Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Tác động của một số yếu tố chính đến thu thập thông tin của hộ sản xuất hồ tiêu (Trang 63 - 67)

- Kỹ thuật chuyển gen, lai, ghép

Kết luận và đề nghị

Kết luận:

Có thể nói rằng bảy năm qua kể từ năm 2000 sản xuất hồ tiêu của Việt Nam nói chung và của vùng Đông Nam bộ nói riêng đã phát triển khá tốt, các hộ trồng hồ tiêu đã khai thác được các yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm tích lũy được từ thực tiễn để phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho Hộ và tạo việc làm cho các lao động nhàn rỗi khác (tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 168% cho mùa thu hoạch 2006). Xác định vai trò của sản xuất hồ tiêu đối với cuộc sống của nhiều hộ nông dân, tác giảđã nghiên cứu một số yếu tố chính về phía cung tác động đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ nhằm vào mục tiêu quan trọng nhất là tìm ra các giải pháp ổn định và tăng thu nhập cho hộ sản xuất hồ tiêu.

Các nội dung và kết quả nghiên cứu chính của đề tài gồm có:

1. Các lý thuyết kinh tế liên quan đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp như hàm sản xuất, chi phí sản xuất, yếu tốđất, lao động và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, và kết quả nghiên cứu của các đề tài trong và ngoài nước về hiện trạng sản xuất và hạch toán hiệu quả kinh tế của Hộ trồng hồ tiêu, là nền tảng khoa học và thực tiễn cho phép tác giả lựa chọn được các yếu tố cơ bản có quan hệ chặt chẽđến thu nhập của hộ sản xuất đó là: quy mô diện tích đất trồng, năng suất đất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và giống.

2. Phân tích hồi quy phản ánh được vai trò ảnh hưởng của từng yếu tố đối với thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu xếp theo thứ tự giảm dần là năng suất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp và giống, mức độ tác động cụ thể như sau:

Khi năng suất đất tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng/ha và thu nhập lao động gia đình trung bình sẽ tăng, giảm tương ứng là 1,069% và 0,525% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Khi chi phí trung bình tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng /ha và thu nhập lao động gia đình trung bình giảm, tăng tương ứng là 0,733% và 0,860% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Hệ số co giãn của thu nhập ròng/ha và thu nhập lao động gia đình tương ứng là 0,230 và 0,683, ý nghĩa thực tế cùa mối tương quan này là kiến thức nông nghiệp có tác động một các đáng kểđến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu.

Khi sự phù hợp/chất lượng của giống tăng hay giảm 1đơn vị thì thu nhập lao động gia đình trung bình tăng, giảm tương ứng là 0,326 trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Các mối tương quan này phù hợp với kỳ vọng của mô hình và lý thuyết kinh tế đã đề cập, đồng thời trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Mức độảnh hưởng của các yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ

như thế nào?

3. Thông qua phần thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đã xác định được mặt mạnh và mặt yếu của từng yếu tố, trong đó nổi bật lên các vấn đề sau:

Quy mô đất trồng vẫn đang có tính kinh tếđến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu, song qua thống kê từ mẫu thấy rằng quy mô nhỏ hơn 1ha/hộ có xu hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn quy mô trên 1ha/hộ. Quy mô đất trồng của các Hộ có xu hướng giảm do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, suy thoái của đất, khó khăn về lao động và vốn, và sự phục hồi giá của các cây trồng khác như cà phê, cao su.

Chất đất phù hợp cho sinh trưởng của cây hồ tiêu là nhân tố thuận lợi giúp cho năng suất hồ tiêu của vùng Đông Nam bộ cao hơn một số vùng khác, hiện năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào vẫn đang dương làm sản lượng tăng nhưng có dấu hiệu năng suất cận biên giảm và tiến tới <0. Điều này yêu cầu để tăng và ổn định năng suất trên mức trung bình 2,88 tấn/ha không nên chỉ tăng lượng các yếu tố đầu vào quá nhiều, đặc biệt là yếu tố phân bón mà cần tập trung vào việc cải thiện giống, canh tác đúng kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh.

