NĂM TRỞ LẠI ĐÂY
2.1. Thực trạng nguồn lao động nông thôn
2.1.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn
Cho đến năm 2004, dân số của Việt Nam đã đạt tới mức 82 triệu dân trong đó dân số nông thôn là 60,4 triệu người5. Vì vậy về cơ bản xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội nông thôn với dân số nông thôn chiếm 73,68%. Cơ cấu dân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn tiếp tục tăng với quy mô khá lớn khoảng 0,5 triệu người/năm trong giai đoạn 1996-2004 và hậu quả dẫn đến là áp lực việc làm trong nông thôn ngày càng lớn. Số liệu cơ bản về dân số và số lượng lao động nông thôn được trình bày ở Đồ thị 3..
Đồ thị 3. Dân số và lao động nông thôn cả nước
Nguồn: Niên giám thống kê 2000,2004; Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam
Đồ thị cho thấy, về giá trị tuyệt đối, dân số nông thôn thay đổi rất ít sau gần 10 năm, tăng nhẹ từ 57.7 triệu lên 60.4 triệu năm 2004. Tỷ trọng dân số nông thôn trong tổng dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mức độ giảm cũng không lớn (trên 5%). Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tỷ lệ dân nông thôn là do quá trình đô thị hóa làm cho các vùng nông thôn thu hẹp lại ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, quá trình di cư nông thôn – thành thị cũng góp phần làm giảm tỷ lệ dân số nông
thôn trong tổng dân số mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị. Tuy vậy, tỷ lệ dân số nông thôn từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong tổng dân số nông thôn lại có xu hướng tăng lên trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ này đã tăng từ 48,5% năm 1996 lên 50,8% năm 2000 và ở mức 54% năm 2004.
Theo địa bàn lãnh thổ, tỷ lệ dân số nông thôn trên 15 tuổi tăng hầu hết ở các vùng trừ Miền núi phía bắc và Đông Nam Bộ. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là vùng Đồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên (Đồ thị 4.). Đối với Miền núi phía Bắc việc giảm tỷ lệ dân số nông thôn có thể do di cư nông thôn thành thị; ngược lại, ở vùng Đông Nam bộ, hiện tượng này có thể giải thích là do sự phát triển của các đô thị và khu công nghiệp. Di cư của dân số nông thôn đến Tây nguyên làm cho dân số nông thôn ở Tây nguyên tăng khá nhanh từ năm 2000 đến 2004.
Đồ thị 4. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn
Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)
Sự chênh lệch về tỷ lệ dân số nông thôn giữa các vùng không lớn. Số liệu năm 2004 cho thấy tỷ lệ lớn nhất ở Đồng bằng Sông Hồng (57%), trong và thấp nhất ở Đông Nam bộ (47,7%). Tuy nhiên, sự chênh lệch này lại rất lớn ở thời kỳ 1996 và 2000, (khoảng cách giữa tỷ lệ cao nhất - ở vùng Đông bắc và thấp nhất- ở Tây nguyên- là gần 30%).
Lực lượng lao động cả nước năm 2004 ở mức 42,3 triệu người trong đó lực lượng lao động nông thôn là 32,7 triệu, chiếm 77,2%. Trong khi dân số nông thôn giảm khoảng 5%, tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả
nước chỉ giảm từ 79,6% năm 1996 xuống 77,2% năm 2004 (giảm 2,4%, Biểu 8. và Đồ thị 5.). Số liệu trên cho thấy, chủ trương đô thị hóa của Việt nam là khá rõ nhưng không tiến triển được nhiều nếu nhìn trên góc độ lao động.
Biểu 8. Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004
Năm Lực lượng lao động cả nước (1000 người) LLLĐ khu vực NT(1000 người) Tỷ lệ LLLĐ nông thôn/cả nước(%) 1996 35187,2 28028,1 79,65 1997 35588,4 27735,3 77,93 1998 36579,5 28367,8 77,55 1999 37783,8 29363,4 77,71 2000 38643,0 29917,0 77,42 2001 39489,8 30301,9 76,73 2002 40716,8 31012,6 76,17 2003 41313,2 31298,7 75,76 2004 42316,0 32681,2 77,23 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ
1996-2000 (%)
2,37 1,64 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ
2000-2004 (%)
2,30 2,23 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ
1996-2004 (%)
2,33 1,94
Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 - Bộ LĐTB&XH.
Đồ thị 5. Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn
Nguồn: Thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ Lao động – TBXH).
Số liệu thống kê Lao động việc làm cũng cho thấy lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tốc độ khá thấp 1,89% năm 2001, 0,92% năm 2003 và 1,42% năm 2004. Năm 1996, tỷ lệ này thậm chí còn ở mức âm, tức là lực lượng lao động nông thôn có việc làm ở thời điểm đó còn giảm so với cùng kỳ năm trước. So sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước (GDP) và tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp, điều dễ nhận thấy là tốc độ tăng lao động thấp hơn nhiều so với tăng GDP, ngay cả GDP cả
nông nghiệp (Đồ thị 6.). Mức độ tăng GDP ngành nông nghiệp cao hơn tỷ lệ tăng lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn chứng tỏ rằng năng suất lao động trong nông nghiệp đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua.
