- Loài L Hirsutum Humb Et Bonpl Có một vài tính trạng có ý nghĩa
2.5.1 Hiện trạng ứng dụng công nghệ cao trong ngành sản xuất rau ở
Nam hiện nay
2.5.1.1 Một số mô hình thử nghiệm đã được triển khai tại các thành phố lớn
Ở Việt Nam với tốc độ đô thị hóa nhanh đang thu hẹp dần đất nông nghiệp (Hà Nội mỗi năm mất khoảng 1.000 ha, thành phố Hồ Chí Minh ước tính đến năm 2010 giảm 24.420 ha so với năm 2000). Do vậy, nông nghiệp đô thị phải hướng tới một nền sản xuất tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao. Và do vậy, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là xu hướng tất yếu. Một số mô hình thử nghiệm đã được triển khai ở một số thành phố lớn
Tại Hà Nội: Khu nông nghiệp công nghệ cao bắt đầu hoạt động từ năm 2004. Vốn đầu tư 24 tỷ đồng, diện tích 7,5 ha với 5.500 m2 trồng dưa chuột, cà chua ớt ngọt, 2.000 m2 trồng hoa, các giống đều được nhập từ ISRAEL. Với các tiến bộ mới về giống, quy trình chăm bón, hệ thống dinh dưỡng tự động, ánh sáng và nhiệt độ được điều chỉnh, năng suất cây trồng đạt khá cao.
Tại Hải Phòng: Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao được thực hiện với tổng vốn đầu tư 22,5 tỷ đồng. Hiện nay, các khu nhà lưới nhà kính sản xuất rau và hoa đang hoạt động. Năng suất cà chua, dưa chuột 200- 250 tấn/ha.
Tại thành phố Hồ Chí Minh: khu nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng với quy mô 100 ha. Tại đây, sẽ có khu trồng rau bằng phương pháp thủy canh, trồng trên giá thể không đất.
Tại Lâm Đồng: từ đầu năm 2004 đã khởi động các chương trình trọng điểm trong đó có chương trình nông nghiệp công nghệ cao. Trong kế hoạch
phát triển năm 2004- 2010 Lâm Đồng dự kiến xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 15.000 ha. Các hoạt động chính ở các khu này là sản xuất rau, hoa, dâu tây và chè. Tổng số vốn đầu tư là 2.700 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ của nhà nước là 38 tỷ đồng.
Các thành phố và các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Sơn La, Bạc Liêu, Hưng Yên, Thái Bình, Đồng Nai, Tây Ninh đều đã có các dự án khu nông nghiệp công nghệ cao[36].
2.5.1.2 Một số nhận xét sơ bộ về các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.
Các khu nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng đều do các địa phương chủ trì xây dựng và giao cho các doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Việc tiếp nhận và đưa công nghệ cao vào sản xuất với vốn đầu tư ban đầu lớn (7 tỷ đồng/ha).
Đây là các khu nông nghiệp công nghệ cao thực sự, nhất là của Hà Nội và Hải Phòng vì ở đây có sử dụng công nghệ mới, hiện đại và năng suất đạt được cao như dự định. Tuy nhiên nếu so sánh cách làm công nghệ cao của Đà Lạt (trên diện tích 500 ha trồng trong nhà lưới) hiệu quả chưa chắc đã xác định là cao hơn.
Không xác định được mục tiêu, chỉ tập chung sản xuất là chính và nội dung hoạt động cũng như đối tượng sản xuất được xác định rõ. Tuy nhiên, do đây là hoạt động rất mới, hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Việc nhanh chóng làm chủ thiết bị, có phương án chủ động giống trong nước sẽ quyết định sự tồn tại và tính hiệu quả của mô hình
Rất nhiều địa phương triển khai dạng phong trào trong khi chưa xác định mục tiêu mô hình hoạt động, tổ chức mô hình quản lý, gắn sản xuất với thị trường của các khu này. Ở đây hầu như vắng bóng các cơ quan khoa học và thiếu các nghiên cứu để tăng tính thích ứng của công nghệ.