Sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam và vùngĐ ông Nam bộ

Một phần của tài liệu Tác động của một số yếu tố chính đến thu thập thông tin của hộ sản xuất hồ tiêu (Trang 36 - 40)

Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ

2.1.2 Sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam và vùngĐ ông Nam bộ

Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh kể từ năm 1995, diện tích trồng tăng trung bình 10% - 20%/năm trong giai đoạn 1995 – 2003, các năm 2005, 2006 và 2007 có xu hướng giảm nhẹ. So sánh 2006 với 1995 thì diện tích trồng tăng 7 lần từ 6.779 ha lên 48.200 ha, và sản lượng tăng 9 lần từ 9442 tấn lên đến100.000 tấn.

Năng suất trung bình đạt trên 2 tấn/ha (phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc và khí hậu của từng năm) với sản phẩm chính của sản xuất là hạt tiêu đen trên 98% sản lượng, còn hạt tiêu trắng chiếm tỷ trọng rất ít. Do đặc điểm khí hậu và giống của các vùng có sự khác biệt nên mùa thu hoạch của Việt Nam kéo dài từ cuối tháng 12 đến tháng 5 của năm sau. Các vùng sản xuất đang dần tăng chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đảm bảo chất lượng, và vấn đề thương hiệu vùng cũng đang được các địa phương quan tâm, bên cạnh các địa danh trồng hồ tiêu có chất lượng cao nổi tiếng như Phú Quốc và Quảng Trị đã xuất hiện thêm địa danh mới Chư Sê (Gia Lai), Đắc Lấp (Đắc Nông).

Hiện hồ tiêu được trồng từ vĩ tuyến 17 trở vào và phân bố trên địa bàn 27 tỉnh thành thuộc năm vùng: Bắc Trung bộ, Duyên Hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Một sốđặc điểm chính của từng vùng trồng hồ tiêu như sau:

Bắc Trung bộ: đang chiếm tỷ trọng trong tổng diện tích trồng và sản lượng của cả nước là 7% và 3%, tương ứng với 3.500 ha hồ tiêu trồng tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Nghệ An, trong đó trên 70% là diện tích cho sản phẩm và trồng tập trung chủ yếu ở Quảng trị chiếm 80%, hàng năm cung cấp khoảng 2.300 tấn hạt tiêu.

Do diện tích đất nông nghiệp bình quân trên nông hộ không cao (1,23 ha/hộ), nên quy mô trồng tiêu của hộ nhỏ từ 0,2 ha – 0,3 ha và thường được trồng cùng với các cây lâu năm khác nhất là cây mít. Quy mô này giúp cho các hộ có thể sử dụng lao động gia đình và các nguồn vật tư hiện hữu một cách hiệu quả.

Khí hậu Tây Trường Sơn, gió mùa Tây Nam khô nóng vào các tháng mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, một năm thường có 1- 2 cơn bão, và sau đó gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3, làm cho năng suất của vùng thấp trung bình đạt 1,3 tấn - 1,5 tấn/ha. Chính điều kiện khí hậu này cùng với việc chăm bón bằng phân hữu cơ đã đem đến cho hạt tiêu của vùng có chất lượng đặc biệt, 70% sản lượng có dung trọng trên 600g/lít và độ cay cũng như hương thơm đặc trưng, là nguyên liệu cho các sản phẩm hạt tiêu chất lượng cao có giá trị nguồn gốc xuất xứ, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

Duyên hải Nam Trung bộ: đang chiếm tỷ trọng trong tổng diện tích trồng và tổng sản lượng của cả nước tương ứng là 2% và 0,2% với tổng diện tích trồng hồ tiêu 1.100 ha cho sản lượng trên 1.000 tấn/năm và được phân bố tại 6 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, với quy mô diện tích trồng trung bình 0,73 ha/hộ. Do điều kiện không thuận lợi về khí hậu, đất cũng như là suất đầu tư thấp nên năng suất của vùng chỉ đạt ở mức1,3 tấn/ha, khả năng cạnh tranh kém so với các vùng sản xuất khác về giá thành và số lượng, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4.

