành công việc được giao. Đồng thời phải được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn mới.

Yêu cầu về chuyên môn: Các nhân viên được giao nhiệm vụ phải được đào tạo một trình độ tương xứng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tôn trọng các nguyên tắc nghề nghiệp: Nhân viên Công ty phải luôn tôn trọng các nguyên tắc chính trực, khách quan, độc lập và bí mật như đã quy định trong nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giao việc: Công việc kiểm toán được phân công cho những nhân có đủ năng lực chuyên môn, thành thạo công việc được giao, đảm bảo phù hợp giữa người và việc.

Đề bạt: Công ty đảm bảo rằng các cá nhân được đề bạt phải theo yêu cầu khách quan và có đủ năng lực, phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ mới.

Chấp nhận và duy trì khách hàng: Công ty phải đánh giá khách hàng trong tương lai, đặc biệt những khách hàng trước khi chấp nhận kiểm toán cũng như rà soát lại mối quan hệ với khách hàng hiện tại nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, thông đồng giữa KTV với khách hàng.

Kế hoạch hoá công việc: Công ty đảm bảo rằng mọi công việc trong Công ty đều phải được kế hoạch hoá mọi cách chặt chẽ về mọi mặt: thời gian, nhân sự, chi phí... kể cả các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch tổng thể, chi tiết, kế hoạch cá nhân và tập thể.

Tài liệu hoá công việc: Công ty đảm bảo rằng mọi công việc phải thực hiện tài liệu hoá chuẩn để thuận tiện khi làm việc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp, và nhận biết thông tin một cách nhanh nhất, hạn chế sai lầm và rủi ro xảy ra.

Sử dụng nghiệp vụ của nhân viên khác: Nhân viên Công ty phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng nghiệp vụ của các nhân viên khác đồng thời phải đảm bảo độ tin cậy khi sử dụng nghiệp vụ của nhân viên khác.

Tư vấn: Công việc kiểm toán có thể gặp những khó khăn về nghiệp vụ nhưng sẽ được đảm bảo về sự chỉ dẫn của những người có năng lực và các chuyên gia chuyên ngành.

Chỉ đạo hướng dẫn và giám sát: Công việc kiểm toán cân có sự hướng dẫn chu đáo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ ở mọi cấp độ để đảm bảo rằng công việc do Công ty tiến hành đảm bảo được những chuẩn mực chất lượng.

Kiểm tra, kiểm soát: Công ty phải luôn tự kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tính đầy đủ, tính hiệu lực của các quy chế và thủ tục kiểm soát chất lượng của mình.

Chuẩn mực báo cáo lưu giữ hồ sơ: Công ty phải đảm bảo về các Chuẩn mực báo cáo đó là các chuẩn mực có hiệu lực, chuẩn mực hiện hành, của quốc tế, hoặc quốc gia hay chuẩn mực được chấp nhận, đồng thời phải lưu giữ hồ sơ một cách khoa học theo đúng quy định về thời gian lưu giữ, đảm bảo bí mật và thuận tiện để kiểm tra, kiểm soát, tra cứu, khi cần thiết.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu v6182 (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w