CÁC KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 138 - 144)

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ở Việt nam đã diễn ra nhiều biến động về kinh tế và xã hội. Việt nam luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi đáng kể. Mặc dù bản thân ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng, tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP của cả nền kinh tế đã giảm dần trong thập kỷ qua từ mức 27,18% năm 1995, xuống 24,37% năm 2000 và đến năm 2004 chỉ còn 21,76%. Một mặt chuyển dịch về cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động nông thôn là hệ quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn lại mang những nét riêng không hoàn toàn tỷ lệ thuận với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hơn 3/4 lực lượng lao động của Việt Nam đến thời điểm năm 2004 vẫn còn ở khu vực nông thôn với khoảng 32,7 triệu người. Tỷ lệ của lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả nước chỉ giảm được 2,4% trong vòng 8 năm qua từ năm 1996-2004.

Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị trong khi tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến ngày càng làm tăng sức ép về mặt này ở khu vực nông thôn. Một sức ép khác là đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp hơn do các nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị và năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, càng làm cho thời gian nông nhàn tăng lên và vấn đề việc làm ở nông thôn càng trở nên khó khăn gay gắt. Đi liền với tình trạng thiếu việc làm là một loạt các vấn đề xã hội nảy sinh, đòi hỏi có những quyết sách phù hợp. Việc tìm ra các nguyên nhân hay các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn vì vậy được đặt ra khá cấp bách. Trong khi chưa có một nghiên cứu nào từ trước tới nay phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống các yếu tố tác động này, đặc biệt là đối với cơ cấu lao động nông thôn cho thời gian 10 năm trở lại đây, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đóng góp phần nào cho việc đáp ứng một cách hiệu quả đòi hỏi cấp

bách của thực tiễn nông thôn hiện nay. Nghiên cứu đã đánh giá một cách toàn diện thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay, phân tích định tính và định lượng các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch để từ đó đề ra các giải pháp chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam. Có thể tổng kết một số kết luận chính từ nghiên cứu như sau:

1.1. Về thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

- Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động xã hội đã giảm xuống kể từ giữa thập kỷ 1990 đến nay nhưng hiện vẫn còn chiếm tới gần 58% lực lượng lao động cả nước tại thời điểm năm 2004, giảm 11% so với năm 1996. Trong khi đó lao động của các ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 11% lên 17,3% trong thời kỳ 1996-2004 và lao động dịch vụ đã tăng từ 20,1% lên 24,7% trong cùng kỳ.

- Tuy chiếm tỷ lệ cao trong tổng lực lượng lao động xã hội, lực lượng lao động nông thôn còn rất thấp về chất lượng và còn tồn tại một khoảng cách lớn về trình độ văn hoá cũng như trình độ kỹ thuật so với lực lượng lao động ở thành thị.

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn hơn trong khu vực nông nghiệp và bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động của các ngành khác vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế.

- Có sự chuyển dịch không đồng đều về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp giữa các vùng của cả nước trong 10 năm qua. Tốc độ thay đổi cơ cấu lao động theo hình thức này nhanh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Các vùng có tốc độ chuyển dịch chậm hoặc thậm chí có những vùng hoặc tỉnh có sự “chuyển dịch ngược” với tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên như Tây nguyên các tỉnh Hà giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng bình, Bình phước, Trà Vinh, Cà mau v.v....

- Có xu hướng chuyển dịch diễn ra khá mạnh theo hướng tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp tăng lên trong tổng lao động tự tạo việc làm mặc dù lao động

tự làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo so với lao động tự làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn trong 10 năm qua và cho đến hiện nay. Tính chung cả nước tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp đã tăng từ 11% năm 1997 lên 20,4% năm 2004.

- Cơ cấu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong số lao động làm thuê ở nông thôn ít thay đổi trong thập kỷ vừa qua nhưng tỷ lệ lao động làm thuê phi nông nghiệp luôn chiếm phần áp đảo (với 90% năm 2004). Điều này trái ngược hoàn toàn với cơ cấu lao động tự tạo ở nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu về lao động làm thuê khá khác nhau giữa các vùng trong nước. Tỷ lệ lao động làm thuê nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc thấp hơn đáng kể so với các tỉnh phía Nam trong thời gian 10 năm vừa qua.

- Tính trên phạm vi cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới 73% và tình hình di cu lao động diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm qua và đặc biệt là những năm gần đây. Tỷ lệ lao động di cư đi khỏi vùng của vùng Duyên hải Nam trung bộ chiếm một tỷ lệ cao nhất chiếm tới 31% tổng số lao động di cư của cả nước và bằng 3,38% tổng số người đang làm việc tại vùng (với 118 ngàn người) ở thời điểm 01/07/2004. Trong khi đó, Đông Nam bộ là vùng tiếp nhận nhiều lao động di cư đến nhất chiếm tới 67% tổng số lao động di cư đến của cả nước và bằng 4,16% lực lượng lao động hoạt động kinh tế của cả vùng ở cùng thời điểm. Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số lao động di cư với tỷ lệ 57% tính chung cho cả nước. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi cho thấy tỷ lệ lao động trẻ chiếm đa số trong tổng số lao động di cư đến các vùng. Gần 70% số lao động di cư đến các vùng ở độ tuổi dưới 30.

- Lao động di cư đi từ ĐBSH và vùng Đông bắc có trình độ văn hoá cao nhất với khoảng 42% số lao động này có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Trong khi đó lao động di cư từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp nhất. Đa số lao động di cư từ các khu vực này có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống.

- Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi các vùng công nghiệp và đô thị đang được tiếp

tục mở rộng. Di cư nội vùng có thể sẽ tăng lên nhiều hơn do quá trình CNH và đô thị hoá ngày càng lan toả trong nội bộ các vùng trong cả nước.

1.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn:

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là cách nói chung nhưng bao gồm nhiều quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau ở khu vực nông thôn. Loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn quan trọng nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp. Động lực hay yếu tố kinh tế chủ yếu nhất thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các ngành khác nhau hoặc các vùng khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu nhập của lao động) giữa các ngành hoặc các vùng này.

- Có nhiều yếu tố tác động và cơ chế tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn khá phức tạp. Số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến các hình thức chuyển dịch lao động nông thôn cụ thể không giống nhau và phụ thuộc vào cả hai yếu tố không gian và thời gian. Có 3 nhóm yếu tố chính tác động bao gồm: i) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch; ii) Nhóm các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình của người lao động, và iii) Nhóm các yếu tố liên quan đến những đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Tác động của một số yếu tố chủ yếu nhất trong các nhóm yếu tố này được thể hiện như sau:

- Trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao động. Ở mức độ vĩ mô, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng này: i) có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) tác động mạnh hơn trong thời kỳ 2001-2004 so với thời kỳ 1993-1998 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; iii) Không có ảnh hưởng lớn đến hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và hoạt động tự làm; và iv) có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê thời kỳ 1993-1998 nhưng không có ý nghĩa lớn ở thời kỳ 2001-2004. Các chính sách về nâng cao trình độ giáo dục, các chính sách về đào tạo đều có ý nghĩa nâng cao trình độ cho lao động

nông thôn và vì vậy có tác động tới quá trình chuyển dịch của đối tượng lao động này.

- Giới tính của lao động: Trong khoảng 10 năm qua và trong hầu hết các loại chuyển dịch lao động được xem xét, yếu tố giới cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch. Tác động của yếu tố này như sau: i) Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch; ii) Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993- 1998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 2001-2004; iii) Nam giới có xác suất chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 trong khi đó vai trò đó lại thuộc về nữ giới ở giai đoạn sau 2001-2004; iv) Ngược lại, nữ giới lại có khả năng chuyển dịch từ SXNN sang dịch vụ cao hơn trong thời kỳ 1993-1998. Trong thời kỳ 2001-2004 khả năng chuyển dịch lớn hơn lại thuộc về nam giới; v) Đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê, nam giới luôn luôn có khả năng chuyển dịch cao hơn ở cả hai thời kỳ.

- Tuổi của lao động: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng chung là tuổi của lao động càng trẻ thì khả năng chuyển dịch lao động càng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp: i) Yếu tố này có ý nghĩa hơn ở vùng đồng bằng so với miền núi khi xem xét chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) Tác động của độ tuổi lao động đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và tự làm có ý nghĩa không cao. Nói một cách khác, không có sự khác biệt lớn giữa lao động trẻ và lao động có độ tuổi lớn hơn về khả năng chuyển dịch trong loại hình này.

- Yếu tố đất đai, bao gồm qui mô đất nông nghiệp của hộ và tỷ lệ đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ có ảnh hưỏng đến quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp mặc dù mức độ tác động không lớn. Người lao động có đất nông nghiệp lớn hơn có xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp thấp hơn và ngược lại sức ép chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp tăng lên khi đất đai SXNN của họ quá hạn hẹp. Trong trường hợp này đất đai là yếu tố “đẩy” đối với quá trình chuyển dịch lao động. Ảnh hưởng của qui mô diện tích đất nông nghiệp và xác lập các quyền về sử dụng đất đối với

chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng lớn hơn ở miền núi, đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Các chính sách về đất đai xuất phát từ Luật đất đai năm 1993, Sửa đổi bổ sung năm 1998, 2000 và gần đây nhất là Luật đất đai 2003 có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về đa dạng hóa cây trồng, các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm cũng có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch lao động nông thôn và có tác dụng khác nhau đối với người lao động của các hộ có qui mô đất khác nhau hoặc có tỷ lệ đất được xác lập quyền sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên, các chính sách này chủ yếu làm thay đổi cơ cấu lao động trong nội bộ các phân ngành nông nghiệp ở nông thôn và vì vậy, không thể hiện ở các loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

- Thu nhập từ SX nông nghiệp của hộ gia đình và chênh lệch về thu nhập giữa hoạt động SXNN và phi nông nghiệp của lao động là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng lao động nông thôn chuyển dịch. Thu nhập nông nghiệp cao thì khả năng chuyển dịch của lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giảm xuống và ngược lại. Tuy vậy, tác động này trong thời kỳ 2001-2004 nhỏ hơn thời kỳ 1993-1998 trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những yếu tố “kéo” cơ bản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các lợi ích khác ở khu vực phi nông nghiệp, thậm chí các chính sách ở khu vực thành thị cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn.

- Mức độ công nghiệp hoá, đô thị hóa của địa phương cũng là một yếu tố tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: i) ảnh hưởng của yếu tố này cao hơn ở giai đoạn 1993-1998 so với giai đoạn 2001-2004 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; ii) Có tác dụng khá mạnh trong suốt hơn 10 năm qua đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn; iii) Tác động không lớn đối với khả năng lao động chuyển sang các hoạt động dịch vụ.

Vì vậy, tất cả các chính sách nhà nước có tác động đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, các chính sách khuyến khích đầu tư đối với tất cả các khu vực theo

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 138 - 144)