CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Có rất nhiều chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chuyển dịch lao động nông thôn. Thực tế, chuyển dịch lao động nói chung và chuyển dịch lao động nông thôn nói riêng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi sự biến động của các hoạt động kinh tế và cụ thể hơn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các chính sách có mục tiêu cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều có thể có tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên ở phần này, chúng tôi chỉ nêu lên một số chính sách, mà theo chúng tôi có ảnh hưởng lớn hoặc trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ từ 1993 trở lại đây.
1.1. Chính sách đất đai
Luật Đất đai năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 1998, 2000 và đến Luật đất đai 2003 đã tăng quyền cho người sử dụng đất từ 5 lên 7 và 9 quyền. Các quyền qui định mới nhất trong Luật Đất đai năm 2003 cho người sử dụng đất bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSD đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất. Với các qui định này và chính sách giao đất lâu dài cho nông dân, người lao động ở nông thôn có đầy đủ cơ hội và khả năng tăng năng suất sử dụng đất đai. Điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng đất đai sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.
Chính sách của Nhà nước hiện nay đối với đất nông nghiệp vẫn nhằm mục đích chủ yếu là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kiểm soát chặt chẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Một số chính sách đất đai trong khoảng 15 năm trở lại đây được tổng kết sơ bộ ở Biểu 6.
Biểu 6. Các chính sách đất đai có tác động đến cơ cấu lao động nông thôn
Văn bản Nội dung chính Các tác động có thể
đến chuyển dịch cơ cấu lao đông
Luật đất đai
1993 Đất ở khu vực nông thôn được phân thành 6 loại theo mục đích sử dụng : đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, và đất chưa sử dụng.
Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian.
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nông dân yên tâm hơn đầu tư cho SXNN, lao động ở nông thôn có động cơ tiếp tục SXNN và giảm khả năng lao động chuyển sang các khu vực phi nông nghiệp. Giá trị đất nông nghiệp rõ ràng hơn, chuyển nhượng QSD đất có thể nhiều hơn vì vậy có khả năng làm tăng chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực phi nông nghiệp
Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993
Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, ổn định lâu dài vào mục đích SX nông nghiệp: Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm.
Nông dân yên tâm với sản xuất, giảm khả năng lao động chuyển khỏi SX nông nghiệp. Có thể thế chấp tạo vốn cho sản xuất phi nông nghiêp
NĐ87/CP 17/08/1994
Quy định khung giá các loại đất; với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, giá đất được xác định cho từng hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp chia theo ba loại xã: đồng bằng, trung du, miền núi
Có cơ sở để tính thuế đất, tạo điều kiện cho quá trình chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất NĐ02/CP
ngày 15/1/1994
Giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Giảm khả năng lao động chuyển khỏi SX lâm nghiệp Nghị định số 85/1999/NĐ- CP ngày 28/8/1999
Sửa đổi, bổ sung quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung giao đất cho hộ diêm nghiệp để sản xuất muối ổn định lâu dài.
Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Nghị định số 163/1999/NĐ- CP, ngày 16/11/1999
Sửa đổi, bổ sung qui định về giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
Hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục giao đất ổn định, sử dụng lâu dài và được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Hộ gia đình đang sử dụng đất lâm nghiệp vượt hạn mức quy định được tiếp tục sử dụng.
Giảm khả năng di chuyển lao động khỏi khu vực lâm nghiệp.
Văn bản Nội dung chính Các tác động có thể
đến chuyển dịch cơ cấu lao đông
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001
Chính phủ có trách nhiệm trong việc xác định khung giá các loại đất theo từng thời gian và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất. Phân cấp cho tỉnh, thành phố có quyền xác định giá cụ thể các loại đất tại địa phương để tính các loại thuế và phí liên quan đến đất đai
Giá đất phù hợp hơn với giao dịch trên thị trường; thúc đẩy chuyển nhượng QSD đất chính thức QĐ178/2001/ QĐ-TTg ngày 12/11/2001
Qui định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, được nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Theo Quyết định này, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ và xây dựng.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động sang các loại hình SX phi nông nghiệp Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị
Kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước đối với tích tụ và tập trung ruộng đất; đẩy mạnh việc giao đất và cấp GCNQSD đất ổn định lâu dài cho nông dân; rà soát lại quy hoạch, xác định chính xác diện tích rừng.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động sang các loại hình SX phi nông nghiệp Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khoá IX, ngày 18/3/2002
Khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa". Tăng tập trung đất, giúp tăng năng suất đất nhờ cơ giới hóa.
Luật đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn
+ Giao thêm quyền cho người sử dụng đất với tổng cộng 9 quyền, nông dân được giao đất ổn định, lâu dài hơn.