Đồ thị 6. Tăng trưởng GDP, GDP nông nghiệp và lao động ở nông thôn
Nguồn : Niên giám Thống kê 1997-2004 và Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004-Bộ LĐTB-XH
2.1.2 Chất lượng lao động nông thôn
Nếu xét trên góc độ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa về mặt chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị. Khoảng cách này lớn hơn khi xem xét ở các loại lao động có trình độ cao. Đặc biệt chất lượng này thay đổi không đáng kể tính từ năm 1996 trở lại đây (Đồ thị 7.)
Đồ thị 7. Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa ở nông thôn
Nguồn :Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)
Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học đã giảm từ 29,16% năm 1996 xuống còn 21,31% năm 2004. Tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở lên chỉ chiếm trên dưới 10% trong thời kỳ 1996-2004 và chỉ tăng lên chút ít từ 9,19% lên 11,18% năm 2000 và 12,47% năm 2004. Trình độ văn hóa phổ biến của lao động nông thôn là ở mức tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở. Số người có trình độ này chiếm tới trên 60% lao động ở nông thôn.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo số liệu thống kê lao động và việc làm của Bộ Lao động – TBXH, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn với 85% năm 2004, mặc dù giảm 7% so với năm 1996 (với 92,6%). Theo số liệu Điều tra Nông nghiệp, Nông thôn của Tổng cục Thống kê năm 2004, số lao động được đào tạo trình độ cao đăng, đại học và tương đương ở nông thôn chỉ chiếm 1,5%. Số lao động được đào tạo nghề gồm sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 2,3%, trung cấp kỹ thuật là 2,4%. Nguyên nhân dẫn đến thực tạng này có thể là do trong thời gian qua chưa có chuyển biến đáng kể trong đào tạo ở nông thôn hoặc nhiều lao động đào tạo đã di cư ra khỏi nông thôn hoặc cả hai.
Đồ thị 8. Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn
Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)
Về mặt thể lực, mặc dầu thể lực và chiều cao của lao động có tăng lên do chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn nhưng lao động nông thôn cũng yếu hơn so với lao động ở thành thị. Theo Điều tra Y tế quốc gia năm 2000-01 cho thấy lao động nông thôn bị ốm nhiều hơn lao động thành thị, trong khi lao động thành thị bình quân có 1,1 lần ốm/năm thì lao động nông thôn là 1,7 lần. Số ngày ốm không tham gia họat động kinh tế của lao động nông thôn cũng dài hơn (6,7 ngày so với 4,8 ngày của lao động ở thành thị). Do chất lượng cuộc sống nông thôn còn thấp hơn ở thành thị cùng với sự gia tăng về chênh lệch thu nhập, khoảng cách này sẽ có xu hướng ngày một lớn hơn.
2.2. Thực trạng về cơ cấu lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trong thời gian qua
2.2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động cả nước
Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế ngành thể hiện bằng giá trị tổng sản phẩm xã hội (GDP) theo cơ cấu ba nhóm ngành cơ bản được thể hiện trên Biểu 9.:
Biểu 9. Tổng sản phẩm (GDP) cả nước của các ngành sản xuất
Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 1995 2000 2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng số 228892 100 440926 100 713071 100 Nông-lâm - thuỷ sản 62219 27,18 107636 24,37 155144 21,76
Công nghiệp và xây dựng 65820 28,76 162220 36,73 285864 40,0 9
Dịch vụ 100853 44,0
6
171070 38,9 272063 38,15
Nguồn: Niêm giám thống kê các năm 1995-2004
Có thể thấy rằng trong khoảng 10 năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Mặc dù về mặt giá trị tuyệt đối, GDP của cả 3 khu vực đều tăng tương đối nhanh, tốc độ tăng của các ngành không đồng đều nhau. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng là nhanh nhất, tiếp đó là dịch vụ và sau cùng là các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Vì vậy, cơ cấu của các ngành này trong nền kinh tế quốc dân cũng thay đổi. Tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP của cả nền kinh tế giảm dần qua các năm từ mức 27,18% năm 1995, xuống 24,37% năm 2000 và 21,76% năm 2004. Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ hiện giữ ở mức 38-39% trong thời kỳ từ 2000-2004. Trong khi đó chỉ số này của ngành công nghiệp và xây dựng tăng đáng kể trong những năm vừa qua từ mức 28,76% năm 1995 lên 36,73% năm 2000 và 40,1% năm 2004. Cụ thể về biến đổi cơ cấu kinh tế các năm gần đây được biểu diễn ở đồ thị sau :
Nguồn: Niên giám thống kê 1995-2004
Cơ cấu về lao động của cả nước có những nét khác biệt với cơ cấu kinh tế do đặc điểm về nhu cầu lao động và năng suất lao động của các ngành khác nhau. Tổng số lao động trong ngành nông nghiệp khá lớn mặc dù phần đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tổng GDP là nhỏ. Biến đổi về cơ cấu lao động có việc làm trong nền kinh tế của Việt Nam được trình bày trong Biểu 10.
