Kết quả của mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Tác động của một số yếu tố chính đến thu thập thông tin của hộ sản xuất hồ tiêu (Trang 49 - 50)

4 xã điều tra huyện Lộc Ninh 3 xã điều tra huyện Châu Đức 3 xã điều tra huyện Cẩm MỹCác xã khác của 3 huyện

2.3.2Kết quả của mô hình hồi quy

Trên cơ sở dữ liệu điều tra 216 mẫu (Hộ trồng hồ tiêu) theo tình hình thực tế của năm sản xuất 2006 và giá bán vào năm 2007 (vì thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 4 nên hồ tiêu chủ yếu được bán vào năm kế tiếp), sau khi xử lý dữ liệu và ước lượng các tham số của hàm hồi quy tuyên tính bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trên phần mềm SPSS đã cho kết quả hồi quy dưới đây:

Đối với thu nhập ròng/ha:

Ln(Y1)= 16,183 + 0,034LnS+1,069 LnAps - 0,733 LnCu+0,230 LnU+0,034Se

(SE) 1,081 0,020 0,047 0,081 0,087 0,033 (t) 14,696 1,666 22,694 (9,055) 2,655 1,055 (p) 0,000 0,097 0,000 0,000 0,009 0,239 R2= 0,831 Df=215 F= 206,510 (0,000)

Đối với thu nhập lao động gia đình:

Ln(Y2)= 20,205+ 0,525 LnAps - 0,860 LnCu+ 0,683LnU +0,326Se

(SE) 3,604 0,154 0,270 0,288 0,107 (t) 5,606 3,412 (3,185) 2,373 3,040 (t) 5,606 3,412 (3,185) 2,373 3,040 (p) 0,000 0,001 0,002 0,019 0,003

R2= 0,261 Df=215 F= 18,662 (0,000)

Trong đó: SE là sai số chuẩn, t là giá trị thống kê t và p là xác xuất phân phối theo quy luật Student có mức ý nghĩa α=5% tương ứng của các hệ số hồi quy.

Lựa chọn biến:

Đối với mô hình hồi quy LnY1: do t của biến diện tích đất thu hoạch và biến giống trong mô hình hồi quy LnY1 đều nhỏ hơn tα/2(n-k) =t0,025(210) = 1,9713 vì thế ta loại bỏ biến S và biến Se, và chấp nhận 3 biến độc lập còn lại. Hai biến không có ý nghĩa thống kê có thể được giải thích là do hiệu quả sản xuất/ha chưa có sự chênh lệnh đáng kể giữa các loại quy mô đất trồng, và do giống không có nhiều chủng loại, mỗi địa phương chỉ tập trung trồng một loại giống.

Đối với mô hình hồi quy LnY2: do tất cả các t đều lớn hơn tα/2(n-k) =t0,025(211) = 2,257 nên các biến đều được chấp nhận.

Kiểm định đa cộng tuyến: bằng phần mềm SPSS chọn collinearity diagnostics xác định được độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các

biến độc lập LnAps, LnCu, LnU và LnSe với các giá trị của VIF nhỏ (Phụ lục 3.1) nên có thể kết luận không có hiện tượng cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Kết luận: mô hình hồi quy bội phù hợp với tổng thể và có thể sử dụng để làm cơ sở phân tích, các biến độc lập đã giải thích 83,1% và 26,1% sự thay đổi giá trị của biến phụ thuộc thu nhập ròng/ha và thu nhập lao động gia đình. Kết quả của các mô hình lựa chọn là:

Một phần của tài liệu Tác động của một số yếu tố chính đến thu thập thông tin của hộ sản xuất hồ tiêu (Trang 49 - 50)