Một số thành tựu trong nghiên cứu kỹ thuật thủy canh, khí can hở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRỌT CÂY CÀ CHUA F1 (Trang 32 - 34)

- Loài L Hirsutum Humb Et Bonpl Có một vài tính trạng có ý nghĩa

2.5.2 Một số thành tựu trong nghiên cứu kỹ thuật thủy canh, khí can hở

Việt Nam.

Ở Việt Nam giai đoạn trước 1995, phương pháp trồng cây trong dung dịch chủ yếu được sử dụng tại các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu để nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng của cây trồng. Từ năm 1995 với sự hợp tác và trợ giúp của công ty RD Hồng Kong và Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau Châu Á (AVRDC), phương pháp thủy canh tĩnh của AVRDC được du nhập vào Việt Nam với mục đích dùng để sản xuất rau an toàn. Các tác giả Lê Đình Lương, Nguyễn Quang Thạch (1995); Võ Kim Oanh (1996); Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996); Nguyễn Thị Lý Anh (1998); (Vũ Quang Sáng 2000); (Nguyễn Thị Hồng Lam, 1996)… đã nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật này. Các nghiên cứu bao gồm các nội dung: xác định đối tượng rau trồng thích hợp, xác định các loại dung dịch phù hợp, ảnh hưởng của mật độ thời vụ đến năng suất vào phẩm chất rau trồng. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều khẳng định có thể ứng dụng kỹ thuật này vào việc sản xuất rau an toàn ở Việt Nam cho năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng kỹ thuật này còn rất hẹp, chủ yếu dùng các hộ gia đình mang tính sản xuất nhỏ, không thể công nghiệp hóa. Khắc phục nhược điểm này, đề tài cấp Nhà nước KC.07-20 “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị phù hợp để sản xuất rau an toàn không dùng đất kiểu công nghiệp đạt năng suất chất lượng và hiệu quả cao” do PGS.TS.Hồ Hữu An (2005) làm chủ nhiệm đã xây dựng được mô hình sản xuất rau công nghiệp có ứng dụng kỹ thuật thủy canh. Tuy nhiên việc nhân rộng mô hình này trong sản xuất còn đang được xem xét về mặt hiệu quả kinh tế.

Đáng chú ý, các tác giả ở Trường ĐHNNI đã đề xuất và đi theo một hướng ứng dụng khác của kỹ thuật này đó là sử dụng kỹ thuật thủy canh như một kỹ thuật chủ yếu phục vụ ra cây nuôi cấy mô. Các công trình nghiên cứu

theo hướng này của Nguyễn Quang Thạch và cộng sự: Nguyễn Thị Nhẫn (1995); Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996); Lê Hoàng Anh (1996); Nguyễn Thị Lý Anh, Đỗ Quang Trung (1996); Đặng Thị Vân (1997); Triệu Thị Nghiệp (1998); Nguyễn Khắc Thái Sơn (2000;2002) đã nghiên cứu thành công việc ra cây nuôi cấy mô cho nhiều đối tượng cây trồng như dứa; chuối; khoai tây; mía; một số loại hoa và cho nhận xét kỹ thuật trồng cây trong dung dịch là một bước không thể thiếu của kỹ thuật sau nuôi cấy mô. Đặc biệt gần đây các tác giả Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường; Nguyễn Thị Lý Anh (2004) đã hoàn thiện kỹ thuật này và đưa vào quy trình sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bắt nguồn từ nuôi cấy mô được Bộ Nông nghiệp cho áp dụng rộng rãi. Hướng nghiên cứu này là sáng tạo và đúng đắn, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu hoàn thiện để có thể phát triển thành công nghệ sản xuất giống mang tính công nghiệp.

Những tồn tại của việc triển khai công nghệ nuôi cấy mô tại Viêt Nam.

Công nghệ nuôi cấy mô đã được đưa vào Việt Nam khoảng 30 năm. Nhiều quy trình nhân giống nuôi cấy mô cho rất nhiều loại cây trồng đã được nghiên cứu thành công, được công bố và kể cả công nhận là tiến bộ kỹ thuật (dứa, khoai tây, hoa lan, hoa đồng tiền, keo lai, bạch đàn…). Tuy nhiên, cho đến nay sự triển khai rộng rãi công nghệ này ngoài sản xuất còn khá hạn chế. Thành công có ảnh hưởng ngoài sản xuất là việc nhân giống các cây lâm nghiệp bằng công nghệ mô hom cho phép nhân một số lượng lớn cây trồng từ cây cấy mô tương đối lớn.

Do cây nuôi cấy mô được nhân ra trong điều kiện nhân tạo (ánh sáng, nhiệt độ, môi trường dinh dưỡng,…) nên tiêu hao về năng lượng và hóa chất là tương đối lớn chưa kể về trang thiết bị. Kết quả làm cho giá thành của cây sản xuất nuôi cấy mô cao khoảng trên 1000 đồng /cây, chưa tính lãi suất. Chính vì lẽ đó, việc phát triển nuôi cấy mô trong hoàn cảnh kinh tế cụ thể ở

Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn (ở nhiêu nước, giá cây hoặc các sản phẩm nuôi cấy mô (củ giống…) khoảng 1 USD). Việc nghiên cứu ra được một công nghệ nào đó để có thể giảm được giá thành của cây nhân ra bằng nuôi cấy mô như giải pháp nhân bồn mạ khoai tây đã được GS. Nguyễn Văn Uyển đề xuất vào những năm 1980-1985, giải pháp mô hom trong nhân giống cây lâm nghiệp, giải pháp nhân cây trong bồn thủy canh… sẽ là một bước đột phá để đưa công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào vào thực tiễn sản xuất.

Việc ứng dụng công nghệ khí canh trong nhân giống cây trồng đã được quan tâm đầu tư nghiên cứu. Đề tài cấp nhà nước KC.04.02/06-10 “Nghiên cứu làm chủ công nghệ và xây dựng mô hình công nghiệp sinh học sản xuất giống khoai tây, rau và hoa sạch bệnh” do GS.TS.Nguyễn Quang Thạch làm chủ nhiệm đã tiến hành được 3 năm và đã cho kết quả rất khả quan: Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Hương, Lại Đức Lưu “Bước đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí canh trong nhân giống cây khoai tây cấy mô” đạt hệ số nhân vượt trội (10- 13 lần/tháng, năng suất củ mini đạt 40- 60 củ/cây). Nguyễn Quang Thạch, Lại Đức Lưu, Đinh Thị Thu Lê, Đỗ Sinh Liêm, Nguyễn Văn Đức “ Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch đến khả năng nhân giống và sản xuất củ giống khoai tây bằng công nghệ khí canh trong vụ hè” đã thu được năng suất củ đạt 700- 900 củ/m2, các nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng để trồng trọt cải xanh trong vụ hè. Những nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật khí canh trong nhân giống và trồng trọt cây cà chua mới bắt đầu tiến hành nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRỌT CÂY CÀ CHUA F1 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w