Tây Nguyên: hồ tiêu được trồng ở Tây Nguyên từ năm 1975 nhưng tập trung phát triển mạnh vào giai đoạn 2001 – 2003 khi trồng cà phê kém hiệu quả do sự sụt giảm mạnh của giá cà phê. Tây Nguyên hiệnđang là vùng trồng hồ tiêu đứng ở vị trí thứ hai có tỷ trọng trong tổng diện tích trồng và sản lượng của cả nước tương ứng là 28% và 35,5% với khoảng 14.000 ha trồng hồ tiêu tập trung chính ở Đắc Nông (5.600ha), Gia Lai (3800ha) và Đắk Lak (3800ha), sản lượng dao động 30.000 tấn/ năm. Những điều kiện tự nhiên dưới đây đã tạo ra lợi thế cho sản xuất hồ tiêu của vùng:

Hồ tiêu trồng trên các loại đất chủ yếu là đất nâu đỏ bazan (Fu và Fk), đất đỏ vàng (Fa) có hàm lượng các dưỡng chất khá cao và thành phần cơ giới trung bình rất thích hợp cho cây hồ tiêu và đa số là đất mới khai thác nên độ phì nhiêu ở mức cao;

Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người cao trung bình 2,2 ha/hộ thuận lợi cho việc sản xuất tập trung;

Khí hậu cao nguyên với hai mùa khô và mưa rõ rệt có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao đã tăng tích tụ hương thơm cho hạt tiêu của vùng.

Kinh tế nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng nên các hộ tiếp tục tập trung phát triển các cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là cao su, cà phê và hồ tiêu, do vậy với sự hồi phục của giá bán năm 2006 diện tích trồng hồ tiêu có thể tăng. Tuy nhiên địa hình đồi bát úp lượn sóng dẫn đến ít thuận lợi cho việc khai thác, cấp nước tưới, và đất dễ bị xói mòn rửa trôi, nên nếu không thường xuyên áp dụng các giải pháp kỹ thuật cải tạo và bảo vệđất thì nguy cơ suy thoái đất và thiếu nước sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến phát triển lâu dài của cây hồ tiêu. Hàng năm Tây Nguyên thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2.

Đồng bằng Sông Cửu Long: chiếm tỷ trọng 3% trong tổng diện tích trồng và 0,3% sản lượng hồ tiêu cả nước, hồ tiêu được trồng chủ yếu tại Phú Quốc khoảng 600 ha với sản lượng 1.200 tấn/năm.Tuy Phú Quốc không có điều kiện thuận lợi về đất như các vùng trồng khác nhưng lại là vùng duy nhất có khí hậu đại dương với nắng tốt, biên độ nhiệt ngày – đêm cao dao động từ 120C – 150C, và có điều kiện

chăm sóc đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ tự nhiên từ chượp cá và phân gia súc, nhờ vậy năng suất khá cao và ổn định ở mức 2,5 tấn - 3 tấn/ha và tạo ra đặc trưng riêng cho hạt tiêu Phú Quốc có chất lượng hơn hẳn so với các vùng trồng khác vềđộ cay nồng, hương thơm và dung trọng. Các sản phẩm tiêu trắng được sản xuất theo phương pháp truyền thống từ hạt tiêu chín đã mang lại giá trị xuất xứ nổi tiếng trên thị trường thế giới cho hồ tiêu Phú Quốc.

Những năm gần đây Phú Quốc tập trung vào phát triển kinh tế du lịch vì thế sản xuất hồ tiêu càng ngày càng bị thu hẹp từ 800 ha (năm 2002) giảm xuống còn 600ha (2006) và sản phẩm hạt tiêu của Phú Quốc cũng chuyển hướng từ chủ yếu xuất khẩu sang bán nội địa cho khách du lịch. Thời gian thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm.

Đông Nam bộ: sản xuất hồ tiêu của vùng đang đứng ở vị trí thứ nhất với tỷ trọng trên 60% tổng diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu cả nước. Hồ tiêu được trồng tại 7 tỉnh thành của vùng: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ba tỉnh trồng nhiều nhất là Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Đồng Nai chiếm 87% tổng diện tích trồng hồ tiêu của vùng. Mùa vụ thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2. Những yếu tố cơ bản tạo ra thế mạnh trong sản xuất hồ tiêu của vùng gồm có:

Đặc điểm tự nhiên: quỹ đất nông nghiệp khá lớn và tập trung với tỷ lệ cao các chủng loại đất thích hợp trồng cây hồ tiêu nhưđất đỏ bazan và đất xám phù xa, quy mô đất nông nghiệp trên hộ cao nhất nước 2,74 ha/hộ, do vậy thuận lợi cho việc canh tác hồ tiêu theo quy mô trang trại. Bên cạnh đó khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình 26oC - 27oC, giờ nắng trong năm khoảng 2.500 giờ/năm, ít bão là các điều kiện tốt cho cây hồ tiêu sinh trưởng và thuận lợi trong việc thu hoạch.