Biểu 10.Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm
Ngành 1996 2000 2004
Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 68,96 62,61 57,89
Công nghiệp và xây dựng 10,88 13,1 17,35
Dịch vụ 20,16 24,28 24,75
Nguồn: số liệu thống kê về lao động và việc làm ở Việt Nam-Bộ LĐTB XH
Trong vòng 10 năm, lực lượng lao động đã giảm hơn 10% trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên đây vẫn là một ngành thu hút tới gần 60% lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động làm trong các ngành công nghiệp và xây dựng trong cùng thời kỳ đã tăng từ 10,88% năm 1996 lên 17,35% năm 2004. Tốc độ tăng lao động trong ngành này thấp hơn tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất. Tỷ trọng lao động dịch vụ cũng tăng lên trong khoảng thời gian từ 1996-2000. Từ năm 2000-2004, tốc độ tăng của lực lượng lao động trong ngành dịch vụ gần như bằng với tốc độ tăng chung của lực lượng lao động và vì vậy tỷ trọng lao động trong ngành này gần như không thay đổi, chiếm khoảng trên 24% của toàn bộ lực lượng lao động có việc làm của xã hội.
Như vậy, có thể cho rằng chuyển dịch cơ cấu lao động không tỷ lệ hoàn toàn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm hơn nhiều so với cơ cấu kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là: i) tăng năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp và “cầu” về lao động nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng ở những ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ii) lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động các ngành phi nông nghiệp khác nên tốc độ được thu hút vào các ngành này cũng chưa cao.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo các vùng
Trong khoảng hơn 10 năm qua, cơ cấu lao động nông nghiệp đã có sự thay đổi ở tất cả các vùng, các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên sự thay đổi không đồng đều nhau. Nhìn chung, tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp là khá chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số liệu điều tra về lao động và việc làm của Bộ LĐ-TBXH về cơ cấu lao động phi nông nghiệp của các tỉnh trong khoảng 10 năm qua biểu diễn trên một số Bản đồ.
Bản đồ 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2004
Bản đồ 3: Thay đổi về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn 96-04
Nguồn: Điều tra lao động và việc làm các năm 1996-2005
Sự thay đổi về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp được quan sát rõ nhất ở Bản đồ 3. Có thể thấy rằng tốc độ thay đổi về cơ cấu này nhanh nhất
ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Một số vùng có tốc độ chuyển dịch lao động chậm (màu xanh lá cây trên bản đồ) như vùng núi phía bắc, bắc trung bộ (Nghệ An, Quảng bình) và cực tây nam bộ (Kiên giang, Cà mau) v.v... thậm chí có những vùng tốc độ chuyển dịch âm (màu xanh da trời trên bản đồ) tức là tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên. Biểu 11. cho thấy một số ví dụ cụ thể về tốc độ biến đổi của tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn của một số tỉnh và thành phố đại diện cho một số vùng trong cả nước.
Biểu 11. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 1996-2004
Tỉnh/TP 1996 2000 2004 Hà nội 12.14 6.61 11.52 Hà Tây 1.37 1.81 3.15 Hưng Yên 15.97 19.97 13.99 Nghệ An 11.09 11.99 7.58 Quảng Nam 40.07 42.37 43.48 An giang 37.44 38.65 54.79
Nguồn: Số liệu điều tra lao động và việc làm các năm 1996-2005
Ở một góc nhìn khác, tình hình về chuyển dịch lao động nông thôn ở các vùng qua kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu về điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê qua các năm được thể hiện trong Biểu 12.. Cơ cấu này dựa trên tỷ lệ số giờ lao động thực tế cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trên tổng số giờ làm việc của lao động nông thôn như sau.
Biểu 12. Cơ cấu lao động phi nông nghiệp theo vùng
Đơn vị tinh: % của tổng số giờ lao động
Điều tra VLSS Điều tra lao động việc làm
1997 2001 2004 1997 2001 2004
Miền Núi phía Bắc 11.01 34.29 36.31 12.96 15.75 19.61
ĐBSH 19.35 52.12 56.58 26.31 33.54 43.56 Bắc trung Bộ 20.49 40.85 45.70 24.15 31.58 34.44 Nam trung Bộ 22.39 51.62 52.93 31.20 42.67 50.72 Tây nguyên 8.54 33.42 32.918 19.88 22.29 23.66 ĐNB 40.18 53.53 55.36 45.63 51.56 56.58 ĐBSCL 28.95 48.33 48.02 33.71 37.88 39.25 Chung 21.69 45.46 47.15 27.69 33.61 38.26
Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu điều tra mức sốngdân cư VLSS93,98,2001,2004, Điều tra lao động việc làm
Kết quả điều tra mức sống dân cư cho thấy, nếu tính theo tỷ trọng giờ lao