Chi phí sản xuất trung bình của vùng Đông Nam bộ thấp nhất so với các vùng khác đã tạo ra khả năng cạnh tranh tốt, song sự tăng mạnh của giá các yếu tố đầu vào quan trọng như lao động và phân bón sẽ làm cho chi phí trung bình ngày một tăng cao đặc biệt đối với các Hộ sử dụng phân hóa học nhiều. Chi phí trung bình đạt mức thấp nhất khi năng suất từ 4 tấn đến < 4,5 tấn.

Kiến thức nông nghiệp của các hộ sản xuất còn bị hạn chế rất nhiều, một trong những nguyên nhân cơ bản là Hộ sản xuất hồ tiêu đang có rất ít các nguồn cung cấp thông tin thị trường và kỹ thuật, cũng như là ít có điều kiện để tiếp cận các hoạt động của khuyến nông và các tổ chức có liên quan đến ngành hồ tiêu, vì thếđã làm mất đi những cơ hội để tăng thêm thu nhập.

Chất lượng nhân giống chưa đảm bảo cùng với chủng loại giống ít chưa đáp ứng được các yêu cầu về khả năng chống dịch bệnh là vấn đề cần được sự quan tâm của nhà nước và người sản xuất.

4. Kết hợp phân tích xu hướng cung cầu, định hướng phát triển ngành, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, một số giải pháp được đề xuất nhằm ổn định năng suất và chất lượng của sản xuất hồ tiêu, nâng cao kiến thức cho Hộ, và phát triển thị trường

như giải pháp cải thiện chất lượng giống và phát triển giống hồ tiêu mới, giải pháp tăng cường việc tổ chức thực hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch theo vùng sản xuất, giải pháp tăng cường tính thường xuyên và đa dạng của thông tin cung cấp, giải pháp thiết lập các nhóm Hộ trồng hồ tiêu, và các giải pháp xúc tiến thương mại.

Các nội dung trình bày trong phần thực trạng của các yếu tố và giải pháp đề xuất đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Giải pháp nào để ổn định thu nhập cho hộ

sản xuất hồ tiêu?

Mặc dù các nội dung và kết quả đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, song còn một số vấn đề cần khảo sát sâu để có được kết quả hoàn thiện như xác định mức độ rủi ro của sâu bệnh và chi phí cơ hội của nguồn vốn tự có để phân tích chi phí trung bình một cách đầy đủ.

Với kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thực tiễn và khoa học, tác giả hy vọng đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu tham khảo cho các ban ngành và địa phương trong việc thiết lập các hoạt động và chính sách phát triển ngành hàng hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời cũng mong muốn tiếp tục hoàn thiện đề tài thông qua nghiên cứu các yếu tố chính về phía cầu tác động đến thu nhập của Hộ, từđó có được cơ sở thực tiễn hoàn chỉnh cho các giải pháp ổn định và tăng thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam.

Đề nghị:

Để ổn định thu nhập cho các hộ sản xuất hồ tiêu, đề nghị Nhà nước và các Bộ

Ngành trung ương, các Cấp chính quyền địa phương cần đưa ra định hướng chiến lược phát triển một cách toàn diện từ sản xuất - thu mua - chế biến – tiêu thụ cho ngành hàng hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, ưu tiên tập trung đầu tư

vốn và nhân lực cho nghiên cứu khoa học và tổ chức sản xuất.

Các địa phương quan tâm nhiều hơn trong công tác chỉđạo sản xuất phát triển hồ

tiêu theo quy hoạch để hạn chế việc mở rộng diện tích một cách tự phát, hỗ trợ

xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất hồ tiêu như hệ thống giao thông, thuỷ lợi và lưới điện, và phát triển các hoạt động cộng đồng để nâng cao trình độ cho các hộ sản xuất hồ tiêu nhất là thành lập các Câu lạc bộ hoặc Tổ

Kinh tế hợp tác sản xuất hồ tiêu đảm bảo chất lượng sản xuất.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò đầu mối tổ chức, phối hợp với các Ban ngành trung ương và địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước trong việc tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, cung cấp thông tin thị

Các chính sách hoặc sách lược của các Ban ngành trung ương cũng như địa phương phải duy trì, tạo ra và phát triển các nhân tố của “Viên kim cương lợi thế cạnh tranh quốc gia” cho sản xuất hồ tiêu Việt Nam về điều kiện các yếu tố

Một phần của tài liệu Tác động của một số yếu tố chính đến thu thập thông tin của hộ sản xuất hồ tiêu (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)