Tăng khả năng chuyển nhượng, chuyển đổi đất
Tăng khả năng cho thế chấp, tạo vốn kinh doanh
Nguồn: tổng hợp từ các văn bản của nóm nghiên cứu
Có thể nói, tác động của các chính sách về đất đai đến chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông nghiệp là rất phức tạp và theo những xu hướng trái ngược nhau. Cùng một chính sách cũng có thể có hai mặt tác động khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận định sơ bộ rằng, tổng hợp tác động của các chính sách về đất đai đối với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn có xu hướng thúc đẩy quá trình này hơn là có tác động ngược lại. Ví dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định về dồn điền đổi thửa đã trao thêm quyền cho người sử dụng đất, tạo điệu kiện cho hộ tự chủ sản xuất, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, có tích luỹ để phát triển sản xuất chăn nuôi và phi nông nghiệp; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ tạo điều kiện để hộ có tài sản thế
chấp vay vốn sản xuất phi nông nghiệp, tăng khả năng chuyển nhượng đất đai, tạo điều kiện tốt hơn cho hộ tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp; việc công nhận các quyền tự chủ của hộ với đất ở và đất nông nghiệp tạo điều kiện để hộ có thể chuyển nhượng, thuê mướn, thế chấp, góp vốn v.v. Tuy nhiên, chính sách đất đai, nhất là chính sách về giao đất cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài, khi triển khai trên thực tế trong thời gian đầu đã làm cho ruộng đất hết sức manh mún, nảy sinh mẫu thuẫn với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, gắn chặt người nông dân với đất, kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
1.2. Các chính sách tài chính tín dụng
Chính sách tài chính tín dụng trong thập kỷ vừa qua đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng. Quyết định 67/1999/QĐ-CP quy định các hộ nông dân được vay vốn dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản; Nghị định 17/CP qui định hộ nông dân vay dưới 10 triệu đồng chỉ phải làm thủ tục ở UBND cấp xã, không phải công chứng; Nghị định 178/CP ngày 29/12/1999 cho phép ngân hàng cho vay bằng tín chấp đối với các khách hàng có uy tín (đã từng vay và trả các món vay trước hoặc đúng hạn) mà không cần bảo lãnh bằng tài sản… đã giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất dễ dàng hơn đề đầu tư vào phát triển và mở mang các ngành nghề kinh doanh phi nông nghiệp.
Chính sách về tín dụng ưu đãi cho người nghèo được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách và các chương trình cho vay theo mục tiêu khác đã giúp nông dân nghèo có thêm cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, tạo thu nhập, việc làm và xóa đói giảm nghèo. Tín dụng ưu đãi qua Quỹ Hỗ trợ phát triển nhằm vào cho vay đầu tư theo các dự án, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ theo hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Trong tổng số vốn vay qua Quỹ hỗ trợ phát triển, một khối lượng tín dụng đáng kể đã được dành cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Các chính sách tín dụng (kể cả tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi) có tác dụng về cơ bản thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vì vậy thu hút thêm lao động vào các hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp-thuỷ sản, tuy nhiên cũng được đầu tư rất nhiều cho các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn hay phát triển các nghề truyền thống. Trong trường hợp này, các chính sách tài chính tín dụng có tác động
làm thay đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn với việc lao động thuần nông dần dần sẽ giảm đi.
1.3 Chính sách đầu tư
Các chính sách khuyến khích đầu tư ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều có tác động rõ nét đến chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài2 ngoài việc trực tiếp khuyến khích đầu tư ở các vùng nông thôn còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm không những ở khu vực thành thị mà còn có tác dụng thu hút lao động ở nông thôn ra thành thị qua đó cũng có tác động đến chuyển dịch lao động ở nông thôn. Cùng với các luật này Luật Doanh nghiệp với việc đơn giản hoá thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp đã tạo một mặt bằng chung cho hoạt động của các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác nhau. Việc hình thành thêm nhiều doanh nghiệp mới cả ở nông thôn và thành thị đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Các chương trình mục tiêu của Nhà nước như 327, 773, chương trình 5 triệu ha rừng, đánh bắt xa bờ, chương trình nuôi trồng thủy sản (2000-2010) .v.v. giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, vừa tạo thêm việc làm mới kể cả việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Các chương trình, dự án hỗ trợ từ nước ngoài có mục tiêu tạo việc làm đã giải quyết được phần nào tình trạng căng thẳng về việc làm ở nông thôn thông qua đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn để người dân tiếp cận tốt hơn với thị trường hàng hóa dịch vụ. Mặc dù hiệu quả kinh tế thực sự của các chương trình này còn là vấn đề tranh cãi, tác dụng về việc giải quyết việc làm và chuyển một phần lao động nông thôn sang các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn và hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của các chương trình này là khá rõ.
1.4 Các chính sách về công nghiệp hóa, đô thị hóa
Các chính sách thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá có tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp và các thành phố (nhất là lao động phổ thông) là lực hút quan trọng
2Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành lần đầu tiên năm 1987 và được sửa đổi qua 4 lần ở các năm 1990, 1992, 1996 và 2000 theo xu hướng nới rộng quyền và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cỏc nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp khoảng cỏch giữa Luật đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài. Năm 2005, Luật Đầu tư chung cũng đã được thông qua cho môi trường đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn.
kéo lao động ra khỏi nông thôn. Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động ở các khu công nghiệp, các nhà máy với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là lý do cơ bản nhất của sự dịch chuyển này. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng CNH- HĐH, đã thu hút được một lượng lớn nguồn lực cho phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó tạo cơ hội cho chuyển dịch và phân công lại lao động ở nông thôn. Chính sách phát triển các cụm, các khu công nghiệp có ảnh hưởng tới cơ cấu lại lao động nông thôn theo hướng chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp nông thôn và dịch vụ nhất là đối với những tỉnh có khu công nghiệp đưa về vùng nông thôn. Nhìn chung các chính sách này đã giúp cho: i) Khuyến khích hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, khuyến khích các ngành nghề nhiều lao động và công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản giúp tạo nhiều việc làm và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh ở nông thôn; ii) Hình thành các ngành nghề mới ở nông thôn, các hoạt động công nghiệp phụ trợ các khu công nghiệp tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu lao động nông thôn; và iii) Các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp giúp cho việc khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống, hình thành một hệ thông các làng nghề thu hút nhiều lao động ở trong vùng và các vùng phụ cận.
1.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn
Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), Việt Nam đã đề ra hàng loạt các chính sách từ những chủ trương lớn cho đến các chính sách cụ thể. Một trong những mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là chuyển dịch, phân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Mục tiêu và giải pháp cơ bản về nâng cao chất lượng lao động nói chung được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TW Đảng