Đặc điểm kinh tế xã hội: những ưu thế về mặt địa lý kinh tế với tài nguyên đa dạng và có định hướng phát triển đúng đắn đã tạo ưu thế để phát triển kinh tế tổng hợp đa dạng ngành với những ngành chính như: dịch vụ tài chính ngân hàng, công nghiệp nhẹ, du lịch, dầu khí, thủy hải sản và nông nghiệp theo hướng tập trung, công nghiệp hóa và hiện đại hóa thuận lợi hơn các vùng kinh tế khác. Hiện Đông Nam bộ đang dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 12%/năm. Với điều kiện tốt về: cơ sở hạ tầng (giao thông, hệ thống thuỷ lợi, viễn thông, lưới điện), các chính sách thu hút đầu tư, các dịch vụ hỗ trợ cho kinh doanh phong phú, và nguồn nhân lực có chất lượng, kết hợp với ưu thế về sản lượng hồ tiêu đã thu hút các nhà đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh và chế biến hồ tiêu, đưa vùng trở thành trung tâm kinh doanh hồ tiêu của cả nước.

Lao động nông nghiệp: năng lực và trình độ dân trí của các hộ khá đồng đều, có kỹ năng canh tác tốt và đã tích lũy được kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu, đây cũng là

điểm thuận lợi để phát triển cộng đồng sản xuất hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Điểm mạnh của sản xuất hồ tiêu: ngoài ưu thế về sản lượng vượt trội, năng suất bình quân của vùng đạt ở mức khá cao trên 2 tấn /ha, chất lượng hạt tiêu tuy không có tính đặc trưng nhưng ổn định và có giá thành thấp nhất, đã tạo cho hạt tiêu của vùng có khả năng cạnh tranh khá cao.

Nhận định về sản xuất hồ tiêu của Việt Nam:

Trên 80% địa bàn trồng hồ tiêu có các điều kiện về đất đai và khí hậu khá phù hợp cho sản xuất hồ tiêu, những kinh nghiệm và kiến thức đã tích lũy được trong quá trình sản xuất, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động chế biến và kinh doanh xuất khẩu là những lợi thế thúc đẩy sản xuất hồ tiêu của Việt Nam phát triển mạnh, nâng cao khả năng thâm nhập vào các kênh tiêu thụ tại hơn 80 nước và vùng lãnh thổ, từng bước khẳng định thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất chưa thật bền vững do: dịch bệnh; chất lượng sản phẩm tuy đã được cải thiện song vẫn còn bất cập; môi trường sản xuất đang bị đe dọa bởi tính tự phát trong sản xuất và chưa áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật canh tác ở phần lớn số hộ; giống tiêu nhiễm bệnh và có biểu hiện thoái hoá; nguy cơ thiếu nước tưới do chủ yếu sử dụng nước ngầm; và đặc biệt chưa có sựđầu tư thích đáng vào lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và hoạt động khuyến nông trong việc cải tiến kỹ thuật và phát triển công nghệ mới về giống, phòng trừ bệnh hại tiêu. Chính vì vậy tiềm năng phát triển sản xuất hồ tiêu Việt Nam theo chiều sâu để tăng thu nhập cho hộ sản xuất còn khá lớn, những phần tiếp theo sẽ minh họa rõ nét cho nhận định này.

Hình 2.2 Sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam qua các thời kỳ

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 1975 1985 1990 1995 2000 2005 2006 2007 s l ượ ng t n Sản lượng Xuất khẩu

Qua biểu đồ tại Hình 2.2, hầu hết sản lượng được sản xuất ra dùng cho xuất khẩu, như vậy có thể khẳng định các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam là sản phẩm hàng hóa, vì thế sản xuất và kinh doanh sản phẩm hồ tiêu phải tuân theo và chịu sự chi phối của các quy luật thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu.

Một phần của tài liệu Tác động của một số yếu tố chính đến thu thập thông tin của hộ sản xuất hồ tiêu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)